KIM ANH TỬ
Vần | Tên | |
K | KIM ANH TỬ | Kim anh tử còn gọi là Thích Lê tử, Đường quân tử là quả gỉa hoặc đế hoa chín phơi hay sấy khô của cây Kim anh Tên Khoa Học: Rosa Laevigata Michx Thuộc họ Hoa Hồng ( Rosaceae) Tên tiếng trung: 金樱子 |
Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh | ( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….) Mô tả Cây nhỏ, mọc dựa, thành bụi. Thân cành có gai. Lá kép gồm 3 lá chét, mép khía răng nhọn, có lá kèm nhỏ. Hoa to, màu trắng, mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả giả (đế hoa), hình trứng, có gai và đài còn lại, khi chín màu vàng nâu. Hạt (quả thật) nhiều, dẹt. Mùa hoa quả: Hoa: Tháng 3 – 6; Quả: Tháng 7 – 9. Quả của cây kim anh tử: Quả già (đế hoa lõm biến thành) bổ dọc, hình bầu dục, dài 2 – 4 cm, rộng 0,3 – 1,2 cm. Mép cắt thường quăn gập lại. Mặt ngoài màu da cam, nâu đỏ hoặc nâu sẫm bóng, hơi nhăn nheo, có vết của gai đã rụng. Đầu trên mang vết tích của lá đài, nhị và nhụy. Đầu dưới còn sót lại một đoạn cuống ngắn. Phần lớn đã được nạo sạch hạt (quả đóng) và lông. Quả đóng có góc, màu vàng nâu nhạt, rất cứng, có nhiều lông tơ. Vị hơi ngọt, chát. Phân bố: Ở Trung quốc cây mọc ở các tỉnh Quảng đông, Quảng tây, Phúc kiến, Hà nam, Giang tô, Triết giang , Hồ nam , Hồ bắc, Tứ xuyên, Ở nước ta cây mọc hoang ở đồi núi và là đặc sản của các tỉnh Cao bằng, Lạng sơn. Thu hái chế biến: hái quả vào mùa thu, tháng 10 – 11, khi ‘quả’ chín tới biến thành màu đỏ, phơi khô, loại bỏ gai cứng. nạo hết hạt bên trong là dùng được Thành phần hoá học: Quả có saponin, citric acid, malic acid, frutose, sucrose, tanin, resin, vitamin C, glucosid Tác dụng dược lý: + Tác dụng giảm xơ mỡ động mạch: trên thực nghiệm gây xơ mỡ mạch thỏ bằng chế độ ăn nhiều cholesterol được điều trị bằng Kim anh tử trong 2 – 3 tuần. Trong tất cả các ca đều có gỉam cholesterol máu và beta-lipoprotein có ý nghĩa so với lô chứng. Mỡ ở tim và gan cũng như xơ mỡ mạch ở nhóm điều trị là ít hơn. + Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Kim anh tử có tác dụng ức chế mạnh in vitro đối với tụ cầu vàng ( Staphylococcus aureus) và E.Coli. Nước của thuốc cũng có tác dụng ức chế virus cúm. Vị thuốc Kim anh tử ( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. ) Tính vị: chua sáp, tính bình. Qui kinh: Thận, Bàng quang, Đại tràng Công dụng: Cố tinh sáp niệu, Sáp trường chỉ tả Liều dùng: 8-16 gam Kiêng kỵ: +Nhiệt thái quá: không dùng (Trung Dược Học). +Bệnh mới phát sốt, táo kết: không dùng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). +Có thực hỏa tà nhiệt: cấm dùng. Tiểu không thông, tiêu chảy cấp: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). | |
Công dụng-liều dùng | Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Kim anh tử Chủ trị các chứng: hoạt tinh, tiểu nhiều lần , bạch đới quá nhiều, Tả lỵ mãn tính +Liệu Tỳ, tả hạ lỵ, chỉ niệu, sáp tinh (Thực Bản Thảo). +Chỉ thổ huyết, nục huyết, sinh tân dịch, thu hư hãn +Sáp tinh, cố trường (Đông Dược Học Thiết Yếu). Các bài thuốc có kim anh tử Trị tiêu chảy, lỵ, hoạt tinh, di tinh, tiểu nhiều: Kim anh tử, nấu thành cao. Mỗi lần dùng 1 thìa canh lớn, hòa với nước sôi uống (Kim Anh Tử Cao- Nghiệm Phương). Trị chứng tả lî lâu ngày: Kim anh tử 30g sắc nước uống, hoặc phối hợp với thuốc bổ khí như Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Hoài sơn làm thuốc thang sắc uống. Hoa Kim anh, Quả Kim anh (bỏ hạt), lá Kim anh và Anh túc xác, lượng bằng nhau tán nhỏ viên với nước sắc vỏ quýt. Chữa suy nhược thần kinh: Kim anh 500g, ba kích 250g, tua sen 50g. Hai vị kim anh và ba kích thái mỏng, sao vàng, tán nhỏ, cho vào một túi nhỏ cùng với tua sen. Tất cả cho vào nồi thêm 2000ml nước đun nhỏ lửa còn 1000ml. Lọc lấy nước cốt bỏ riêng. Sau đó thêm 1000ml nước đun nhỏ lửa còn 500ml. Lọc lấy nước, trộn đều 2 loại nước với nhau thêm đường đun nhỏ lửa còn 1000ml. Để nguội, thêm vài giọt tinh dầu cam cho thơm. Mỗi ngày chia 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Mỗi liệu trình 7-10 ngày. +Trị Di tinh, hoạt tinh, bạch đới: Kim anh tử + Khiếm thực, lượng bằng nhau. Tán bột, mỗi lần uống 6-8g với nước cơm (Thủy Lục Nhị Tiên Đơn – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). +Trị tử cung sa, trực tràng sa: Kim anh tử 30g, Ngũ vị tử 6g, sắc uống (Trung Dược Học). Kim Anh Tử Đường Tương ( Viện Trung Y Thượng Hải) . Tác dụng Cố tinh, bổ thận. Trị thận hư, di tinh, hoạt tinh Kim Anh Cao (Cổ Kim Y Thống Đại Toàn, Q.46. Từ Xuân Phủ) Bổ thận, cố tinh. Trị hư lao, di tinh, bạch trọc Cửu Tử Hồi Xuân Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng. Lý Văn Lượng) Bổ thận, cố tinh. Trị thận hư, tinh thiếu, mệnh môn hỏa suy, liệt dương (suy sinh dục), hoạt tinh, xuất tinh sớm. | |
Những phương giản dị mà hiệu quả |