Danh Mục Dược Điển

HẮC PHỤ TỬ

VầnTên 
HHắc Phụ Tử 1.Tên gọi: Hắc phụ, Cách tử, Phụ phiến, Ô phụ tử, Thục phụ tử, Sinh phụ tử, Đạm phụ phiến, Phụ khối.
2. Tên khoa học: Aconitum sinense Paxt, thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).  
 Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh 3. Mô tả: Cây ô đầu là loại cỏ sống lâu năm, cao chừng 0,6-1m. Rễ phát triển thành củ, có củ mẹ, củ con như cây âu ô đầu. Củ hái ở những cây trồng có thể tới 5cm đường kính. Lá mọc so le, phiến lá rộng 5- 12cm, xẻ thành 3 thùy, 2 thùy 2 bên lại xẻ làm 2, thùy giữa lại xẻ làm 3 thùy con nữa. Mép các thùy đều có răng cưa thô, to. Cụm hoa dài 10-20cm, hoa màu xanh tím, quả dài 2mm. Hoa nở vào tháng 3-7. Quả thu hoạch vào tháng 7-8. Phụ tử là rễ củ con của cây ô đầu nói trên, nhưng đem về chế biến rồi mới dùng. Phụ tử lại chia ra diêm phụ, hắc phụ và bạch phụ củ, bạch phụ phiến.
4. Phân bố và thu hái Cây này hiện chưa được trồng ở nước ta. Chủ yếu mọc hoang và được trồng ở Trung Quốc (Tứ Xuyên, Quý Cháu, Vân Nam, Thiểm Tây, Cam Túc). Củ thu hái vào cuối tháng 6 (hạ chí) đầu tháng 7 (tiểu mãn).
5. Bào chế và bảo quản Mục đích: Giảm tính đại nhiệt, mãnh liệt của vị thuốc Tập trung vị thuốc vào Tâm, thận, tỳ; Tạo ra vị thuốc có đường dùng mới, vị thuốc mới (Bạch phụ, Hắc phụ) Tăng các tác dụng vốn có của vị thuốc.
Chế diêm phụ Công thức:    Sinh phụ tử: 10 kg MgCL2: 4 kg NaCL: 3 kg Nước: 6 lít Trước hết đem ngâm sinh phụ tử với hỗn hợp dịch trên khoảng 10 ngày. Sau đó cứ ngày vớt ra phơi đêm lại ngâm. Làm như vậy khoảng 5 – 6 lần, tới khi ngoài vỏ kết tinh một lớp muối trắng; đồng thời khi đó muối cũng đủ ngấm tới ruột củ. Đem phơi khô ta được diêm phụ (tức Phụ tử muối). từ sản phẩm này người ta có thể chế thành Bạch phụ tử hoặc Hắc phụ, là những sản phẩm dùng để uống. Nếu dùng diêm phụ thì trước khi dùng phải tẩm nước Gừng, Cam thảo sao.
Chế Bạch phụ Đem diêm phụ (Hoặc dùng công thức chế diêm phụ như trên) rửa sạch lớp muối bám ở vỏ, luộc chín, bóc bỏ vỏ, đem thái phiến dày từ 1 – 3mm theo chiều dọc của củ. Sau đó, đem rửa bằng nước lã nhiều lần cho đến khi hết vị tê. Đồ 30 phút, rồi phơi khô.
Chế Hắc phụ Cũng tiến hành chế diêm phụ như trên; nhưng khi luộc thì không bóc vỏ; thái phiến dày từ 1 – 3 mm theo chiều dọc củ. Đem phiến ngâm vào hỗn dịch nói trên từ 3 – 4 ngày. Vớt ra, rửa sạc, phơi khô. Tiếp đó đem phiến này tẩm vào dầu hạt cải hoặc dịch nước đường phèn hoặc đường đỏ. ủ từ 30 phút – 1 giờ cho ngấm hết. Sau đó sao tới khi mặt phiến ngả màu nâu đen. Lại đem rửa hết vị tê, phơi hoặc sấy khô. Trường hợp không có diêm phụ; muốn có sản phẩm Bạch phụ hoặc Hắc phụ thì đem sinh phụ tử ngâm vào hỗn hợp dịch muối trên từ 3 – 5 ngày. Vớt ra rửa sạch, rồi tiến hành theo các cách nói trên. Cũng có thể lấy diêm phụ rửa sạch muối, bỏ vỏ thái lát, ngâm nước 24 giờ, rửa sạch, phơi khô. Sau đó trích với nước đồng tiện hoặc nước Cam thảo hoặc nước gừng.
