Tản mạn

Tiểu Cầu

Tiểu cầu (tiếng Anhplateletshay thrombocytes) là một loại tế bào máu có chức năng cầm máubằng cách làm máu vón cục và đông lại khi mạch máu bị thương[1]. Tiểu cầu không có nhân tế bào. Chúng thực chất là một mảnh tế bào vỡ ra từ các tế bào nhân khổng lồ sản sinh ra từ các megakaryocytes của tủy xương. Tiểu cầu có dạng hình đĩa hai mặt lồi (giống như thấu kính), đường kính lớn nhất khoảng 2–3 µm. Tiểu cầu chỉ có ở động vật có vú, trong khi các loài động vật khác (chimđộng vật lưỡng cư) tiểu cầu tuần hoàn như các tế bào đơn nhân.

Xem trên lát mỏng bằng kính hiển vi, tiểu cầu là những đốm màu tím sậm, đường kính bằng 20% hồng cầu. Những lát mỏng này được sử dụng để nghiên cứu tiểu cầu về kích thước, hình dạng, số lượng, và sự vón cục máu. Tỷ lệ tiểu cầu so với hồng cầu ở một người lớn khỏe mạnh là 1:10 đến 1:20.

Thông thường, đời sống của tiểu cầu kéo dài từ 5-7 ngày. Trong cơ thể, cơ quan đảm nhiệm vai trò tiêu hủy các tế bào tiểu cầu già là lách. Lách là nơi bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu cũng như các tế bào máu khác trong cơ thể. Những phát triển bất thường của lá lách như lách to có thể làm tăng quá trình bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu, gây giảm số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi. Do vậy trong nhiều trường hợp giảm tiểu cầu nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cắt lách nhằm giảm quá trình tiêu hủy tiểu cầu.

Giảm tiểu cầu nguy hiểm như thế nào?

VTV.vn – Tiểu cầu là thành phần của máu giúp tạo thành cục máu đông hay nói cách khác tiểu cầu giúp cơ thể cầm máu. Vậy giảm tiểu cầu nguy hiểm như thế nào?

Xuất huyết trong

Não và đường tiêu hóa là 2 cơ quan dễ bị xuất huyết nhất khi bị giảm tiểu cầu. Xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa thường không biểu hiện ra bên ngoài nên thường phát hiện muộn. Ban đầu xuất huyết tiêu hóa có biểu hiện rất bình thường như: sốt, ít ho, không sổ mũi, không nổi ban. Sau 1 hoặc 2 ngày, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu, nhưng không nhiều và bắt đầu xuất hiện những chấm xuất huyết trên da, người xanh xao.

Bên cạnh đó, xuất huyết não cũng rất khó nhận biết, vì biểu hiện ban đầu thường không rõ ràng, nhưng rất dễ tử vong. Ban đầu, người bệnh thường sốt, nhức đầu, ngay sau đó bị tê liệt tay, không thể cử động. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị hôn mê, rồi tử vong.

Để chẩn đoán xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa chính xác, người bệnh cần làm các xét nghiệm như: chụp CT, chụp MRI; xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi dạ dày để xác định xuất huyết tiêu hóa.

Giảm tiểu cầu nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 1.

Não và đường tiêu hóa là 2 cơ quan dễ bị xuất huyết nhất khi bị giảm tiểu cầu.

Xuất huyết dưới da

Khi bị giảm tiểu cầu, người bệnh có thể bị xuất huyết dưới da, thường có biểu hiện như nổi chấm màu hồng, hoặc đỏ dưới da. Những chấm đỏ này sẽ không bị mất đi dưới tác dụng của áp lực khi bạn ấn lên vùng da này. Hơn nữa, khi bị giảm tiểu cầu người bệnh còn có các triệu chứng như giác mạc bị đỏ, chảy máu tự phát ở nướu răng hoặc mũi. Điều trị xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu tự phát còn phụ thuộc vào các triệu chứng và số lượng tiểu cầu. Nếu không có dấu hiệu chảy máu và số lượng tiểu cầu không quá thấp thì không cần điều trị. Tuy nhiên nếu chảy máu nhiều và số lượng tiểu cầu thấp thì người bệnh cần được điều trị bằng thuốc, truyền tiểu cầu hoặc phẫu thuật.

