Danh Mục Dược Điển

ĐẠI MAO

VầnTên 
ĐĐẠI MAOĐồi mồi là loài rùa biển khá lớn. Mai thường dài 60-80cm, có khi tới 90cm. Thường sống ở gần bờ, trong vịnh hay cửa sông có đáy bùn hay cát
. ĐẠI MẠO   玳 瑁 Eretmochelys imbricata L.
Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo.
Tên Việt Nam: Đồi mồi.
Tên khác: Văn giáp, Đại vĩ, Ban hy, Độc mạo, Độc mạo, Thật trừ song nha, Độc mạo.
Tên khoa họcEretmochelys imbricata L. (Chelonia imbricata L.).
Họ khoa học: Chelonidae.  
 Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh
Đồi mồi là loài rùa biển khá lớn. Mai thường dài 60-80cm, có khi tới 90cm. Thường sống ở gần bờ, trong vịnh hay cửa sông có đáy bùn hay cát. Trên lưng phủ vẩy màu hung nâu có điểm những điểm vàng óng ánh, bên ngoài trơn bóng. Tất cả 13 vẩy chính và 25 vẩy ở rìa. Hàm trên quắp cong phủ lên hàm dưới, rìa hàm có răng nhỏ, bốn chân như bốn mái chèo, ngón sâu trong vây không có vuốt. Chân trước lớn hơn chân sau. Con già có vẩy dầy màu sáng tươi, con nhỏ có vẩy nhỏ hơn màu xám tro. Đồi mồi ăn thân mềm, chân khớp, đôi khi cá và cây cỏ thủy sinh. Đẻ 150-500 trứng, đường kính trứng là 40mm. Trứng được đẻ vào hố tự đào trên cát. Đồi mồi ít di chuyển xa, thường sống và sinh sản ở một nơi trong nhiều năm.
Địa lý: Đồi mồi chủ yếu ở các bờ biển Đông Dương. Ở Việt Nam có từ vịnh Bắc bộ đến đảo Phú Quốc. Mai có nhiều vẩy sừng có vân nâu rất đẹp thường dùng làm đồ mỹ nghệ xuất khẩu, ở Miền nam, (Hà tiên) có những cơ sở nuôi Đồi mồi. Thu bắt: Người ta bắt nó vào ban đêm hoặc đánh lưới hoặc đâm hoặc câu bằng cá ép. Đặc biệt cá ép sống  bám vào lưng Đồi mồi rất chắc, khi thả cá ép ra nó đi tìm Đồi mồi và bám chặt trên lưng nó, chỉ cần kéo cá ép vào lá bắt được Đồi Mồi.
Phần dùng làm thuốc: Vảy phơi hay sấy khô (Carrapax Eretnochelytis).
Mô tả dược liệu: Vảy biểu hiện hình phiến bảng dài 16-20cm, dày chừng 1,6mm- 3,2mm, bên ngoài biểu hiện màu nâu nhạt có lẫn lộn những khối vờn màu vàng óng ánh bán trong suốt trơn láng cứng bẻ ra có góc cạnh.
Bào chế: Lột vẩy ở lưng xuống, ngâm trong nước sôi thì nở phồng và mềm ra, mỗi vẩ lại có thể bóc ra hơn 10 phiến mỏng. Phương pháp cắt lát như sau: 1- Mỏng: dùng nước nóng ngâm qua, đợi mềm cắt ra nhiều khối nhỏ. 2- Dầy: Dùng nước lạnh ngâm 24 giờ vớt ra để ở trong cái lồng, hơ nóng, nạo ra từng phiến. Cách dùng: Cắt thành miếng nhỏ sắc uống hoặc tán bột để làm hoàn. Khi dùng nên dùng sống để cho toàn tính vị, làm chín thì không qúy bằng (Bản Thảo Diễn Nghĩa). Tính vị: Vị ngọt, tính lạnh.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, hóa đờm, định kinh.
Chủ trị: Trị sốt cao, nói bậy. Động kinh, Đinh nhọt sưng độc, Đậu mùa mọc hãm đen.
Liều lượng: 9g – 15g.
Kiêng kỵ: Hư hàn không có nhiệt độc cấm dùng. Không có thực nhiệt không được dùng.
Bảo quản: Cất kỹ nơi khô ráo.  
 Công dụng-liều dùngĐơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ký sinh trùng ở trong ruột sinh ra trướng căng: Đại mạo sống mài lấy nước uống (Sản Nhũ Phương).
+ Phòng ngừa và giải độc đậu mùa, khi gặp những năm thiên thời thì nên uống, nếu bệnh chưa phát thì tiêu, nếu đã phát thì nhẹ và thưa đi:  Đại mạo sống, Tê giác sống mỗi thứ mài một chén trộn uống, lần nửa chén, ngày 3 lần (Linh Uyển Phương).
+ Trị đậu sang hắc hãm, làm cho nóng tim, ngưng huyết: Đại mạo sống, Tê giác sống, mỗi thứ mài một chén trộn vào, chút huyết tim heo, nấu với nước Tử thảo, uống lần 5 muỗng lúc nóng (Đậu Chẩn Luận Phương).
+ Trị ra gió chảy nước mắt, do tâm thận suy nhược: Đại mạo sống, Tê giác sống, Linh dương giác, mỗi thứ 30g, Thạch yến tử 1 cái. Tán bột, lần uống 3g với nước sắc Bạc hà, ngày 1 lần (Hồng Phi Tập Phương).
+ Trị trẻ  con động kinh dữ tợn, trúng gió lạnh tay chân đột ngột, đàm nhiệt hôn mê: Tê giác (sống), Đại mạo (sống), Hổ phách, Hùng hoàng, Long não, Châu sa, Xạ hương, Ngưu hoàng, Kim bạc, Ngân bạc (một nửa bỏ vào thuốc, một nửa làm áo bên ngoài), An tức hương (lấy rượu chưng thành cao). Tất cả tán bột trộn cao An tức hương làm viên, áo Kim bạc ở ngoài (Chí Bảo Đơn). Tham khảo: Đại mạo vị mặn, tính lạnh, chất cứng, thể nặng, có công giải độc thanh nhiệt gần như vị Tê giác, lại có công năng trấn tâm an thần ngang với Trâu châu. Nó có tác dụng thanh phiền nhiệt mà trị tâm phong, ngừng động kinh mà tiết phong hỏa. Cổ phương phối hợp với Tê giác mài uống để chuyên giải độc đậu sang. Trong bài “Chí bảo đơn” đã dùng chung Tê giác và Đại mạo để trị hôn mê sốt cao có hiệu quả rất cao, nhưng khi dùng phải dùng sống (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).  
 Những phương giản dị mà hiệu quả 
Comments Off on ĐẠI MAO