HUYẾT GIÁP
Vần | Tên | |
H | HUYẾT GIÁP | Tên khoa học: Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep. – Dracaenaceae Giới thiệu: Huyết giác là một loại cây nhỏ, cao chừng 1-1.5m, có thể tới 2-3m, sống lâu năm. Thân phân nhiều nhánh, cây nhỏ có đường kính chừng 1.6-2cm, cây to có đường kính 20-25cm. Lá hình lưỡi kiếm, trung bình dài 25-80cm, rộng 3-4cm tới 6-7cm, cứng, màu xanh tươi mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo, thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn. Cụm hoa mọc thành chùm dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2-4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ đường kính dài 7-8 mm, màu lục vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 1cm. Khi khô có màu đen, hình cầu đường kính 6-7cm. Huyết giác phân bố ở Nam Trung quốc (Quảng Tây), Việt Nam, Campuchia.Ở nước ta, cây mọc trên các núi đá vôi trong đất liền và hải đảo từ Bắc chí Nam. |
Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh | Thu hái, sơ chế: Thu hái quanh năm, lấy gỗ của những cây huyết giác già, lâu năm đã chết, lõi gỗ đã chuyển màu đỏ nâu, bỏ phần vỏ ngoài, gỗ mục và giác trắng thái lát và phơi hay sấy khô. Mô tả dược liệu: Lõi gỗ hình trụ rỗng ở giữa hoặc đôi khi là những mảnh gỗ có hình dạng và kích thước khác nhau, màu đỏ nâu. Chất cứng chắc không mùi, vị hơi chát. Tính vị: Vị đắng chát, tính bình. Thành phần hóa học: Nhựa trong gỗ Huyết giác gồm hỗn hợp C6H5-CO-CH2-CO-OC8H9O và dracoresinotanol chiếm 57-82%, dracoalben khoảng 2,5%, dracoresen 14%, nhựa không tan 3%, phlobaphen 0,03%, tro 8,3%, tạp thực vật 10,4%. Công năng: Hoạt huyết chỉ thống, tán ứ sinh tân. Dùng ngoài: Chỉ huyết sinh cơ. Chủ trị: – Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. – Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu. Đối với nữ còn dùng khi kinh nguyệt bế. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8- 12 g, phối ngũ trong các bài thuốc hoặc ngâm rượu xoa bóp hoặc uống. | |
Công dụng-liều dùng | Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc huyết giác Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, khi dùng huyết giác kết hợp với các vị thuốc khác có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, giảm đau, làm giãn mao mạch, giúp máu lưu thông như ô đầu, gừng, một dược, nhũ hương, băng phiến… sẽ có tác dụng rất tốt cho những trường hợp bị thoái hóa khớp. Trị đau nhức, vết thương do ngã, do đòn roi, tụ máu… Bài thuốc ngâm rượu: Huyết giác 20g, Quế chi 20g, Thiên niên kiện 20g, Đai hồi 20g, Địa liền 20g, Gỗ vang Các vị tán nhỏ, cho vào chai với 500ml rượu 30 độ, ngâm một tuần lễ, lấy ra vắt kiệt, bỏ bã. Khi bị thương do đánh đập, ngã, đau tức, bầm ứ huyết, dùng bông tẩm rượu thuốc xoa bóp. Nhân dân thường ngâm rượu Huyết giác 2/10 uống chữa đau mỗi khi lao động nặng hoặc đi đường xa sưng chân, đặc biệt chữa bị thương tụ máu (uống và xoa bóp). Vùng tim đau nhói, ngực căng tức, vai đau ê ẩm, sống lưng bị trật do gánh vác nặng và leo chạy nhiều lao lực: Dùng Huyết giác, Đương quy, Ngưu tất, Mạch môn, Sinh địa, mỗi vị 12g sắc uố Nếu có sốt, ho, tim to thì gia Dành dành, Thiên môn, Địa cốt bì, Huyền sâm, mỗi vị 12g sắc uống. Thuốc bổ máu: Huyết giác 100g, Hoài sơn 100g, Hà thủ ô 100g, quả Tơ hồng 100g, Đỗ đen sao cháy 100g, Vừng đen 30g, Ngải cứu 20g, Gạo nếp rang Tất cả tán bột trộn với mật làm thành viên, ngày dùng 10-20g. Chữa chảy máu do vết thương hở: Dùng bột và nhựa cây huyết giác bôi vào vết thương sẽ có tác dụng cầm máu tốt. Chữa chảy máu cam: Dùng nhựa cây huyết giác, bạc hà (các loại bằng nhau) tán thành bột rồi thổi vào mũi sẽ hết. Thông huyết ứ, giảm đau khi bị bong gân: Huyết giác, quế chi, đại hồi, địa liền, thiên niên kiện, mỗi vị 20g. Tất cả tán nhỏ, ngâm trong 500ml rượu trắng trong 1 tuần. Khi bị bong gân rót ra chén nhỏ, lấy một miếng bông thấm rượu thuốc bôi vào chỗ đau, xoa bóp trong 15 phút. Ngày làm 3 lần. Tham khảo Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng. Một số người thường nhầm lẫn cây huyết giác và cây dứa dại vì có hình dáng tương đối giống nhau. Tuy nhiên cần phân biệt cây Dứa lẵng la (còn gọi Dứa núi) tên khoa học là Pandanus utilis, thuộc họ Dứa dại – Pandanaceae. Còn cây dứa dại – xác máu mọc nhiều ở danh thắng Ngũ Hành Sơn chính là cây Huyết giác, có tên khác là Giác máu, Trầm giác, Dứa ông…, tên khoa học Dracaena cambodiana, thuộc chi (Huyết dụ) – Dracaenaceae, họ hành tỏi. | |
Những phương giản dị mà hiệu quả |