Dưỡng sinh

Chức Năng Tạng Phủ.

Thận khoẻ thì nhiều thứ bền, nhưng bác sĩ cảnh báo có dấu hiệu sau “khéo suy thận rồi đó”

Thận khoẻ thì nhiều thứ bền, nhưng bác sĩ cảnh báo có dấu hiệu sau "khéo suy thận rồi đấy"

Thận suy thì đau nhức trong xương tuỷ, còi xương chậm lớn, răng lợi hỏng

Tuy Đông y và Tây y có rạch ròi Thận Tây – Thận Đông khác nhau, nhưng cũng có nhiều điểm giống nhau lắm!

Thận khỏe thì nhiều thứ bền

Trươc hết, nói đến thận trong Đông y, hay Tạng thận, một trong Ngũ tạng.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Thận là gốc của Tiên thiên, gốc của sự sống. Thận có sinh thành, phát sinh, phát triển, thận quyết định nguyên gốc phát triển, quyết định sự phát dục của cơ thể người. Những rối loạn của tạng thận có tính di truyền, liên quan đến những bệnh bẩm sinh.

Những chức năng chính của thận liên quan đến các dấu hiệu bệnh lý, dễ nhận thấy nhất gồm:

Thận chủ Thuỷ

Nguồn gốc sinh mệnh. Tân dịch trong cơ thể do Thận sinh hoá, nuôi dưỡng xương khớp.

Thận giữ chức năng bế tàng

Nôm na, thận là những cái kho chứa. Không nạp được khí, không giữ được khí sinh khó thở, mệt mỏi. Không giữ được thủy thì tiểu nhiều. Không giữ được hãn, không liễm hãn thì mồ hôi chảy như suối, vã mồ hôi lạnh.

Thận tàng Tinh

Tinh hoa của thức ăn, của trời đất cơ thể hấp thụ được, tinh hoa của các tạng, phủ cũng được giữ ở thận. Các triệu chứng hay gặp khi thận yếu là: cơ thể gầy, sút cân, vô lực. Đàn ông hay gặp di mộng tinh, liệt dương. Ở đàn bà thì rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm, vô sinh.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Thận chủ kỹ xảo, tác cường chi quan

Nôm na, khả năng khéo léo, mạnh mẽ của con người nhờ thận làm chủ. Thận yếu dẫn tới khả năng điều hòa động tác, thực hiện các động tác khéo léo, tinh vi giảm sút, hạn chế.

Thận chủ Cốt tuỷ

Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy trong xương, nuôi dưỡng, bồi bổ cho xương. Thận khỏe thì răng chắc, xương cứng, tủy dồi dào, tinh mãnh liệt. Nên dân gian hay bảo, răng chắc thì thằng giặc mới bền.

Thận suy thì đau nhức trong xương tuỷ, còi xương chậm nhớn, răng lợi hỏng tiệt… Đàn ông thì sợ gái mà liền bà thì lung lay, lạnh nhạt.

Thận khai khiếu ra tai, sự sung mãn biểu hiện ở tóc.

Cho nên, thận suy thì tai ù, điếc, nghễnh ngãng, tai kém hay hử hả…Tóc bạc, khô, dễ rụng.

Thận chủ Tiền âm, Hậu âm

Tức là chủ hai khiếu chủ trì tiêu và tiểu, tình. Thận suy có thể làm đái, ỉa không tự chủ. Hay dẫn tới xuất tinh sớm hoặc di mộng tinh.

Thận tàng Chí

Thận giữ và làm chủ ý chí. Thận yếu sinh ý chí kém, tinh thần bạc nhược, rối loạn tình cảm, hay sợ hãi.

Ngược lại, sợ hãi quá mức, khủng hoảng quá mức, bạc nhược quá mức cũng hại đến thận, gây bệnh cho thận.

Tạng thận liên quan đến các Tạng khác trong cơ thể, có tính hai chiều.

Ví như, Can tàng Huyết, Thận sinh Tinh, sinh Tủy để sinh Huyết, Thận yếu thì gan suy, gan suy thì Thận yếu là chắc chắn. Cái này nói lên quan hệ giữa Gan, Thận tương sinh trong Đông y, nhưng trong Tây y cũng vậy, hội chứng gan thận hay gặp, làm nặng nề thêm tình trạng của bệnh nhân nhiều lắm.

Phế chủ về Khí, Thận giữ Khí, Thận yếu thì Khí có nạp nhiều cũng yếu, và Thận có khỏe thì Phế chủ về Khí mới vượng. Phế Thận tương sinh.

Điểm qua như vậy, để tự mỗi người cũng có thể đoán được tại sao dạo này tự thấy hay mệt mỏi, tinh thần bấn loạn, sợ gió sợ nắng, hay cáu gắt, đau nhức trong xương. Hay vã mồ hôi, răng cỏ lung lay, tình yêu thì như bún…

Khéo, thận suy rồi đấy.

Thận trong tây y: Nhà máy xử lý nước

Đấy là những triệu chứng cơ bản nhất của thận trong Đông y. Bài này cũng muốn rõ hơn về thận tổng thể. Gồm cả thận trong Tây y nữa.

Thận, tiếng Tây gọi là Kidney, có hai quả hình hạt đậu nằm hai bên cột sống, ngoài phúc mạc. Đi vào quả thận có động mạch thận, đi ra có tĩnh mạch thận và niệu quản. Trên đỉnh có tuyến Thượng thận nằm như một cái mũ của thận, nhưng tuyến Thượng thận là một cơ quan riêng biệt với thận.

Trước thận là tĩnh mạch chủ bụng, tá tràng, mặt trong đại tràng , trong thận là các bó mạch chủ, động mạch chủ bụng, khối cơ lưng. Sau thận là khối cơ lưng, một phần xương sườn 12, liên quan đến cuối của góc sườn hoành phổi. Thận nằm trong hố thận.

Thận nhận máu từ động mạch chủ, qua động mạch thận, lọc máu cho sạch, thải chất độc, chất thải ra nước tiểu, trả máu sạch về tĩnh mạch thận để chảy vào tĩnh mạch chủ bụng. Khác gan, sau khi lọc máu chủ yếu về tĩnh mạch trên gan.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Nếu gan là nhà máy hóa chất lọc, thải trừ, tổng hợp, chế tạo vi chất cho cơ thể thì thận chính là nhà máy xử lý nước của cơ thể. Ở thận, máu được lọc, loại trừ chất thải, chất độc, được làm sạch, được hấp thu Natri, các điện giải cần thiết và bổ sung một số yếu tố quan trọng trước khi đổ lại vào hệ tuần hoàn.

Người ta thường tính, mỗi phút có một lít (1.000 ml ) máu qua thận, và thận lọc, tạo ra nước tiểu đầu, cô đặc và thải ra ngoài khoảng 1 ml nước tiểu. Ngày có 1440 phút, vậy mỗi ngày, người ta có khoảng 1500 ml nước tiểu. Nhiều hơn 2 lít là đa niệu, từ dưới 600 gọi là thiểu niệu, dưới 300 ml/1 ngày gọi là vô niệu.

Nước tiểu chảy qua niệu quản xuống tích ở bàng quang, và theo niệu đạo thải ra ngoài. Vậy, thận có các chức năng lọc và thải chất độc ra ngoài, cô đặc nước tiểu đầu thành nước tiểu thực sự.

