Danh Mục Dược Điển

ĐÌNH LỊCH

VầnTên 
ĐĐÌNH LỊCHTên thường dùng: Đơn hao, Đại thất, Đại thích (Bản Kinh), Đình lịch, Cẩu tề (Biệt Lục), Đinh lạc, Công tề, Đế lực, Khổ thảo, Lương y chủy đầu (Hòa Hán Dược Khảo), Điềm đình lịch, Đình lịch tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên tiếng Trung: 葶曆子 Tên dược: Demen Lepidii seu Descurainiae
Tên thực vật: Lepidium apetalum willd. Tên khoa học: Draba nemorosa Lin. Var. Hebecarpa Ledeb.



 Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh(Mô tả, hình ảnh cây đình lịch tử, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)
Mô tả: Cây đình lịch tử là một cây thuốc quý. Dạng cây thảo sống 2 năm, mọc hoang bắt đầu mùa xuân thì sinh lá mầm non, thân cao 18cm – 22cm, lá mọc cách hình trứng dài, hoặc hình viên chùy dài, không có cuống lá, có răng cưa thô, thân lá đều có lông nhỏ, mùa xuân thì nở hoa nhỏ màu vàng, hoa chùm, quả hạt là quả loại cải dài hình viên chùy, khi chín thì nứt ra, bên trong chứa rất nhiều chủng tử màu nâu xanh.
Phân bố Cây mọc hoang và có nhiều ở Giang Tô, Sơn Đông, Hà Nam, Hiệp Tây, Hà Bắc. Chưa thấy ở Việt Nam.
Thu hái, sơ chế: Trước và sau tiết Lập hạ. Cắt toàn cây đem về phơi trên chiếu, thừa lúc vỏ xác nứt ra lấy tay vết xuống, bỏ và xác, sàng xẩy tạp chất để nơi khô ráo cất dùng. Phần dùng làm thuốc: Hạt được dùng làm thuốc gọi là Chủng tử (Semen drabae).
Mô tả dược liệu: Hạt (chủng tử) nhỏ bé, biểu hiện hình tròn chùy, hơi dẹt, dài chừng 1,5mm, bên ngoài biểu hiện màu nâu, không có phôi nhũ.
Bào chế dược liệu Toàn bộ cây thu hoạch vào đầu hè, phơi nắng, sau đó lấy hạt. 1- Bỏ Đình lịch vào với gạo nếp, sao vàng, khi nếp chín, bỏ gạo nếp đi, chỉ lấy Đình lịch ra dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). 2- Sao qua, chích mật hoặc sấy cách giấy.
Vị thuốc đình lịch tử (Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng) Tính vị Vị đắng, cay và rất hàn Qui kinh: Vào kinh phế và bàng quang Công năng: Trừ đàm ở phế và làm dịu hen. Lợi tiểu và giảm phù. Chỉ định và phối hợp: – Ứ dịch đàm ở phế biểu hiện như ho có nhiều đờm, hen, đầy và tức ngực và vùng hạ sườn, hen mà bệnh nhân không thể nằm thẳng và phù mặt: Dùng phối hợp đình lịch tử với đại táo dưới dạng đình lịch đại táo tả phế thang. – Phù hoặc ít nước tiểu: Dùng phối hợp đình lịch tử với phòng kỷ và đại hoàng.
Liều dùng: Dùng từ 3-10g.
 Công dụng-liều dùng
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc đình lịch tử
– Ứng dụng lâm sàng điều trị – Bài thuốc kinh nghiệm Làm Sạch Mụn Và Trắng Da: Trộn 10ml nước khoáng, 5ml nước trà xanh nguyên chất và 3 muỗn đình lịch. Chờ hỗn hợp kết dính và bạn chỉ cần đắp lên mặt sau 3 -5 phút thì gỡ ra.
Chữa phế ung, thở gấp không nằm được, chi ẩm: Đìch lịch (sao vàng), tán bột, trộn với mật làm thành viên, to bằng hạt đạn lớn, mỗi lần dùng Đại táo 20 quả, sắc với 3 thăng nước còn 2 thăng, cho 1 viên Đình lịch vào, sắc còn 1 thăng rồi uống (Đình Lịch Đại Táo Tả Phế Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
Chữa sâu răng, cam răng: Đình lịch, Hùng hoàng, lượng bằng nhau, tán bột, trộn với mỡ heo, bọc trong bông ngậm (Kim Quỹ Yếu Lược).
Chữa phát điên cuồng đột ngột: Đình lịch 1 thăng, quết 3000 chầy, trộn với huyết chó màu trắng, làm viên to bằng hạt mè, uống lần 2 viên với rượu (Trửu Hậu Phương).
