Danh Mục Dược Điển

BẠC HÀ

VầnTên 
BBạc HàTên khoa học:  Mentha arvensis L. – Lamiaceae
Giới thiệu: Cây thảo, sống lâu năm, thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40cm, mầu xanh lục hoặc tím tía. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống ngắn. Mép lá khía răng đều. Hoa nhỏ, mầu trắng, hồng hoặc tím hồng. Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu. Mùa hoa quả vào tháng 7 – 10. Cây bạc hà mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta.
Thu hái và sơ chế: Vào khoảng tháng 5, 8, 11 thu hoạch lúc cây mới ra hoa, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi trong râm cho khô.
 Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy KinhMô tả dược liệu: Thân khô màu vàng nâu hoặc tím nâu, hình vuông có nếp nhăn dọc, chất cứng rễ gãy có đốt mắt rõ ràng, lá mọc đối màu vàng nâu hoặc màu xanh lục nâu, teo nhăn rất khó nhìn ra nguyên hình, có mùi thơm Tính vị: Vị cay, thơm, tính mát

Quy kinh: Vào kinh Phế, Can
Thành phần hóa học: Menthol, Menthone, Menthyl Acetate, Camphene, Limonene, Isomenthone, Pinene, Menthenone, Rosmarinic acid, d-Neomenthol, Ethyl – n – Amylketone, Piperitone, Piperitenone, Pulegone.
 Công dụng-liều dùngDược năng: Tán phong nhiệt, hành can khí

Liều dùng: 2 – 6g

Chủ trịChữa cảm mạo phong nhiệt, có sốt, nhức đầu, ngạt mũi, không ra mồ hôi. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, ăn uống khó tiêu.

Kiêng kỵ: Tránh dùng quá liều sẽ làm tổn dương khí, ngộ độc
Comments Off on BẠC HÀ