Dịch

Kinh Dịch.

Kinh Dịch không dính dáng gì tới Thần Quyền hay siêu Linh.

Khí Tiên thiên thuần dương giáng xuống phối với khí Tiên Thiên thuần âm thăng lên , tiếp theo một hào dương chuyển từ khí thuần dương sang khí thuần âm và một hào âm chuyển trong khí âm sang khí thuần dương từ đây là hồi của hậu thiên là hồi sinh vạn vật , định các cõi (không gian) , thứ tự sinh từng hội ( thời gian), đặc biệt khoảng cách giữa các cõi là khoảng trống không, khoảng không thời gian . Thăng và Giáng đều chung một bản chất của sự rung động nhưng chúng khác chiều nhau.

Nói cách khác khi khí thuần Càn (dương) giáng xuống, khí thuần Khôn ( âm) thăng lên, hai khí này giao nhau tạo ra (Chấn động, sấm đông vang Trời), làm cho hai khí thuần Dương, thuần Âm thay đổi .

Tiếp theo 1 hào dương ở giữa quẻ Càn chuyển đến thế chỗ 1 hào Âm ở giữa quẻ Khôn, hào âm này chuyển đến vị trí ở giữa quẻ Càn từ đây xuất hiện quẻ Ly và quẻ Khảm, sau đó thứ tự thành hình các quẻ Chấn , Tốn , Cấn và Đoài.

Đây là lúc vũ trụ thành hình vạn vật được sinh ra luân chuyển không ngừng nghỉ , trong sự điều khiển của hai quẻ Càn (Trời Dương) và Khôn (Đất Âm).

Kinh Dịch lấy luật tất biến mâu thuẫn trong Vũ Trụ để tìm hiểu và diễn giải sự việc theo lý số.

Lý của Kinh Dịch là: Dựa vào hiện tượng biến dịch của thiên nhiên để áp dụng cho thế sự.

Tầm ứng dụng của Kinh Dich phủ trùm hầu hết là các đặc tính chính yếu của Quốc sự, Nhân sự, Phàm sự trên qui mô khai mở : ĐỨC, TRÍ, DŨNG.

Trọng điểm của Kinh Dịch là Hiểu lẽ thời để biến hóa cho kịp thời đúng lúc.

Muốn hiểu thì phải biết Quán Thông đạo Trời Đất để thích ứng hầu tránh TÌNH TRẠNG VÔ TRẬT TỰ HỔN LOẠN.

Chấp bút Ân Sư Đồng Thiện Minh ,đệ tử Võ Văn Trung.

Kinh Dịch đã được kết tinh 64 thế kỶ và cũng được ví như : KINH LABILE .

Áp dụng Kinh Dịch cho y thuật: khi xem bệnh đặt bút ra một toa thuốc cho bệnh có thể nhờ thuốc qua cơn nguy kịch, hoặc ngược lại bệnh không qua khỏi, Y Gia phân vân, tốt nhất xin tổ Bốc dịch xủ một quẻ xem hào dụng thần( thuốc) có sinh hoặc vượng, đắc Nhật thần , Nguyệt thần vượng sinh trợ dụng thần thì Y Gia mạnh dạn đặt bút ra toa, còn ngược lại dụng thần ( thuốc) là suy , mộ, tuyệt, nhật phá, nguyệt xung thì khí số bệnh nhân đã hết rồi không nên tiếp tục nữa.

Quán Thông để thích ứng là vậy.

  • Những quẻ Lương Y không nên bốc thuốc :

1_ Quẻ Sơn Địa Bác.

2_ Quẻ Sơn Phong Cổ.

3_ Quẻ Thuần Khôn.

4_ Những Quẻ hào Tài động, hào Quỷ động , hào Tử Tôn suy , mộ , tuyệt , hoặc ngộ tuần , ngộ triệt biến thoái thần,

5_ Hào tử tôn ngộ tuần ngộ triệt hóa sinh hóa vượng ra hết tuần đãi dụng (khả dụng ).

6_ Quẻ Trạch Phong Đại quá.

7_ Bệnh lâu ngày ( mãn tính ) gặp quẻ lục xung. Y Gia đành bó tay.

8_ Hào Phụ phát động khắc hào tử tôn, hào tử tôn đang suy,mộ, tuyệt.

9_ Quẻ Thiên Địa Bỉ.

10_ Quẻ Hỏa Thủy vị tế.

11_ Hào Tử tôn hoá thoái thần, hoá mộ, hoá tuyệt, hoá tuần không, triệt không.

12_ Quẻ Sơn Lôi Di.

Tuy nhiên các quẻ trên có phần ngoại lệ, hào tử phát động, hào tử lâm nhật thần sinh thế ( bệnh nhân) thì khả dĩ cứu được.

Áp dụng Kinh Dịch cho toa thuốc , vị thuốc, chữa một bệnh nào đó, Lương Y phương nào?

Ngoại trừ những bệnh Tiên thiên bất túc ( lỗi của A.D.N ) , tất cả các bệnh đều có thuốc chữa, câu trả lời trong y văn, tuy nhiên vẫn có ngoại lệ dụng thuốc không khỏi, đổi Lương Y chữa bệnh cũng không khỏi .

Vậy ta áp dụng hỏi dịch từ thuốc đến Lương Y xem phương thuốc nào dụng được, xem Lương Y ở phương nào chữa được.

Nếu không được nữa thì xét thọ yểu

Comments Off on Kinh Dịch.