Chữa đau nhức đầu còn gọi là Đầu phong: Đình lịch tán bột nấu nước gội đầu (Trửu Hậu Phương). Chữa toàn thân phù: Đình lịch 120g, sao, tán bột, trộn với Táo nhục làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 15 viên với nước sắc Tang bạch bì, 3 ngày thì có hiệu quả (Ngoại Đài Bí Yếu). Chữa phù nhiều, loại dương tính, mặt đỏ, phiền khát, suyễn, thở gấp, tiểu tiện rít sáp: Đình lịch 45g, sao, tán bột, Hán phòng kỷ bột 60g, lấy huyết của vịt có đầu xanh lục giã nát với cái đầu ấy cho được một vạn chày, làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng, nặng thì uống mỗi lần 10 viên lúc đói, nhẹ thì uống 5 viên, ngày 3-4 lần, 5 ngày thì nghỉ, khi nào thấy thông tiểu là được (Ngoại Đài Bí Yếu).
Chữa lở đầu, vẩy trắng trên đầu: Đình lịch tán bột bôi vào (Thiên Kim Phương).
Chữa kinh nguyệt không thông: Đình lịch 1 thăng, tán bột, viên mật bằng hạt đạn lớn, bao trong bông sạch đặt vào sâu trong âm đạo, khi ra mồ hôi là được (Thiên Kim Phương). Phù toàn thân dùng Đình lịch sao 120g tán bột, làm viên với Táo nhục bằng hạt ngô đồng lớn, uống 15 viên với Việt Namng bạch bì, ngày 3 lần (Ngôaị Đài Bí Yếu)
.+ Bụng căng đầy trướng tích tụ, dùng Đình lịch 1 thăng sao, lấy 5 thăng rượu ngâm 7 ngày, ngày uống 3 tách (Thiên Kim Phương).
Ho, đờm, Đìch lịch 30g gói trong giấy sao đen, Tri mẫu, Bối mẫu mỗi thứ 30g, Táo nhục nửa lượng, đường cát 30g rưỡi làm viên bằng hạt đạn, mỗi lần dùng, lấy 1 viên lấy bông bọc lại mà ngậm (Hàm Hỷ Hoàn – Khiếp Trung Phương).
Chữa phù thũng, tiểu khó: Đình lịch 60g sao tán bột, lấy Đại táo 20 trái sắc với 1 chén nước lớn còn 1 chén, rồi bỏ Đại táo đi, cho bột Đình lịch vào sắc tới khi có thể làm viên bằng hạt Ngô đồng lớn, lần uống 60 viên, thêm dần dần cho đến khi thông tiểu (Mai Sư Phương). Đình lịch 90g, gói trong lụa, hấp cơm, chưng chín, quết một vạn chày, làm viên bằng hạt Ngô đồng lớn, uống mỗi lần 5 viên, tăng dần đến 7 viên, uống tới khi tiểu được là thôi, không nên uống nhiều (Thôi Thị Phương). Dùng Đình lịch sao tán, viên với Táo nhục làm hoàn, bằng hạt đậu xanh, lần uống 10 viên với nước sắc ‘Ma tử thang’ ngày uống 3 lần, uống từ 5-6 ngày tiểu nhiều rồi xọp, Kỵ muối, đồ chua, mát lạnh (Ngoại Khoa Tinh Nghĩa Phương). Phù căng bụng, dùng Đình lịch 2 thăng, sao tán bột, cắt lấy huyết và đầu gà trống làm viên bằng hạt Ngô đồng lớn, uống lần 10 viên với Tiểu đậu thang, ngày 3 lần. Lại có bài dùng Đình lịch 2 thăng, rượu 5 thăng, ngâm 1 đêm, lần uống 1 chén thì lợi tiểu. Có bài khác dùng Đình lịch 30g, Hạnh nhân 20 hạt, sao vàng đâm nát chia làm 10 lần uống (Trửu Hậu Phương). Đờm suyễn, dùng Đình lịch sao tán bột làm hoàn với Táo nhục, uống (Trích Huyền Phương). Ho khí xốc lên không nằm được, hoặc phù toàn thân, hoặc chỉ thũng mặt, phù chân đùi. Dùng Đình lịch tử 3 thăng, sao qua tán nhuyễn bọc trong lụa ngâm trong 5 thăng rượu, mùa đông ngâm 7 ngày mùa hè 3 ngày, uống khi nào lợi tiểu là được (Thôi Trị Để Phương). Chữa loa lịch chưa vỡ mủ: Dùng