Danh Mục Dược Điển

BẠCH CƯƠNG TẦM

VầnTên 
 Bạch Cương Tàm => Tằm vôi – Vị thuốc quý Tằm vôi còn gọi là tằm chết gió, bạch cương tàm, thiên trùng… Tằm vôi còn gọi là tằm chết gió, bạch cương tàm, thiên trùng…, là tằm bị chết cứng do nhiễm vi nấm, vị mặn, tính bình, không có độc, có công dụng trừ phong trấn kinh, long đàm tán kết, giải độc, dùng để chữa trúng phong thất ngôn, kinh giản, đầu phong, hầu phong, đau họng, lao hạch, đan độc, viêm tuyến vú, lở ngứa, sạm da…  
 Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh Tìm hiểu về tằm chín    Theo y học cổ truyền, tằm chín vị mặn, bùi béo, tính ấm, có tác dụng bổ thận, dạ dày, ruột, thần kinh, chữa các chứng suy nhược thần kinh, mệt mỏi, khó ngủ, ăn chậm tiêu, di mộng tinh, trẻ em chậm lớn, phụ nữ ít sữa.


Cách dùng: Tằm chín (đã nhả được ít sợi tơ, thân vàng óng, không có vết đen trên mình) 200 g, lá dâu (lá bánh tẻ, không bị sâu hoặc úa) 500 g, vừng đen 300 g, mật ong vừa đủ để làm viên. Cho tằm vào nước sôi, khuấy mạnh đến khi tằm chuyển sang màu trắng ngà. Vớt ra, để ráo nước rồi sấy hoặc rang nhẹ lửa (chừng 50 độ C), đảo luôn cho tằm khô đều và không bị cháy. Khi thấy da tằm săn lại, cho lửa to hơn (độ 80 độ C), đến lúc tằm có màu vàng nâu bóng, mùi thơm là được. Chờ tằm nguội, ngâm tằm 1-2 giờ với nước gừng, tỷ lệ một phần gừng, hai phần nước (gừng làm mất mùi tanh của tằm). Vớt tằm ra, sao vàng cho đến khi tằm thật khô, bẻ gãy được. Tán nhỏ và rây thành bột mịn. Lá dâu rửa sạch, phơi khô trong bóng râm hoặc dưới ánh nắng nhẹ, vò bỏ cuống và xương lá. Vừng đen sảy sạch hạt lép và rác, phơi khô, sao thơm. Tán lá dâu với vừng đen, rây mịn. Trộn lẫn bột tằm, bột vừng, lá dâu; thêm dần mật ong, giã nhuyễn, trộn đều đến lúc khối bột không dính tay là được. Viên thành viên độ 1g. Viên thuốc có màu đen, hơi mềm, mùi thơm, vị ngọt mặn. Đựng thuốc trong lọ sạch kín, để ở nơi khô ráo, dùng dần. Ngày dùng hai lần, người lớn mỗi lần 10-20 g, trẻ em 5-10 g. Uống sau mỗi bữa ăn, liền trong một tháng.  
 Công dụng-liều dùng Bài thuốc trị bệnh có dùng tằm vôi: + Trúng phong miệng mắt méo lệch: bạch cương tàm 10g, bạch phụ tử 10g, ngô công 1 con, hải tảo 20g, sắc uống. + Trẻ em kinh phong co giật: bạch cương tàm 10g, bạc hà 10g, câu đằng 15g, thuyền thoái 15g, sắc uống. + Khẩu nhãn oa tà (liệt dây VII ngoại vi): bạch cương tàm 15g, toàn yết 15g, bạch phụ tử 15g, thiên nam tinh 15g, tất cả sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5g. + Mày đay, ngứa da: bạch cương tàm, khổ sâm, địa phụ tử mỗi thứ 10g, ma hoàng 5g, thích tật lê 15g, sắc uống. + Đau đầu do phong nhiệt: bạch cương tàm, cao lương khương lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 1,5g với nước sắc đại táo. Hoặc bạch cương tàm 6g, mộc tặc 6g, kinh giới 6g, tang diệp 9g, sinh cam thảo 3g, sắc uống. + Lao phổi có hang: bạch cương tàm, bạch cập, địa du thán lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g.
+ Sản phụ thiếu sữa: bột bạch cương tàm 6g uống với rượu nhạt.
+ Viêm tuyến vú cấp tính: bột bạch cương tàm trộn với giấm thanh xoa quanh vùng viêm mỗi ngày 1 lần, kết hợp với uống nước sắc bồ công anh và kim ngân hoa, mỗi thứ 30g.Lao hạch: bạch cương tàm 10g, thủy tiền thảo 30g, đan sâm 15g, mẫu lệ 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.Viêm họng khản tiếng, đau họng: bạch cương tàm 5g, phèn chua 1g, phèn đen 1g, ba vị tán nhuyễn, lấy 2g sắc với lá bạc hà 1g và gừng tươi 1g, lấy nước rửa miệng và ngậm. Hoặc bạch cương tàm 6g, thiên nam tinh 6g, sấy khô tán bột, uống với nước gừng tươi.
+ Chữa sạm da mặt: bạch cương tàm tán nhỏ hòa với nước bôi vào vết sạm, mỗi đêm 1 lần.
+ Thiên đầu thống: bạch cương tàm 4g, tán nhỏ hòa với nước uống.
+ Bạch đới ra khí hư chất trắng đỏ: bạch cương tàm rửa bằng nước vo gạo, bỏ đầu chân, sấy khô tán nhỏ, uống mỗi lần 2 đồng cân với rượu.
Sau đây là 3 bài thuốc cụ thể với tác dụng của bạch cương tàm
Trị vết đen sạm trên mặt: Bạch cương tàm tán nhỏ, hòa với nước, bôi vào vết sạm; những vết này sẽ mất dần. Thiên đầu thống (glaucoma): Bạch cương tàm 4-8 g tán nhỏ, hòa với nước chè uống, thỉnh thoảng uống cùng với nước hành.
Trị viêm amiđan cấp tính: Bạch cương tàm 10g, phèn chua 5g, phèn đen 5g. Tất cả trộn đều, tán thật mịn, cho vào lọ để dành. Khi dùng, lấy lá bạc hà 5 g, sinh khương 5 g, sắc với ít nước (đã hòa tan 2 g bột nói trên). Lấy nước này chùi vào cổ họng cho nôn ra thật nhiều đờm. Một số tác dụng của Con ngài tằm