Quan trọng không kém, thận còn là một cơ quan nội tiết, tiết Renin, chất chủ trì cho việc chuyển hóa một loại protein trong máu là angiotensinogen biến đổi thành angiotensin I. Angiotensin I đến phổi, do tác dụng của men chuyển (converting enzyme), biến đổi thành angiotensin II.Angiotensin II có vai trò trong điều hòa huyết áp.

Thận tiết Erythropoietin, là tinh chất có quyết định đến việc sinh tạo hồng cầu, thận suy, gây thiếu máu, gây tăng huyết áp là do cơ chế này.

Thận tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin D, là một yếu tố quan trọng đến việc hình thành, phát triển và duy trì cuộc sống của xương trong cơ thể.

Thận suy, xương răng kém là vì vậy. Thận cũng sản xuất ra Urokinase huỷ fibrin làm tan cục máu đông.

Tóm lại, thận tham gia vào các công việc sau:

Cô đặc, sinh nước tiểu.

Điều hòa điện giải máu, duy trì cân bằng nước cơ thể,

Tham gia quá trình sản sinh hồng cầu, tham gia quá trình đông – tan máu.

Duy trì sức sống của xương.

Điều hòa huyết áp.

Vì vậy, khi suy thận có các dấu hiệu đầu tiên dễ thấy là:

Rối loạn nước tiểu: Đái ít, thiểu, vô niệu hay đa niệu.

Thiếu máu, rối loạn đông máu.

Phù thũng.

Tăng huyết áp.

Răng, xương yếu.

Chúng ta thấy có những triệu chứng Đông y và Tây y gần như trùng hợp nhau, thật kỳ lạ. Nhưng Tây y định lượng và chi tiết hóa, còn Đông y định tính nhiều hơn. Là người làm nghề y, kết hợp đông tây y trong chẩn đoán bệnh lý của thận rất hay, đầy đủ và không bỏ sót.Làm sạch hết độc tố trong phổi, thận, tim… bằng liệu pháp tự điều chỉnh bản thân

Theo Bác sĩ Phạm Ngọc Thắng

BSNT. HOÀNG THANH HUYỀN
1. Đại cương
2. Nguyên nhân và Sinh lý bệnh
3. Triệu chứng
4. Chẩn đoán
5. Điều trị
Lớp cầu:
Mineralocorticoid
Lớp bó:
Glucocorticoid
Lớp lưới: hormon
sinh dục
Tủy thượng thận:
catecholamin
Vỏ
thượng
thận
HORMON vỏ thượng thận
Đặc điểm chung:
 Bản chất: Steroid
 Tổng hợp: tiền chất cholesterol, acetyl CoA
 Trong máu: vận c...
Cholesterol
Pregnenolone
Progesterone 17-OH-Pregnenolone
17-OH-Progesterone
Cortisol AndrogenAldosterone
ALDOSTERON – tính sinh m ngạ
Tăng tái h p thu Na+ và bài xu t K+ ng l n xa vàấ ấ ở ố ượ
ng góp:ố
Tăng th tích d ch ngo i...
CORTISOL – chuy n hóaể
Chuy n hóa glucid: tăng đ ng huy t (G)ể ườ ế
Tăng E chuy n hóa aaể  G ganở
Tăng huy đ ng aa t m...
CORTISOL:
Ch ng stress – tính sinh m ngố ạ : feedback (+), do tăng năng
l ng, tăng d ch ngo i bàoượ ị ạ
Ch ng viêmố : gi...
ANDROGEN: hormon sinh d cụ
Nam gi i:ớ
tr nam: tăng kích th c d ng v t, phát tri n đ cẻ ướ ươ ậ ể ặ
tính sinh d c th phát...
 Tác d ng và phá h y t i mô đích c a cortisol sau 1-2hụ ủ ạ ủ
và aldosteron sau 30p
 Aldosteron: 6 ng/dl. Bài ti t 150 –...
 ĐN: gi m glucocorticoid +/- mineralcorticoid do:ả
 Nguyên phát: suy v th ng th n (b nh Addison)ỏ ượ ậ ệ
 Th phát: gi m...
 T mi n (80%)ự ễ
 Lao th ng th n (20%)ượ ậ
 Phá h y tuy n th ng th n:ủ ế ượ ậ
- C t b tuy n th ng th n 2 bênắ ỏ ế ượ ậ
...
 Dùng corticoid ngo i sinh kéo dàiạ
 U tuy n yên ho c vùng d i đ iế ặ ướ ồ
 Nhi m khu n, thâm nhi m: lao, di căn, ung t...
 Stress trên suy tuy n yên m nế ạ
 Ch y máu, ho i t th ng th n c pả ạ ử ượ ậ ấ
 Ho i t tuy n yên c pạ ử ế ấ
 Suy th ng...
 90% STT m n di n bi n t t và không có bi u hi n lâmạ ễ ế ừ ừ ể ệ
sàng. 25% BN STT c p trên n n STT m n không đ c ch nấ ề...
 Mệt mỏi:
 Thể xác, tinh thần, sinh dục.
 Ngay từ khi ngủ dậy, tăng dần về chiều, tăng khi gắng sức
 Chậm chạp, vô cảm...
 S t, tr y m ch: m ch y u, h HA, t t HA t th , HA k tố ụ ạ ạ ế ạ ụ ư ế ẹ
 H đ ng huy t:ạ ườ ế
 Th n kinh: b n ch n, lãn...
 Xét nghi m thông th ngệ ườ
 ĐTĐ: đi n th th p, hình nh do r i lo n natriệ ế ấ ả ố ạ
 XQ ng c: tim nh hình gi t n cự ỏ ...
 Đ nh l ng hormonị ượ
 Cortisol huy t t ng (8h sáng): < 80-540 nmol/lế ươ
 17 OH corticosteroid ni u th p < 3 mg/24hệ ấ...
 Nghiệm pháp động
 Test synacthene (cosyntropin) nhanh: định lượng cortisol
8h  synacthene immediate 0,15mg IV hoặc IM ...
 Nghiệm pháp động
 Nghiệm pháp Robinson (gây đái nhiều): bn uống 15 ml
nước/kg lúc 7-8h sáng  lấy nước tiểu 9h, 11h, 12...
 Mệt do nguyên nhân tâm thần
 Da đen, xạm da: hemochromatose, dân tộc, tăng
nhạy cảm tia cực tím sau dùng thuốc, bệnh Cr...
STT tiên phát STT thứ phát
Lâm sàng • TC của thiếu cả 3 hormon
• Sạm da, sạm niêm mạc
• Không có suy tuyến yên:
sinh dục, ...
 STT tiên phát:
 Lao tuyến thượng thận: 1-2 năm sau, vôi hóa tuyến thượng thận,
không có kháng thể kháng tuyến thượng th...
 STT thứ phát
 Tiến triển từ từ:
• Adenome tuyến yên, u sọ hầu, di căn ung thư tới tuyến
yên
• Điều trị: tia xạ tuyến yê...
 Glucocorticoid:
 Hydrocortison:
• Thể trung bình: 20 -30 mg/kg/ngày chia 2-3 lần
(sáng 2/3, chiều 1/3) (uống hoặc tiêm)...
 hormon thay thế khi phẫu thuật
 trước mổ: Hydrocortison 100 mg IM
 Tại phòng mổ: hydrocorison 50 mg IV/6h
 Sau mổ: hy...
chế độ ăn, sinh hoạt
Ăn đủ đường muối
Tăng liều hydrocotisol khi cần
Tránh các yếu tố mất bù
 Bảo đảm dấu hiệu sống
 Bù nước điện giải: 2-3 l NaCl 0,9% hoặc Glu 5%
pha thêm NaCl nếu đường huyết thấp duy trì CVP
 Hormon thay thế
 Hidrocortison: 100 mg IV/6h  ổn định: 50 mg
IV/6h * 4-5 ngày. Có thể kết hợp flurohydrocortion
(không...
 Theo dõi:
 Dấu hiệu sinh tồn
 Cận lâm sàng: điện giải, đường huyết,…
 STT xảy ra khi thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối
glucocorticoid +/- mineralcorticoid
 Triệu chứng chính: rối loạn nước...
 1. W. Arlt và B. Allolio (2003). Adrenal insufficiency. The Lancet, 361 (9372), 1881-1893.
 1. K. L. Becker (2001). Pri...
Suy thượng thận
Suy thượng thận

