Danh Mục Dược Điển

HUYẾT KIỆT

VầnTên 
HHUYẾT KIỆT Tên thường gọi: Huyết kiệt còn gọi là Calamus gum, DragonỊs blood
Tên tiếng Trung: 血 竭
Tên dược: Sanguis Draconis.
Tên khoa học: Daemonorops draco Blume Họ khoa học: Họ Dừa Palmaceae.

 Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh (Mô tả, hình ảnh cây Huyết kiệt, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)
Mô tả Là loại song mây, có thể dài hơn 10 mét, đường kính từ 2-4cm. Lá mọc kép, so le, cùng về phía gốc hầu như mọc đối, có nhiều gai ở trên thân và lá. Hoa mọc đơn độc, đực cái khác gốc. Quả hình cầu đường kính chừng 2cm, khi chín có màu đỏ, trên quả rất nhiều vảy, khi quả (thường hay gọi nhầm là trái) chín, trên mặt những vẩy này phơi đầy chất nhựa máu đỏ. Phân bố: Cây mọc hoang tại các đảo ở Indonexia, vị thuốc phải nhập.
Thu hái: Quả chín về cho vào túi gai để vò xát thì chất nhựa khô dòn ở quả sẽ lỏng ra, xong  rây riêng chất nhựa, bỏ tạp chất. Phơi nắng hay đem cách thủy cho nóng chảy rồi đổ vào khuôn hình trụ đều nhau, hoặc thành từng cục được gói trong lá cây Cọ, hoặc đóng thành từng bánh tròn có khi nặng tới vài kg. Có khi người ta đun quả với nước để nhựa chảy ra rồi đóng thành bánh, nhưng loại nhựa này chất lượng kém hơn. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Dịch bài tiết đỏ từ quả và thân, thu hái vào mùa hè. Sấy hoặc hầm cho đến khi thành nhựa rắn, sau đó nghiền thành bột.
Thành phần hoá học: Chất màu, chất nhựa, Ete benzoic và benzoylacetic của dracoresitanola, acid benzoic tự do và tinh dầu.
Mô tả dược liệu Dùng dịch tiết từ quả và thân cây Huyết kiệt. Nên chọn loại khi phơi khô kết thành khối có màu nâu, hoặc nâu đỏ, đồng nhất, không lẫn tạp chất là tốt.

Vị thuốc Huyết kiệt
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Tính vị: Vị ngọt, mặn và tính ôn.
Qui kinh: Vào kinh tâm và can.  
Công năng: Cầm máu chữa lành vết thương. Hoạt huyết và trừ ứ bế, giảm đau.
Chủ trị: Chấn thương huyết tụ, kinh nguyệt bế tắc, sau khi sinh huyết khối gây đau đớn vv.

 Công dụng-liều dùng Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Huyết kiệt
Trị sau sinh bị huyết vựng lên tâm gây ra đầy trướng ở ngực, suyễn: Huyết kiệt, Một dược. Lượng bằng nhau. Tán bột. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 8g. Dùng Đồng tiện và rượu hâm nóng lên, uống với thuốc. (Huyết Kiệt Tán – Chứng Trị Chuẩn Thắng).   
Trị tay chân bị sang thương, bong gân, trật khớp: Đại hoàng 48g, Huyết kiệt 160g, Tự nhiên đồng 8g. Tán bột. Ngày uống 12 – 16g với nước cốt Gừng. (Huyết Kiệt Tán II – Thẩm Thị Tôn Sinh).   
Trị có thai mà có kết khối (sán hà) do huyết ứ, bụng đầy đau, hông sườn đau: Huyết kiệt 20g, Bồ hoàng 20g, Diên hồ sách 20g, Đương quy 20g, Quế tâm 20g, Xích thược 20g. Tán bột. Ngày uống 8 – 12g lấy đồng tiện và rượu đun sôi lên, uống với thuốc. Uống xong đi nằm. Lúc lâu lại uống, ác huyết sẽ theo đường kinh mà ra, không bốc ngược lên nữa. (Huyết Kiệt Tán III – Y Tông Kim Giám).   
Xuất huyết ngoài da (do chấn thương): Huyết kiệt tán nhuyễn rắc vào hoặc có thể phối hợp với Bồ hoàng mỗi vị 10-12g. Sắc uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Chỉ định và phối hợp: – Xuất huyết do chấn thương ngoài:
Dùng phối hợp huyết kiệt một mình (dùng ngoài) hoặc có thể phối hợp với bồ hoàng. – Loét mạn tính: Dùng phối hợp huyết kiệt với nhũ hương và một dược để dùng ngoài. – Sưng và đau do ứ máu do chấn thương ngoài. Dùng phối hợp huyết kiệt với nhũ hương và một dược dưới dạng thất li tán. Liều dùng: 1-1,5g dưới dạng thuốc viên. Thận trọng và chống chỉ định: Không dùng huyết kiệt khi không có dấu hiệu ứ huyết.

 Những phương giản dị mà hiệu quả 
Comments Off on HUYẾT KIỆT