Đình lịch 2 chén, Đậu xị 1 thăng, đâm quyết làm bánh, bằng đồng tiền lớn, dầy 2 phân, đặt ở trên những loa lịch ấy (nhọt hạch ở cổ) mà cứu cho nóng đừng cho lở thịt, thay đổi nhau mà cứu, nhưng đừng cứu những ung nhọt mới nổi lên sợ khí của Đình lịch nhập vào não thương tổn tới bệnh nhân (Vĩnh Loại Kiềm Phương). Chữa giãn khí quản, ho, suyễn, đờm nhiều không nằm được: Đình lịch tử 9g, Đại tá 12 trái. Sắc uống (Đình Lịch Đại Táo Tả Phế Thang – Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chữa viêm phổi cấp, sốt cao, đờm nhiều, suyễn thở gấp: Đình lịch tử 9g, Bản lam căn 12g, Thiên hoa phấn 12g, Lô căn 6 chỉ, Tiền hồ 9g, Bạch tiền 9g, Qua lâu bì 12g, Tương bối 9g, Chỉ xác 6g, Xa tiền tử 9g. Sắc uống (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chữa hông sườn ứ nước, bí đại tiện, tiểu ít ngắn: Đình lịch, Hạnh nhân, Đại hoàng, Mang tiêu, mỗi thứ 15g, Cam toại 3g. Tán bột làm viên, mỗi lần 6g, ngày 2 lần với nước (Đại Hãm Hung Hoàn – (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tham khảo Kiêng kỵ Phụ nữ có thai không nên dùng uống trong. Phân Biệt Hạt Đình Lịch Tử: KhôngKhông nên nhầm lẫn với Đình lịch Hygrophila phlomoides Nees. Thuộc họ Acanthaceae mà hạt thường dùng để bôi ghẻ. Ở Việt Nam còn dùng cây Cải ma thế cho cây Đình lịch (Nasturtium benghslense Dc.) đó là cây thảo cao 0,3-0,5m. Lá mọc ở rễ có 1-3 đôi tai nhỏ. Lá mọc ở thân thì cuống có cánh, với 2 tai nhỏ. Phiến lá có lông, mép lá khía răng. Cụm hoa là ngù trở thành những chùm nang quả.
Cuống quả có lá bắc kèm theo. Hoa nhỏ, màu vàng. Đài 4. Tràng 4. Nhị 6. Bầu hình trụ, 2 ô. Quả loại cải. Hạt xếp thành hai  dẫy.
Có hoa từ tháng 2 tới tháng 6. Cây thường mọc hoang dại ở các bãi cát ven sông. Đến mùa thu thì thu hái cả cây đem về phơi khô đập lấy hạt làm thuốc thay thế vị Đình lịch. Ngoài dùng Cây Cải ma ra, ở Việt Nam còn dùng hạt của cây Cải ma lùn, Đình lịch lùn, Cải hoang, Cải cột xôi, Đình lịch (Nasturtium indicum Dc.).
Đó là cây thảo cao 0,1-0,3m, có một rễ khi cây sống hàng năm, rễ phân nhánh thành chùm khi cây sống dai. Thân phân nhánh ngay từ gốc, ngoài mặt có khía. Lá mọc trên rễ thì có cuống, với 2-4 tai nhỏ.
Các lá khác thì đơn và thuôn thành cuống ngắn, mép các lá khía răng. Hoa vàng nhỏ xếp thành ngù về sau thành chùm nang quả. Quả cải dạng sợi, dài 2cm, rộng 1mm, có vòi nhụy dài 1mm, chia 3 van với 3 gân mảnh. Hạt xếp 2 dẫy, hình tim, trái xoan dẹp, màu hung hung rất nhỏ. Cây mọc hoang khắp nơi, ở rẫy, ruộng bỏ hoang, nơi đất ẩm. Thay thế Đình lịch. Cần nghiên cứu thêm. Ở Trung Quốc người ta còn dùng cây Đình lịch [Descurainia Sophia (L.) Webb].
Đó là cây thảo sống 1 năm hoặc 2 năm. Thân mọc thẳng cao tới 1m, phân nhánh ở phần trên. Lá sinh ở gốc xẻ 3, có cuống lá, thân sinh lá mọc cách, lá xẻ lông chim 2-3 lần, phiến xẻ hình dãi. Cụm hoa sinh ở đỉnh có hoa nhỏ màu vàng.
Quả lại cải dài nhỏ. Chủng tử màu nâu đen hình viên chùy hoặc tròn dài. Dùng hạt như Đình lịch gọi là Đình lịch tử.