Corticoid là nhóm thuốc được sử dụng điều trị trong các bệnh lý liên quan đến viêm dị ứng và miễn dịch. Trong quá trình sử dụng thuốc…

Corticoid là nhóm thuốc được sử dụng điều trị trong các bệnh lý liên quan đến viêm dị ứng và miễn dịch. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu dừng thuốc đột ngột là một trong những nguyên nhân chính gây ra hội chứng suy tuyến thượng thận cấp. Tại Việt Nam, nguyên nhân này khá phổ biến và gặp nhiều ở các bệnh nhân nữ lớn tuổi, do bị viêm khớp đã tự mua và sử dụng thuốc chứa corticoid không đúng cách.

Tại sao lại suy tuyến thượng thận?

Thượng thận là tuyến nội tiết nhỏ nằm ngay phía trên 2 thận. Mỗi tuyến bao gồm 2 phần, phần tủy (bên trong) tiết ra các hormon  catecholamin có tác dụng duy trì mức huyết áp và nhịp tim, phần vỏ (bên ngoài) tiết ra các hormon corticosteroid. Những hormon này có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. Suy tuyến thượng thận là tình trạng tuyến thượng thận sản xuất quá ít cortison, dẫn đến rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, thậm chí gây tử vong.

Một trong những nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận cấp là do dùng thuốc glucocorticoid trị bệnh không đúng cách. Khi uống quá nhiều glucocorticoid sẽ ức chế các hoạt động của tuyến thượng thận và khi ngừng uống thuốc này thì tuyến thượng thận mất khả năng phục hồi về hoạt động bình thường. Đặc biệt, nếu khi đó mà bệnh nhân đồng thời gặp phải stress mạnh về tinh thần hoặc thể xác (chấn thương, phẫu thuật…) thì sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng.

suy-tuyen-thuong-than-do-tu-y-dung-corticoid-1

Biểu hiện của suy tuyến thượng thận do glucocorticoid: Khi đang dùng glucocorticoid liều cao, kéo dài và ngừng thuốc hoặc giảm liều đột ngột bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi khó chịu, chán ăn, đau cơ, nhức đầu, bong vảy da, thậm chí có sốt. Nếu bệnh nhân bị tổn thương tuyến thượng thận cấp với các triệu chứng nặng, xuất hiện đột ngột: đau bụng, đau lưng, đau chân; nôn và tiêu chảy nhiều gây mất nước nặng; hạ huyết áp, có khi không đo được; lơ mơ, có thể hôn mê. Lúc này, cần phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.

Vị trí của tuyến thượng thận.

Biện pháp tránh suy tuyến thượng thận do corticoid

Do corticoid là một loại thuốc được dùng trong rất nhiều bệnh, nên những bệnh nhân buộc phải dùng nhóm thuốc này khi muốn ngừng thuốc và tránh được các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc, trong đó có suy tuyến thượng thận thì phải có phương pháp ngừng thuốc an toàn. Các bác sĩ hiện nay vẫn đang áp dụng biện pháp ngưng thuốc từ từ, kết hợp với việc theo dõi cortisol huyết tương trong quá trình ngừng thuốc để việc “cai” corticoid đạt hiệu quả. Kế hoạch ngừng thuốc phải đạt hai mục tiêu: Một là, tránh tác dụng phụ của dùng glucocorticoid kéo dài. Hai là, tránh xuất hiện suy thượng thận chức năng.

Cụ thể, có các biện pháp cai thuốc như sau: Phương pháp thứ nhất là giảm liều thuốc từ từ, sau đó tiến tới dùng cách nhật rồi có thể ngừng thuốc. Trước khi ngừng thuốc, nên kiểm tra cortisol huyết tương 8 giờ để đánh giá chức năng thượng thận. Phương pháp thứ hai cũng giảm thuốc từ từ, từ liều cao dược lý tới liều sinh lý. Sau khi đã giảm tới liều sinh lý thì có một số cách tiếp theo có thể áp dụng: Chuyển sang dùng hydrocortisone (corticoid nhẹ) có tác dụng ngắn cho phép trục hạ đồi – yên – thượng thận phục hồi. Hoặc chuyển sang dùng cách nhật glucocorticoid có tác dụng trung bình: prednisolon dùng buổi sáng cách nhau 48 giờ. Khi tới giai đoạn liều sinh lý, đo cortisol huyết tương 8 giờ sáng để đánh giá suy thượng thận. Nếu đo cortisol trong huyết tương chưa đạt thì vẫn phải tiếp tục dùng glucocorticoid liều sinh lý. Nếu cortisol huyết tương đã ở mức tiêu chuẩn, tức là trục hạ đồi – yên – thượng thận đã phục hồi, vì vậy có thể ngừng thuốc… Tuy nhiên, trong một năm sau khi ngừng thuốc, bệnh nhân phải được kiểm tra và bù thêm glucocorticoid khi bị bệnh hay chấn thương.

Để đề phòng các cơn suy thượng thận cấp cũng như các hậu quả xấu của biến chứng này thì ngoài việc phải uống thuốc corticoid theo đơn, bệnh nhân suy thượng thận nên: Luôn giữ liên hệ với thầy thuốc bằng cách đi khám đều đặn để uống thuốc đủ liều hoặc được tư vấn thay đổi tăng hoặc giảm liều uống cho phù hợp.Ngoài suy tuyến thượng thận cấp thì corticoid có những tác dụng phụ khác khá nguy hiểm (như hội chứng Cushing, loãng xương…), do đó bệnh nhân mắc bệnh khớp nếu chưa có chỉ định điều trị corticoid thì không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Nếu phải dùng corticoid để điều trị bệnh thì cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong liệu trình sử dụng thuốc, tránh lạm dụng thuốc.