  Theo y học cổ truyền, con ngài tằm (tên thuốc là tàm nga) có vị mặn, bùi béo, thơm, tính ấm. Người ta lấy ngài tằm bỏ đầu, chân và cánh, sấy khô, sao vàng, tán thành bột để làm thuốc. Chữa đái buốt do chứng lậu: Mỗi lần uống 8 g bột ngài tằm với rượu vào lúc đói. Chữa chứng phong chúm miệng, cứng lưỡi, khóc không ra tiếng ở trẻ em: Lấy bột ngài tằm hòa với mật ong, bôi vào trong mồm. Chữa liệt dương, mộng tinh, vô sinh: Ngài tằm 7 con (sao giòn), tôm he (bóc vỏ) 20 g. Tất cả giã nát, trộn với trứng gà (2 quả), dùng dưới dạng thức ăn như rán hoặc hấp chín. Chữa lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt hoặc tắt kinh sớm: Ngài tằm (bỏ đầu, chân và cánh, sấy khô, sao vàng) 100g, ngâm với 500 ml rượu trắng trong 7-10 ngày (càng lâu càng tốt), thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống hai lần, mỗi lần 30 ml.

 Chú ý: Chỉ sử dụng con tằm được nuôi bằng lá dâu.

Bột Cương Tằm còn được kết hợp với nhiều loại bột thảo dược khác, sử dụng đắp mặt nạ sẽ có hiệu quả tăng lên rất nhiều lần: Bột đương quybột bạch chỉbột bạch quảbột bạch cương tằmbột ngải cứubột lá chùm ngâybột lá dâu tằmbột bạch linhbột hoa hồngbột hoa kim ngânbột hoa nhài…         
Comments Off on BẠCH CƯƠNG TẦM