Một số nghiên cứu về công dụng của đình lịch tử Đình lịch có vị cay, tán, đắng, tiết, tính hàn, trầm giáng, khai tiết phế khí, thông xuống dưới bàng quang, nhờ đó mà có thể trừ được đờm ẩm, suyễn đầy mà lợi tiểu tiện thũng. Lý Thời Trân ghi rằng: ‘Thủy khí ở trong phế uất đầy, cấp tính, không dùng tới Đình lịch thì không trừ được’ có thể cho ta biết được rằng tác dụng tả phế của nó rất lớn. Bài ‘Kim qủy Đình lịch đại táo tả phế thang’ trị phế ung ho suyễn không thể nằm được, chứng chi ẩm đoản khí không thở được, đều do tà khí ủng tắc, phế khí uất gây ra. Vì vậy sự trục thủy của Đình lịch chủ yếu là ở tại phế, khác với công dụng của Đại kích và Cam toại. Đình lịch tả phế là tả hữu dư của tà khí, tính của nó mãnh liệt, có thể hao tổn tới phế khí điều này không nói cũng rõ, cho nên những hư chứng nhất quyết không thể dùng, chẳng hạn như cùng một chứng phế ung, chỉ có dùng  trong khi chưa thành mủ, nếu đã thành mủ thì không được dùng. Cũng phải biết rằng ho mà phế không có thực thì nằm trong trường hợp cấm kỵ. Sưng phù do tỳ hư, bí tiểu do khí hư, cũng có thể theo đó mà suy ra (Trung Dược Học). Đình lịch tử có công năng tiết khí bế có khẳ năng tiết khí mà lợi thủy. Lý thời trân ghi rằng ‘Thủy khí ở trong phế đầy gấp không dùng tới nó thì không trừ được’. Trọng Cảnh dùng ‘Đình lịch Đại Táo Tả Phế Thang’ để trị đờm ẩm do nghịch, không nằm được. ‘Bản Sự Phương’ lại gia thêm Trần bì, Cát cánh gọi là ‘Táo Cao Hoàn’.
trị thở suyễn do đình ẩm công hiệu lại cùng mạnh. Trong ‘Chứng trị chuẩn thằng’  lại có ‘Đình Lịch Hoàn’ gồm Hạnh nhân, Bối mẫu, Mộc thông, Phòng kỷ, Đình lịch, Đại táo) để trị ho suyễn, phù thủng, tiểu khó là kiêm chức năng tiết phế lợi thủy của Đình lịch, có thể nói rằng đó là ứng dụng sâu xa mà Đình lịch đã thu đạt được. ‘Thiên Kim Phương’ dùng Đình lịch tán bột, bọc ở trong bông đặt vào âm đạo trị kinh nguyệt không thông tức là phương pháp trị bên ngoài vậy (Trung Dược Học Giảng Nghĩa). Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, chuyên gia về thực vật học, lá cây đình lịch ở Malaysia được dùng đắp chữa vết thương bị sưng phù. Ở ta, hạt đình lịch nhỏ, tròn, dẹp được thu hái để dành. Khi bị mụn nhọt, lấy ngâm nước nóng cho trương nở, tạo chất nhầy kết dính, dùng tay ép lại thành khối và đắp lên mụn nhọt. Cách chữa trị như thế được ghi nhận là giúp mụn nhọt mau “chín”, mềm, gom mủ, dễ vỡ và dễ nặn “ngòi”. Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trong quyển « cây cỏ Miền Nam », Cây đình lịch được thí nghiệm « in vitro », trong phòng thí nghiệm thì hạt đình lịch có tính kháng vi trùng chống lại virus.
Trong phương pháp trị nhọt rút mủ, hạt đình lịch đã ức chế sự phát triển của vi khuẩn và gôm tụ mủ mềm da vở miệng. Tuy nhiên, tác dụng gọi là “có tính kháng sinh, đắp nhọt hút mủ tốt” vẫn chưa được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học. Mụn nhọt (hay đinh nhọt) là tình trạng viêm nang lông sâu, thường do tụ cầu khuẩn gây ra. Khuẩn này làm hoại tử nang lông và mô bì lân cận tạo thành mủ, đặc biệt có “còi” gồm xác tế bào, bạch cầu. Lưu ý “đinh râu” là thể đinh nhọt nặng mọc ở vùng quanh miệng, có thể gây biến chứng viêm tắc tĩnh mạch các xoang đưa đến nhiễm trùng huyết nguy hiểm. Tuyệt đối không được nặn khi còn non vì sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ tổ chức của cơ thể, làm cho vi khuẩn phát tán tràn ngập trong máu gây nhiễm trùng huyết. Ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, người ta sử dụng Cây đình lịch để trị ho gà, ho ra máu, vú sưng đau, dùng ngoài đắp lên các vết thương bị tụ máu, đọng mủ.
 Những phương giản dị mà hiệu quả 
Comments Off on ĐÌNH LỊCH