Tuyến tiền liệt

Bách khoa toàn thư mở WikipediaBuớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

Tuyến tiền liệt
Male Anatomy
Tuyến tiền liệt với seminal vesicles và seminal ducts, nhìn từ mặt trước và phía trên.
Chi tiết
Tiền thânEndodermic evaginations of the urethra
Động mạchĐộng mạch nội bộ âm hộ, động mạch bàng quan, và động mạch trực tràng giữa
Tĩnh mạchĐám rối tĩnh mạch tuyến tiền liệt, đám rối thần kinh âm hộ, đám rối thần kinh bàng quang, tĩnh mạch chậu trong
Dây thần kinhĐám rối thần kinh hạ vị
Bạch huyếtHạch bạch huyết chậu bên ngoài, hạch chậu trong
Định danh
Latinhprostata
MeSHD011467
TAA09.3.08.001
FMA9600
Thuật ngữ giải phẫu[sửa trên Wikidata]

Tuyến tiền liệt (tiền liệt tuyến hay nhiếp hộ tuyến) là một tuyến tiết sinh dục giống đực, nằm dưới đáy bàng quang và sau niệu đạo của động vật có vú.[1][2] Có chức năng chính là tiết ra một chất dịch được hoà với tinh dịch,[3] giúp bảo vệ tinh dịch chống lại các tác nhân gây bệnh giúp cho tinh trùng hoạt động thuận lợi và tạo điều kiện cho sự thụ thai dễ dàng.

Chất dịch của tuyến tiền liệt được dương vật tiết ra ngay khi mới xuất tinh, cùng với đa số tinh trùng. So sánh với nửa sau của quá trình xuất tinh gồm ít tinh trùng hơn và nhiều tinh dịch, các tinh trùng được xuất ra kèm với chất dịch của tuyến tiền liệt có khả năng di chuyển tốt hơn, sống lâu hơn và có khả năng giữ gene di truyền tốt hơn.

Tuyến tiền liệt cũng có một số cơ trơn giúp đẩy tinh dịch ra ngoài trong quá trình xuất tinh.

Mục lục

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Micrograph of benign prostatic glands with corpora amylaceaH&E stain.

Urinary bladder (black butterfly-like shape) and hyperplastic prostate (BPH) visualized by Medical ultrasonography technique

Phôi thai[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến tiền liệt được hình thành trong khoảng 7 tuần lễ đầu của thời kỳ bào thai, ban đầu cơ quan hóa sinh dục dục của hai giới nam nữ có bề ngoài giống nhau, sau đó mới biệt hóa và phát triển hình thái đặc thù, cho từng giới cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì vậy tuyến tiền liệt ở nam giới chính là vết tích của tử cung còn sót lại, thường không được biết đến trừ phi nó to ra khi đã có tuổi.

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến tiền liệt nằm trên hoành chậu hông, dưới bàng quang, sau xương mu, giữa hai cơ nâng hậu môn và trước trực tràng, nó bọc quanh niệu đạo sau.

Kích thước[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến tiền liệt phát triển trong suốt cuộc đời của giới nam. Khi mới sinh tuyến tiền liệt nhỏ bằng hạt đậu. Khi trưởng thành, tuyến này có kích cỡ ổn định, rộng khoảng 4 cm, cao khoảng 3 cm và dày khoảng 2,5 cm. Khi qua tuổi 50 tuyến này bắt đầu lớn dần lên, gọi là phì đại tuyến tiền liệt ở dạng lành tính, không phải là ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên nó có thể gây chèn ép niệu đạo, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển nước tiểu, gây ra một số vấn đề về tiểu tiện như tiểu khótiểu lắt nhắt, tiểu nhiều…

Khối lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Trọng lượng tuyến tiền liệt khoảng từ 15-25g, trung bình là 18g.

Hình thể ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến tiền liệt có hình nón hoặc hình trứng, mà đáy ở trên rộngđỉnh ở dưới hẹp. Ở người trưởng thành nó có hình dạng như một quả óc chó. Có 4 mặt là mặt trước, mặt sau và hai mặt dưới bên. Là nơi đi qua của niệu đạo tiền liệt tuyến.

Phân thùy[sửa | sửa mã nguồn]

Chia làm 3 thùy:

  • Thùy phải
  • Thùy trái ngăn cách với thùy phải bởi một rãnh ở mặt sau.
  • Thùy giữa hay eo tiền liệt tuyến nằm giữa niệu đạo và ống phóng tinh.

Phân vùng giải phẫu[sửa | sửa mã nguồn]

Về phương diện giải phẫu học ứng dụng, để tránh nhầm lẫn, McNeal phân chia tiền liệt tuyến thành 4 vùng:

  • Vùng ngoại vi
  • Vùng trung tâm
  • Vùng chuyển tiếp
  • Vùng đệm.

Niệu đạo là mốc dùng để phân chia. Phía sau niệu đạo là vùng trung tâm, phía trước là vùng đệm.

Liên quan của Tiền liệt tuyến[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phía sau bên có thần kinh cương (thần kinh hang dương vật) chạy từ tiền liệt tuyến trong phần mạc thành chậu (mạc bên của tiền liệt tuyến). Để bảo tồn các thần kinh này, lớp mạc này cần được bên tiền liệt tuyến và trước bó mạch thần kinh
  • Đỉnh của tiền liệt tuyến liên tục với cơ vòng niệu đạo.

Phương tiện cố định tiền liệt tuyến[sửa | sửa mã nguồn]

Hình thể bên trong[sửa | sửa mã nguồn]

  • Niệu đạo và trục TLT bắt chéo ở phía dưới gần đỉnh tuyến nên hầu hết niệu đạo ở trước trục tuyến, nhưng có khi có 1 phần nhỏ của tuyến trước niệu đạo.
  • Mào niệu đạo : ở ngay giữa niệu đạo TLT có 1 chỗ nổi gờ lên, có khi liên tiếp với lưỡi BQ ở trên và đi xuống đến tận niệu đạo màng bên dưới.
  • Lồi tinh : ở chỗ giữa 1/3 giữa và 1/3 dưới của đoạn NĐ TLT, mào niệu đạo nở rộng thành 1 lồi hình bầu dục. Ở giữa lồi tinh có lỗ của túi bầu dục TLT và 2 bên có 2 lỗ của ống phóng tinh. Túi bầu dục của TLT là dấu vết còn lại của phần cuối ộng cận trung thận, tương ứng với tử cung và âm đạo ở nữ.
  • Hai bên lồi tinh là 2 rãnh, ở đáy rãnh có nhiều lỗ nhỏ của các ống tuyến đổ vào.
  • Xoang TLT : là nơi lõm xuống nằm trên mặt trái và phải của mào niệu đạo, nơi đổ vào của các ống tuyến TLT và niệu đạo.

Cấu tạo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tiền liệt tuyến gồm khoảng 70% mô tuyến và 30% lớp đệm mô sợi cơ. Lớp đệm liên tục với vỏ và bao gồm các sợi collagen và nhiều sợi cơ trơn. Nó bao quanh và có các tuyến của tiền liệt tuyến và co bóp trong lúc phóng tinh đổ chất tiết tiền liệt tuyến vào niệu đạo
  • Tiền liệt tuyến được bao bọc bởi một vỏ gồm: collagen, elastin, và nhiều sợi cơ trơn. Vỏ ở mặt trước và bên dày trung bình 0,5 mm.
  • Các tuyến tiền liệt bình thường có thể thấy ở cơ vòng vân mà không có lớp mô đệm hay “lớp vỏ”. Ở đáy tiền liệt tuyến, các sợi dọc detrusor hoà lẫn và bện với lớp mô sợi cơ của lớp vỏ.