Thời gian chảy máu kéo dài

Giảm tiểu cầu nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 2.

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu nhưng khi tiểu cầu giảm việc cầm máu sẽ trở nên khó khăn hơn

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu. BSCKII Nguyễn Ngọc Lân – BV Thu Cúc cho biết: “Khi gặp chấn thương, tiểu cầu sẽ tập trung thành từng đám và dính chặt vào thành mạch nơi có tổn thương, giải phóng yếu tố làm đông máu, giúp cơ thể cầm máu khi có vết thương và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Khi số lượng tiểu cầu bị giảm quá mức thì quá trình đông máu không được thực hiện, gây ra hiện tượng chảy máu kéo dài. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh giảm tiểu cầu có tử vong do mất quá nhiều máu”.

Vậy mà có những chuyện không thể mổ nếu tiểu cầu thiếu, ấy vậy họ cứ mổ đưa tới bệnh nhân tử vong. Hệ thống y tế tại Orange County có vấn đề!

Hội chứng chèn ép tim

Tiểu cầu thấp xảy ra do dùng thuốc chống đông máu heparin có thể dẫn đến hội chứng chèn ép tim. Heparin giúp làm giảm cục máu đông tuy nhiên cũng gây tích tụ chất lỏng và máu trong lớp lót bao quanh trái tim. Khi chất lỏng và máu tích tụ trong tim quá nhiều sẽ gây áp lực lên trái tim và dẫn đến hội chứng chèn ép tim. Các triệu chứng thường gặp khi bị hội chứng chèn ép tim là đau ngực, khó thở, lo lắng.

Nguyên nhân suy giảm Tiểu Cầu.

nhieu-nguyen-nhan-gay-giam-tieu-cau-1

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng giảm tiểu cầu. Đối với chứng bệnh giảm tiểu cầu do miễn dịch thì đây là một trong những nguyên nhân gây giảm tiểu cầu hay gặp nhất và thường không có triệu chứng nào khác. Bệnh này còn có một tên gọi khác trước đây là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Dù không biết nguyên do gây giảm tiểu cầu do miễn dịch nhưng người ta ghi nhận sự hoạt động không đúng của hệ miễn dịch (hệ thống phòng thủ bệnh tật chính của cơ thể). Kháng thể được tạo ra để tấn công các yếu tố ngoại lai thì nay nó tấn công phá hủy tiểu cầu của cơ thể. Có một số lý do khác khiến cho tiểu cầu bị giảm: nhiễm trùng như nhiễm virút (thủy đậu, parvo, viêm gan C, Epstein-Barr, HIV), nhiễm khuẩn máu nặng, nhiễm Helicobacter pylori (đường tiêu hóa).

Thuốc: do tác dụng phụ của thuốc (thuốc tim mạch, thuốc chống động kinh, kháng sinh), thuốc kháng đông máu heparin, hóa trị liệu; do điều trị: phẫu thuật bắc cầu tim, xạ trị trong điều trị các bệnh tủy xương; các tình trạng bệnh lý: ung thư máu (ung thư bạch cầu hoặc ung thư hạch lympho), các bệnh lý ảnh hưởng tủy xương (ngộ độc rượu), thiếu vitamin B12hoặc vitamin B9, phụ nữ có thai (khoảng 5% phụ nữ khỏe mạnh mang thai thì bị giảm tiểu cầu nhưng sau sinh thì bình thường và không có triệu chứng gì), chứng lách to, cơ thể dùng quá nhiều tiểu cầu nên không đủ (trong các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống), bệnh lý hiếm khác như hội chứng tán huyết do urê hoặc ban xuất huyết rãi rác. Nói chung việc xác định chính xác nguyên nhân nào gây giảm tiểu cầu là không dễ dàng, phải được xem xét bởi chuyên gia huyết học cùng với các xét nghiệm chuyên biệt.

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/04/27/650giam-tieu-cau.jpgn

Comments Off on Tiểu Cầu