Chế biến theo Hải thượng Lãn Ông Phụ tử gọt bỏ vỏ đen, cắt bỏ rễ, bổ củ làm tư; Nấu phụ tử với nước Phòng phong, Cam thảo, Đậu đen đến khi can nước, miếng Phụ tử chín kỹ, còn ít vị tê mang phơi đến khô kiệt. Chế Diêm phụ với Đậu đen Lấy 10 kg Diêm phụ và 3 kg Đậu đen đã rang thơm. Đem diêm phụ ngâm nước một ngày; rửa sạch; Ngâm nước vo gạo 2 ngày; rửa sạch; bóc bỏ vỏ ngoài; thái phiến dọc củ dày 1 – 3 mm. Lại tiép tục ngâm nước tới khi trong. Đổ ra cho Đậu đen cùng với phụ tử phiến nấu 2 giờ đến khi mặt phiến ngả màu thẫm. Đổ ra phơi hoặc sấy khô. Chế Phụ tử với Sinh khương, Cam thảo Công thức: Sinh phụ tử: 10,0 kg Sinh khương: 1,0 kg Cam thảo: 0,5 kg Kỹ thuật tiến hành Ngâm sinh phụ tử với nước Đồng tiện 12 giờ. Rửa sạch, tiếp đó ngâm 7 ngày với nước lã; Mỗi ngày thay nước ba lần. Đổ ra, cùng chưng với nước Sinh khương và Cam thảo tới chín và hết tê. Đỏ ra, ủ 1 ngày, thái phiến dầy 1 – 3 mm. Phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra còn có một số phương pháp khác Sau khi ngâm Phụ tử với nước hay phụ liệu khác vài ngày thì: Nấu Phụ tử với Sinh khương, Cam thảo, Phèn chua Nấu Phụ tử với Cam thảo, Tạo giác Nấu Phụ tử với Đậu đen, Cam thảo Nấu phụ tử với Cam thảo, Kim ngân hoa, Đậu đen v.v.. Tuy nhiên các phương pháp chế biến phải đảm bảo Phụ tử phải hết vị tê.
Tiêu chuẩn thành phẩm Bạch phụ và Hắc phụ hết vị tê, bạch phụ màu trắng ngà, Hắc phụ màu nâu đen.
Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh nơi có độ ẩm cao nhất là đối với diêm phụ. Bạch phụ tử
6. Thành phần hóa học Mesaconitine, Hypaconitine (Dược Học Học Báo 1965, 12 (7): 435). Higenamine, Demethylcoclaurine, Coryneinechloride, Methyldopa hydrochloride (Nhật Bản Dược Học Hội 1978, (5): 163). Isodephinine, Aconitine, Benzoylmesaconine, Neoline, Fuziline, 15a-Hydroxyneoline(Trương Địch Hoa, Trung Thảo Dược 1982, 13 (11): 481). Salsolinol (Trần Địch Hoa, Dược Học Học Báo 1982, 17 (10): 792). Karakoline, Beiwutine, 10-Hydroxymesaconitine (Vương Cát Chi, Dược Học Học Báo 1985, 20 (1): 71).
7.Tác dụng dược lý: Nước sắc Phụ tử liều nhỏ làm tăng huyết áp ở động vật được gây mê với liều lượng lớn, lúc đầu làm hạ sau lại làm tăng, tăng lực co bóp cơ tim, tác dụng cường tim rõ, tăng lưu lượng máu của động mạch đùi và làm giảm lực cản của động mạch, làm tăng nhẹ lưu lượng máu của động mạch vành và lực cản. Thành phần cường tim của Phụ tử là phần hòa tan nước. Độc tính của phần hòa tan cồn rất cao so với phần hòa tan nước (Trung Dược Học). Tác dụng kháng viêm: Thuốc sắc Phụ tử cho súc vật gây viêm khớp uống hoặc chích màng bụng đều có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).
Tác dụng nội tiết: Thuốc có tác dụng làm giảm lượng Vitmin C ở vỏ tuyến thượng thận chuột đồng. Một số thí nghiệm trên súc vật chứng tỏ nước thuốc làm tăng tiết vỏ tuyến thượng thận và tăng chuyển hóa đường, mỡ và Protein, nhưng trên 1 số thí nghiệm khác thì tác dụng này chưa rõ (Chinese Herbal Medicin).