Mạch máu và thần kinh[sửa | sửa mã nguồn]

Động mạch[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền liệt tuyến được cung cấp máu bởi động mạch bàng quang dưới và động mạch trực tràng giữa.

Tĩnh mạch[sửa | sửa mã nguồn]

– Dẫn lưu hệ tĩnh mạch TLT qua đám rối quanh TLT, tạo thành đám rối tĩnh mạch TLT.

Thần kinh: đám rối tuyến tiền liệt tách ra từ đám rối hạ vị

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến tiền liệt có chức năng tiết ra dung dịch chất kiềm màu trắng. Dung dịch này chiếm 25-50% dung lượng của tinh dịch.[4] Dung dịch từ tuyến tiền liệt tăng cường khả năng di động của tinh trùng và giúp làm nhờn niệu đạo khi xuất tinh

Bệnh lý tuyến tiền liệt[sửa | sửa mã nguồn]

Viêm tuyến tiền liệt[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Viêm tuyến tiền liệt

Digital rectal examinations can establish how inflamed a prostate is

A diagram of prostate cancer pressing on the urethra, which can cause symptoms

Micrograph showing an inflamedprostate gland, the histologic correlate of prostatitis. A normal non-inflamed prostatic gland is seen on the left of the image. H&E stain.

Micrograph showing normal prostatic glands and glands of prostate cancer(prostate adenocarcinoma) – right upper aspect of image. HPS stainProstate biopsy.

U xơ tuyến tiền liệt[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: U xơ tiền liệt tuyến

Ung thư tuyến tiền liệt[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Ung thư tiền liệt tuyến

Thắt ống dẫn tinh và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1983, tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ công bố mối quan hệ giữa ống thắt dẫn tinh và việc tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu báo cáo trên 48.000 nam giới thì có 29.000 nam giới có thắt ống dẫn tinh, cho thấy tỷ lệ 66 phần trăm có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt hơn 56 phần trăm so với người không thắt ống dẫn tinh. Nguy cơ này tăng theo độ tuổi và số năm kể từ khi thắt ống dẫn tinh đã được thực hiện.

Tuy nhiên, tháng 3 năm đó Viện quốc gia về sức khỏe trẻ em và Phát triển con người đã tổ chức một hội nghị đồng tài trợ bởi Viện Ung thư Quốc gia và những người khác để xem xét các dữ liệu có sẵn và thông tin về các mối liên hệ giữa ung thư tuyến tiền liệt và thắt ống dẫn tinh. Nó được xác định rằng mối quan hệ này có liên quan không cao, và thậm chí nếu có một thắt ống dẫn tinh tăng nguy cơ của một người, nguy cơ tương đối nhỏ.

Năm 1997, NCI đã tổ chức một cuộc họp với các bệnh ung thư tuyến tiền liệt Progressive Review Group (một ủy ban các nhà khoa học, nhân viên y tế, và những người khác). Báo cáo cuối cùng của họ, được công bố vào năm 1998 tuyên bố rằng bằng chứng rằng thắt ống dẫn tinh để giúp phát triển ung thư tuyến tiền liệt là ít nhất.

Tuyến tiền liệt ở nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến Skene, còn gọi là các tuyến paraurethral, ​​được tìm thấy ở phụ nữ, có mối tương đồng với tuyến tiền liệt ở nam giới. Tuy nhiên, về phương diện giải phẫu học,tử cung là ở vị trí tương tự như tuyến tiền liệt. Năm 2002, tuyến Skene đã chính thức đổi tên thành nữ thư tuyến tiền liệt của Ủy ban Quốc tế Liên bang về phẫu thuật ngữ.

Tuyến tiền liệt nữ , cũng như tuyến tiền liệt nam, tiết PSA và mức tăng kháng nguyên này trong sự hiện diện của ung thư biểu mô tuyến. Tuyến cũng tiết chất lỏng, giống như tuyến tiền liệt nam giới, tạo cực khoái.

Tuyến tiền liệt ở các động vật có vú khác[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến tiền liệt được tìm thấy như là một tuyến phụ của chuột đực trong tất cả các động vật có vú trừ edentates, Martens, lửng và rái cá.Các tuyến tiền liệt của loài thú có túi nam là tương ứng lớn hơn so với những động vật có vú nhau thai. Các cấu trúc của tuyến tiền liệt thay đổi, từ tubuloalveolar (như ở người) để hình ống nhánh. Các tuyến được đặc biệt phát triển ở chó, cáo và lợn, mặc dù trong động vật có vú khác, chẳng hạn như ở bò, nó có thể nhỏ và kín đáo. Chó có thể sản xuất trong một giờ dịch tuyến tiền liệt nhiều như là ở người có thể tạo ra trong một ngày. Chúng tiết ra chất dịch này cùng với nước tiểu của mình để đánh dấu lãnh thổ. Trong nhiều động vật gặm nhấm và loài dơi, các dịch tuyến tiền liệt có chứa một chất kết tủa. Chất này trộn lẫn với tinh dịch và coagulates khi giao phối để tạo thành một cấm giao phối tạm thời ngăn cản giao phối với nhau hơn nữa.

Tuyến tiền liệt bắt nguồn từ các mô trong tường niệu đạo. Điều này có nghĩa là niệu đạo, một ống nén được sử dụng để đi tiểu, chạy qua giữa tuyến tiền liệt. Điều này dẫn đến một lỗi thiết kế về mặt tiến hóa cho một số động vật có vú, bao gồm cả nam giới ở người. Tuyến tiền liệt dễ bị nhiễm trùng và phì đại gây thắt niệu đạo làm cho việc đi tiểu trở nên khó và thậm chí nặng hơn còn không đi tiểu được.

Tuyến Skene được tìm thấy ở cả người và động vật gặm nhấm cái. Trong lịch sử nó đã được coi là một dấu tích nội tạng, nhưng gần đây nó đã được phát hiện ra rằng nó tạo ra các dấu hiệu protein cùng, PSA và PAB, như tuyến tiền liệt của nam giới. Điều này có nghĩa là chức năng tuyến Skene như một tuyến tiền liệt cái, một mô học homolog để tuyến tiền liệt nam giới.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tiết diện cơ thể với vị trí của nhiếp hộ tuyến (prostate) ở ngay dưới bàng quang

Nhiếp hộ tuyến nhìn từ đằng trước và trên xuống.

Urinary bladder 

Structure of the penis 

Lobes of prostate 

Zones of prostate 

Prostate 

Microscopic glands of the prostate 

Male Anatomy 

The deeper branches of the internal pudendal artery. 

Lymphatics of the prostate. 

Fundus of the bladder with the vesiculæ seminales. 

Vesiculae seminales and ampullae of ductus deferentes, front view. 

Vertical section of bladder, penis, and urethra. 

Dissection of prostate showing prostatic urethra. 

Tâm là Quân chủ, chủ thần minh:

Thiên tà khách, sách Linh khu: “Tâm là vị đại chủ của Lục phủ ngũ tạng, là chỗ cư trú của thần minh”. Tâm là chủ thể sự hoạt động sinh mệnh của cơ thể, đứng hàng đầu trong sự hoạt động của tạng phủ. Tất cả tinh thần, ý thức và tư tưởng đều quy vào công năng của Tâm, cho nên gọi Tâm là chức vụ quân chủ nói lên tính chất trọng yếu của tâm.

Các tạng trong cơ thể phân công hợp tác dưới sự thống lĩnh của Tâm mới có thể hoạt động theo quy luật nhất định được, vì thế ảnh hưởng của Tâm đối với sinh mệnh rất lớn.

Tâm chủ thần minh:

Tâm làm chủ thể cho hoạt động tinh thần, ý thức, tư duy. Trên lâm sàng, những triệu chứng có liên quan đến thần minh như hoảng sợ, nói sảng, nói mê, cười không nghỉ… phần nhiều quy vào bệnh của Tâm.

Tâm Tàng thần:

Thiên Lục tiết tạng tượng luận sách Tố Vấn: “Tâm là nguồn gốc của sinh mệnh, là nơi biến hóa của thần”. Thần là tiếng gọi chung về hiện tượng hoạt động sống của con người (bao gồm tinh thần, ý thức, tri giác, vận động). Thần tuy có khái niệm trừu tượng nhưng lại là cơ sở vật chất nhất định. Thần do tinh tiên thiên phối hợp với tinh hậu thiên mà sinh ra. Thần được tạo ra rồi tàng trữ ở Tâm.

Thiên bản thần, sách Linh khu nói: “Cái đến cùng sự sống là tinh, hai tinh tác động lẫn nhau tạo ra thần”. Thần biểu hiện sức sống, cho nên thần thịnh hay suy đều tiêu biểu cho sức sống mạnh hay yếu. Thần còn thì sống, Thần mất thì chết. Chính vì Tâm là chủ của 12 khí quan, có đủ khả năng thống nhất lãnh đạo các tạng phủ, điều hòa hoạt động lẫn nhau nên tạng phủ mới làm tròn trách nhiệm của nó là giữ gìn sức khỏe của cơ thể. Trái lại tâm tạng có bệnh, thì sự hoạt động của các tạng phủ khác cũng sinh rối loạn, mà sinh bệnh. Linh Lan bí điểm luận sách Tố Vấn viết: “Chủ sáng suốt thì dưới yên lành, chủ không sáng suốt thì 12 khí quan suy khốn”.

Tâm khí và Tâm huyết đầy đủ thì tinh thần sáng suốt, tỉnh táo. Tâm huyết không đầy đủ sẽ sinh chứng hồi hộp, mất ngủ, hay mê, hay quên. Tâm huyết nhiệt sinh chứng mê sảng, hôn mê…

Tâm khai khiếu ra lưỡi:
– Lưỡi và Tâm có quan hệ mật thiết với nhau. Tâm biểu hiện ra lưỡi. Lưỡi nói lên tình trạng của Tâm.
. Lưỡi linh hoạt là Tâm khí tốt.
. Lưỡi lệch vẹo, nói năng ngọng nghịu là Tâm thần bệnh.
– Chót lưỡi thuộc Tâm.
. Chót lưỡi hồng, nhuận là Tâm huyết đủ.
. Chót lưỡi đỏ là tâm huyết nhiệt.
. Chót lưỡi nhợt nhạt là Tâm huyết hư.
. Chót lưỡi tím là Tâm huyết ứ.