Thuốc có tác dụng làm tăng miễn dịch cơ thể (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Aconite với liều 0,1 – 0,2mg/kg có tác dụng làm giảm phản xạ có điều kiện và không điều kiện, làm giảm nồng độ Ammoniac ở não (Trung Dược Học). Hắc phụ tử
8.Phụ tử trong y học cổ truyền Khí vị: rất cay, rất nóng, có hơi ngọt và đắng, có độc nhiều, khí thi hậu, vị thì bạc là thuốc âm trong dương dược giáng xuống nhiều, thăng lên thì ít, trong cái nổi mà có chìm, chỗ nào cũng có thể chạy đến Quy kinh: kinh Thủ quyết âm mệnh môn, Thủ thiếu dương tam tiêu, lại vào cả kinh Túc Thái âm tỳ và Túc thiếu âm thận. Công năng: hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa trợ dương, ôn kinh, tán hàn, trừ thấp chỉ thống, thông kinh lạc. Chủ trị: vong dương, dương hư, hàn tý, âm thư. “Chuyên chữa chứng ngũ tạng lạnh ngấm chân tay quyết nghịch, bụng da lạnh đau, tích tụ trưng hà, hàn thấp bại liệt ho hen phong hàn, đột nhiên đi ỉa thoát dương, ỉa chảy kéo dài; nghẹn, nôn ọe, ung nhọt không thu miệng, sốt rét vì đàm nhức đầu phong, trẻ con mạn tỳ kinh, nốt đậu con sắc xám tro, dạ dày lạnh.. Giun quấy lên mửa ói, ăn vào mửa ra ( phiên vị ), có tác dụng cường dương ích khí, rắn xương khỏe gần, bệnh thương hàn âm chứng, âm độc trúng hàn khí quyết, đàm quyết, buồn phiền vật vã, mê muội bất tỉnh, chứng thượng bán thân bất toại, các chứng tê đau phong lanh, sưng trướng, hoắc loạn chuyển gân, xích bạch ly đau đầu do thận, huyết chứng do dương hư, hết thảy những chứng trầm hàn cố lạnh đều không thể thiếu, Phụ tử làm mạnh nguyên dương, nguyên hỏa, tán hết hàn thấp, hàn độc của ba kinh âm nếu không có Phụ tử thì không thể cứu vãn được, chứng quyết nghịch của ba kinh dương nếu không có Phụ tử thì cũng không làm gì nổi. “ (Dược phẩm vậng yếu- Hải thượng Lãn ông y Tâm lĩnh)
Hợp dụng: Sợ Phòng phong, Cam thảo, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Đồng tiện, Tê giác và Đậu đen.  Tính của Phụ tử rất mạnh dữ, nhất định phải trọng dụng Sâm Truật để điều khiển nó, không thì gây tác hại không phải ít Không dùng chung với Can khương thì không nóng Làm thần cho Thục địa thì chỉ có công dẫn vào âm để ức chế hỏa Gặp Cam thảo thì tính hòa hoãn bớt Gặp Nhục quế thì bổ mệnh môn, gặp Bạch truật thì chữa hàn thấp ở tỳ Gặp Can khương thì hồi dương, bổ trung khí, làm đầu cho trăm thứ thuốc chạy suốt các kinh, dẫn đạo rất chóng, dẫn thuốc bổ khí để lấy lại nguyên dương đã tan hết, dẫn thuốc bổ quyết để giúp chân âm thiếu kém, dẫn thuốc phát tán để khu trừ biểu tà dân thuốc ôn lý để từ bỏ hàn thấp ở bên trong, đó là tùy sự hợp dụng với từng vị thuốc mà có công dụng khác nhau. Lại nói : ” Chế chín thì bố mạnh ” cho nên Phụtử chế chín phối với Ma hoàng là trong phát tán đã có bổ, để sống dùng thời phát tán (Cho nên Phụ tử phối Can khương là trong thuốc bổ có phát tán, đấy là vì sống chín đều có công dụng khác nhau vậy)