. Phủ Tiểu trường giữ chức phận phân biệt thanh trọc:
Tiểu Trường tiếp thụ đồ ăn uống đã được làm chín nhừ ở Vị. Chất tinh vi của thức ăn chín nhừ này được Tỳ khí hóa thành chất tinh để đưa đến ngũ tạng lục phủ giúp tạng phủ hoạt động. Còn lại chất thủy dịch của cặn bã đưa đến Bàng quang. Chất trọc của cặn bã đưa đến Đại trường và bài tiết ra ngoài để hoàn thành chức năng “hóa vật”. Điều đó nói rõ, Tiểu trường có công năng phân biệt thanh trọc làm cho thủy dịch và cặn bã được phân chia ra rành rọt. Vì thế nếu công năng Tiểu Trường không được kiện toàn thì sẽ ảnh hưởng đến đại tiểu tiện. Thế nên chứng đi lỏng mà thủy cốc không phân biệt được và tiểu tiện ra nhiều hay ít, đậm hay nhạt đều có quan hệ với Tiểu trường.
2. Tiểu trường giúp dẫn dắt hỏa của Tâm giao xuống đến Thận và bàng quang:
Tiểu trường ngoài nhiệm vụ đưa trọc dịch xuống Bàng quang, còn nhiệm vụ đưa Hỏa của Tâm xuống Thận và Bàng quang, giúp khí hòa lẫn nửa trọc dịch chứa ở Bàng quang trước khi tiểu tiện ra ngoài.
Phần khí được hóa này:
– Một là sẽ bốc theo con đường của Tam tiêu lên đến hung cách yết hầu… Đây là con đường hô hấp, thở ra ngoài.
– Hai là thâm nhập ra ngoài cơ biểu tứ chi xuất ra ở bì mao. Đó cũng chính là vệ khí bảo vệ mặt ngoài của thân thể (Thái dương chủ về lớp ngoài cùng của cơ thể con người). Đây là con đường mà Bàng quang và Tiểu trường đóng vai hóa khí để bảo vệ bên ngoài được gọi chung là Thái dương kinh.
3. Vùng cơ thể do kinh Thái dương Tiểu trường chi phối.
– Vùng bờ ngoài ngón út bàn tay, cẳng tay, cánh tay, vai, quanh bả vai.
– Tâm.
– Phủ Tiểu trường.
– Cổ, góc hàm, đuôi mắt.
– Trong tai.
– Mũi, đầu mắt.
Do khu vực chi phối và quan hệ này mà khi có bệnh ở Thái dương Tiểu trường sẽ có các triệu chứng như đau họng, sưng dưới góc hàm, cứng cổ, ù tai, mắt vừng, đau nhức cằm, vai, cánh tay…D. CHỨC NĂNG Chức năng SINH LÝ PHỦ TAM TIÊU
1. Đại cương:
– Chữ Tiêu có nghĩa là cháy khét, nhưng nó lại đứng trước chữ Tam, nên ý nghĩa là đứng đầu, là to lớn như chữ Nguyên. Cho nên nói Tam tiêu phân ra Thượng tiêu, Trung tiêu và hạ tiêu. Mỗi tiêu có một đường khí đạo cũng giống như Tam Nguyên là Thiên, Địa, Nhân, mỗi ngôi có 1 nguyên khí.
– Chữ Tiêu ngày xưa có ý nghĩa là màng mỡ. Tam Tiêu chính là màng mỡ khắp trên cơ thể con người, là con đường hành thủy (Thương hàn luận).
– Nội kinh viết: “Tam tiêu là quan năng khai ngòi nước, thủy đạo xuất ra từ đây”. Như vậy, Tam tiêu chủ về khí đạo, ví như 1 vị quan trông coi điều khiển việc khơi xẻ đường thủy đạo cho lưu thông (Quyết độc chi quan) vì không có khí thì thủy không hóa, và Tam tiêu cũng là con đường vận hành nước trong cơ thể con người. Chương 31, sách Nạn kinh viết: “Tam tiêu là đường lối của thức ăn, là chỗ khí luân chuyển đi về” đã nói lên chức năng của Tam tiêu là đưa khí huyết tân dịch của thức ăn đi chu lưu khắp da dẻ và tạng phủ. Thiên Ngũ lung tân dịch biệt luận, sách Linh khu viết: “Đồ ăn có 5 vị vào miệng đều dồn vào bể chứa của nó, tân dịch được tạo ra và theo đường lối riêng, Tam tiêu đưa khí ra làm ấm áp bắp thịt, tân dịch ra nuôi dưỡng bì phu…”. Thiên bản thần, sách Linh khu lại nói: “Tam tiêu là phủ trung độc (chỗ hội tụ của đường nước) đường nước do đó mà ra, thuộc với Bàng quang”.
Vậy tóm lại, Tam tiêu là đường nguyên khí phân bổ thức ăn, uống chuyển hóa ra vào, chủ khí, chủ thủy coi toàn bộ hoạt động khí hóa trong cơ thể con người. Tam tiêu có 2 công năng chính:
– Chủ trì các khí, lưu thông khí huyết tân dịch.
– Thông điều đường nước. ( Thủy đạo )
2. Phân biệt bộ vị của Tam tiêu và công năng của mỗi bộ vị.
Thiên Dinh vệ sinh hội, sách Linh khu phân cơ thể ra:
– Thượng tiêu: từ miệng trên của Vị (bí môn) đến dưới lưỡi; bao gồm cả bộ phận lồng ngực và 2 tạng Tâm Phế.
– Trung tiêu: từ miệng trên của Vị (bí môn) đến miệng dưới của Vị (u môn) bao gồm cả bộ phận bụng trên và Tỳ Vị đều thuộc phạm vi của Trung tiêu.
– Hạ tiêu: từ miệng dưới của Vị xuống đến tiền âm, hậu âm; bao gồm cả bộ phận bụng dưới, Can, Thận, Đại tiểu trường, Bàng quang đều thuộc phạm vi của hạ tiêu.
Điều 31, sách Nạn kinh viết: “Thượng tiêu từ dưới lưỡi xuống đến cách mô ngang chỗ miệng trên của Vị, chủ nạp mà không chủ xuất, Trung Tiêu là ngang giữa trung quản của Vị, không cao không thấp, chủ việc ngấu nhừ thức ăn. Hạ tiêu ngang với miệng trên của bàng quang, chủ xuất mà không chủ nạp để truyền tống cặn bã”.
* Thượng tiêu:
Thiên Dinh vệ, sách Linh khu viết: “Thượng tiêu như sương mù…”. Nói sương mù là hình dung Thượng tiêu nhiều khí.
Thiên Quyết khí, sách Linh khu viết: “Thượng tiêu phân bổ khí ngũ cốc đi khắp nơi làm ấm da dẻ, nuôi thân thể, mượt tóc như sương mù rơi xuống gọi là khí”.
Sách Trương thị loại kinh giải thích: “Tỳ tán tinh khí ra, khí ấy như sương mù và quy về Phế, nên nói Thượng tiêu như sương mù”.
Chính vì Thượng tiêu đưa khí đi khắp toàn thân mà có tác dụng làm ấm ngoài da, mượt lông tóc, vì thế phần cơ biểu được dinh dưỡng và do đó phát sinh được công năng bảo vệ ở ngoài (gọi là Vệ khí). Nếu cơ năng của Thượng tiêu mất bình thường, sự phân bố bị trở ngại, da dẻ không được sự ôn nhuận của Vệ khí, lỗ chân lông mở đóng không thuận lợi sẽ sinh ra hiện tượng rét run phát nóng.
Ngoài ra Thượng tiêu còn có công năng chủ việc thu nạp. Nạp bao gồm thu nhận cả hô hấp và ăn uống, bởi vì Vị chủ việc tiếp nạp đồ ăn không để nôn ra ngoài, Phế chủ việc hô hấp. Cả 2 tạng phủ ấy đều khai khiếu ở Thượng tiêu cho nên nói Thượng tiêu có công dụng chủ việc thu nạp.
* Trung tiêu:
Thiên Dinh vệ sinh hội , sách Linh khu nói: “Trung tiêu như bọt nước sủi lên”. Bọt nước sủi lên là chỉ vào trạng thái hóa sinh của Tỳ Vị. Bởi vì, nhìn vào phạm vi của Trung tiêu và công năng của Tạng phủ ở trong đó thì chủ yếu là vận hóa thủy cốc và chưng bốc khí huyết tân dịch để nuôi dưỡng khắp toàn thân. Trong quá trình ấy, động lực của 1 loạt hoạt động hóa sinh, trừ công năng của Tỳ Vị ở Trung tiêu ra, thì hạ tiêu cũng góp 1 phần tác dụng nhất định trong đó.
Chức năng Trung tiêu bao gồm: thu nạp cốc khí, lọc cặn bã, chưng tân dịch, làm thành tinh hoa đưa lên Phế mạch biến hóa ra sắc đỏ gọi là Huyết. Tác dụng của Trung tiêu chủ yếu là hóa thủy cốc thành ra khí huyết tân dịch, là chất có đủ tác dụng dinh dưỡng. Sở dĩ gọi như bọt nước sủi lên là muốn nói đến hoạt động sinh lý như làm chín thức ăn uống, chưng hóa tân dịch, tiếp thu tinh khí của thủy cốc, hóa sinh ra khí.
* Hạ tiêu:
Thiên Dinh vệ, sách Linh khu nói: “Hạ Tiêu như ngòi rãnh”. Sách Trương thị loại kinh nói “Ngòi rãnh là chỗ chảy nước ra” ý nói Hạ tiêu chủ việc xuất chứ không chủ nạp. Cho nên công năng chủ yếu của hạ tiêu là thấm thủy dịch xuống, gạn lọc ra thanh trọc và bài tiết ra đại tiểu tiện ở tiền âm và hậu âm.
Như vậy, hoạt động của Tam tiêu có thể tóm tắt lại như sau:
1. Con đường vận hành nước (thông điều đường nước) trong cơ thể đều theo con đường của Tam Tiêu.
Khi ta ăn uống vào, Vị là bể chứa và làm chín nhừ. Từ Vị các vật chất ở dạng gọi là nước sẽ thấm và tản theo màng mỡ, thấm và tản được vào trong màn mỡ là nhờ sự tuyên bổ của Phế khí. Nước từ màng mỡ sẽ thấm xuống Bàng quang, phần nước ở trong Tiểu trường cũng phát tán theo con đường của hạ tiêu vào Bàng quang khi nó chưa hóa khí.
2. Con đường hóa khi hay chủ trì các khí của Tam tiêu.
Thủy dịch từ khi ăn uống vào đến bất cứ tạng phủ nào để giúp cho hoạt động đều có quá trình khí hóa để tạo ra dạng vật chất cho Tạng phủ đó, kể cả khi thấm vào màng mỡ, hoặc từ Tiểu trường đi ra đều bị hỏa chưng cất hóa thành khí. Còn các nước chưa hóa được nhập vào Bàng quang, dưới đáy Bàng quang là khí hải cũng có tên là huyết thất. Qúa trình khí hóa ở Bàng quang bắt nguồn từ huyết thất này bốc lên thành khí (nước không hóa được sẽ được thải ra ngoài). Khí được hóa này sẽ bốc lên theo con đường của Tam tiêu lên đến hung cách, yết hầu. Đây là con đường hô (thở ra ngoài). Phần khí theo màng mỡ ra ngoài đến tứ chi sẽ theo con đường cơ nhục, xuất ra ở bì mao, đó chính là Vệ khí bảo vệ mặt ngoài của cơ thể.
Như vậy ta biết rằng sự liên hệ giữa tạng phủ với nhau do con đường của Tam tiêu, Tam tiêu là màng mỡ. Gốc của nó phát ra từ Thận hệ tức Mệnh môn. Phần trên của nó quy kết ở Tâm bào lạc, Tam tiêu bao gồm cả lục phủ ngũ tạng, 12 kinh mạch, có những công dụng hô hấp, tiêu hóa thức ăn uống hấp thụ, bài tiết, hóa sinh khí huyết nên mới nói Tam tiêu có quan hệ với công năng khí hóa của toàn bộ cơ thể.
3. Các quan hệ của Tam tiêu:
a. Tam Tiêu thuộc kinh Thủ Thiếu dương trong 12 kinh:
Khởi đầu từ chót ngón tay nhẫn phía ngón út lên dọc theo ngoài cổ tay, lên khuỷu tay, dọc phía ngoài cánh tay lên vai ra sau giao với kinh mạch Túc Thiếu dương, vào hõm vai, tỏa ra ở chiên trung liên lạc với Tâm bào xuống cách mô rồi đến tam tiêu.
b. Quan hệ giữa Tam tiêu và Tâm bào:
Tâm bào là ngoại vệ bao bọc Tâm nhưng được coi là 1 tạng. Tam tiêu là Phủ. Quan hệ giữa Tâm bào và Tam tiêu là quan hệ giữa tạng và phủ.
Hơn thế nữa, Tam tiêu là bộ phận bảo vệ ở ngoài Tạng Phủ, Tâm bào lạc là bảo vệ ở ngoài cho Tâm, cũng như hai lần thành của cửa nhà vua. Cho nên đều thuộc dương và đều gọi là tướng hỏa.
Vì thế Tam bào và Tam tiêu về công dụng là biểu lý thông nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau.
4. Triệu chứng bệnh của Tam tiêu:
Bệnh của Tam tiêu chủ yếu là về mặt thủy khí vận chuyển phát sinh chướng ngại.
– Nếu Thượng tiêu không thông lợi thi sinh suyễn đầy.
– Trung tiêu không thông lợi thì thủy ẩm ngưng trệ mà bụng đầy.
– Hạ tiêu không thông lợi thì thấy phù nề.
Mặt khác, do mỗi bộ phận của Tam tiêu đều bao bọc một số tạng khí nên chứng trạng Thượng tiêu luôn bao gồm chứng trạng của Tâm Phế; chứng trạng Trung tiêu bao gồm chứng trạng của Tỳ Vị và chứng trạng hạ tiêu bao gồm cả Can Thận, Đại tiểu trường.
– Chứng trạng Thượng tiêu quan hệ chặt chẽ với bệnh biến của Tâm và Phế.
. Hư hàn: tinh thần không yên, đoản hơi. Nói không ra tiếng.
. Thực nhiệt: ngực bế tắc, đổ mồ hôi trán. Lưỡi khô, họng sưng, suyễn đầy.
– Chứng trạng Trung tiêu quan hệ chặt chẽ với Tỳ, Vị.
. Hư hàn: bụng đau, ruột sôi. Tiêu lỏng mà không thông. Bụng đầy, ưa nắn bóp.
. Thực nhiệt: bụng đầy trướng. Không mửa. Không đi cầu. Suyễn cấp.
– Chứng trạng hạ tiêu quan hệ chặt chẽ với Can, Thận, Đại tiểu tràng.
. Hư hàn: đại tiện lỏng không dứt.Tiểu tiện trong dài, hoặc són đái. Bụng đầy, phù nề.
. Thực nhiệt: đại tiểu tiện không thông. Đi ngoài ra máu.
II. NHỮNG BỆNH CHỨNG TÂM – TIỂU TRƯỜNG
A. BỆNH CHỨNG TẠNG TÂM
Tâm bao gồm Tâm âm và Tâm dương, Tâm huyết và Tâm khí. Tâm là vị đại chủ, đứng đầu hoạt động Tạng phủ của cơ thể. Do vậy, bệnh lý tổn thương tạng Tâm bao gồm 2 nhóm:
– Nhóm đơn bệnh:
. Tâm huyết uất trệ.
. Đàm hỏa nhiễu Tâm. Đàm mê tâm khiếu.
. Tâm huyết hư.
. Tâm âm hư. Tâm hỏa thượng cang.
. Tâm khí hư.
. Tâm dương hư.
– Nhóm hợp bệnh:
. Tâm tỳ hư.
. Tâm Thận bất giao.
. Tâm Phế khí hư.
B. BỆNH CHỨNG PHỦ TIỂU TRƯỜNG
Tiểu trường hư hàn.
1. Tâm huyết uất trệ:
a. Bệnh nguyên:
– Do đờm trọc (sản vật bệnh lý do khí hư hoặc dương hư sinh ra).
– Do tình chí bị kích động gây khí uất.
b. Bệnh sinh:
Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt do 1 biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.
Hoặc tình chí bị kích động làm cho khí uất, cũng ảnh hưởng đến sự vận hành của huyết. Mà huyết dịch là cơ sở cho sự hoạt động của thần chí. Khi Huyết dịch vận hành bị uất trệ, ngưng tụ sẽ sinh ra chứng đau tức, dấu ứ huyết.
c. Triệu chứng lâm sàng:
– Nặng đầu, đau đầu, chóng mặt. Hồi hộp, đánh trống ngực.
– Đau vùng trước ngực, đau cấp ở tim. Bức rức, nặng mỏi, tê buốt ở chi. Tiểu đậm màu, lưỡi đỏ, có vết tím bầm. Mạch tế hoặc sác.
– Nếu nặng hơn: tay chân lạnh, vã mồ hôi. Mặt môi xanh tím. Đau tức ngực, nghẹt thở.
d. Bệnh chứng YHHĐ thường gặp:
– Cơn đau thắt ngực.
– Thiếu năng vành.
e. Pháp trị:
– Hoạt huyết, khử ứ, hành khí, chỉ thống.
– Thông dương hóa ứ.
– Nếu nặng: hồi dương cứu nghịch, ích khí, sinh mạch.
* Phân tích bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang (Y lâm cải thác)
Tác dụng: Hoạt huyết, khử ứ, hành khí, chỉ thống.
Chủ trị: Huyết ứ, các chứng đau không cho nắn vào hoặc thân mình có huyết ứ đọng lại thành hòn, ban lưỡi đen, đại tiện đen mà ít.
Phân tích bài thuốc


T

Comments Off on Chức Năng Tạng Phủ.