Kiêng kỵ: Âm hư sinh nội nhiệt, trong thực nhiệt mà ngoài giả hàn, thì không được dùng làm Phụ nữ có thai kiêng dùng vì uống vào ra thai rất chóng. Chú ý: Triệu chứng nhiễm độc Phụ tử thường thấy: chảy nước miếng, buồn nôn, nôn, mồm khô, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, chân tay và mình mẩy có cảm giác tê, mạch chậm, khó thở, chân tay co giật, bất tỉnh, tiêu tiểu mất tự chủ, huyết áp và nhiệt độ đều hạ thấp, rối loạn nhịp tim.Trên lâm sàng dùng Atropin liều cao để làm giảm triệu chứng, hồi phục điện tâm đồ. Trên súc vật thí nghiệm, Lidocain làm giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm độc Phụ tử. Thuốc cổ truyền dùng Cam thảo, Gừng khô, Đậu xanh làm giảm độc tính. Liều lượng:Liều thường dùng cho thuốc thang là 3 – 15g. Phụ tử nên sắc trước từ 30 – 60 phút. Liều Phụ tử nhiều ít là khác nhau rất lớn, tùy thuộc vào các yếu tố: Cơ địa: mỗi người đáp ứng đối với thuốc có khác: theo Y văn, có người dùng Phụ tử trên 100g không sao, có người dùng liều nhỏ đã có triệu chứng nhiễm độc, tốt nhất nên dùng liều nhỏ bắt đầu. Địa phương, tập quán khác nhau: theo báo cáo của Trung quốc người dân Tứ xuyên thường dùng Phụ tử nấu với thịt để ăn thì đối với dân xứ này có thể dùng liều cao. Theo các học giả Trung quốc thì alcaloit của cây Ô đầu được sắc lâu độc tính chỉ bằng 1/2000 – 1/4000 của Ô đầu sống.  
 Công dụng-liều dùng Ứng dụng lâm sàng
9.1. Trị nôn, tiêu chảy, ra mồ hôi, tay chân co rút, tay chân lạnh:  Chích thảo 80g, Can khương 60g, Phụ tử 1 củ (dùng sống, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng). Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia ra uống ấm (Tứ Nghịch Thang – Thương Hàn Luận).
9.2. Trị lậu phong, ra mồ hôi không ngừng: Phụ tử 45g (chế, bỏ vỏ, cuống), Thục tiêu (bỏ mắt, sao cho ra hơi nước) 15g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao cho ra hơi nước) 15g, Bạch truật 60g. băm nát như hột đậu, sắc với 5 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã, chia làm 4 lần uống ấm (Phụ tử Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
9.3. Trị ngực đau, giữa ngực có hàn khí uất kết không tan, ngực có hòn khối: Phụ tử (bào, bỏ vỏ, cuống), Nga truật (nướng) đều 30g, Hồ tiêu, Chỉ thực (sao trấu) đều 15g. tán bột. Mỗi lần uống 9g với rượu nóng (Tứ Ôn Thang – Phổ Tế phương).
9.4. Trị hàn tà nhập lý, chân tay lạnh, run, bụng đa, thổ tả, không khát, thân nhiệt và huyết áp tụt, mạch Vi muốn tuyệt: Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Can khương 6g, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Trần bì đều 12g, Cam thảo 4g, Ngũ vị tử 6g, Bán hạ, Sinh khương đều 12g. sắc, thêm Xạ hương 0,1g, uống (Hồi Dương Cấp Cứu Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). 9.5 Trị thận viêm mạn, dương khí không đủ, lưng mỏi, chân lạnh, phù thủng: Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Thục địa, Sơn dược đều 16g, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g. Tán bột, trộn mật làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g (Bát Vị Địa Hoàng Hoàn).
9.6. Trị hàn thấp thấm vào bên trong, khớp xương đau, cơ thể đau, lưng lạnh, chân tay mát, không khát: Thục phụ tử, Phục linh, Đảng sâm, Bạch truật, Thược dược đều 12g. Sắc uống (Phụ tử Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
9.7. Viêm phế quản mạn tính:  Ma hoàng 6 – 8g; Tế tân 4 – 8g; Thục phụ tử 4 – 8g (Ma hoàng, phụ tử, tế tân thang Thương hàn luận) 9.8. Tỳ vị hư hàn, có những triệu chứng bụng đau tiêu lỏng, nôn mửa hoặc đầy bụng, ăn ít, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch “ trầm tế” hoặc “ trì hoãn”.  
 Những phương giản dị mà hiệu quả 
Comments Off on HẮC PHỤ TỬ