Danh Mục Dược Điển

HẢI CÁP PHẤN

VầnTên 
HHải Cáp Phấn
Tên Việt Nam: Bột Vỏ Sò Lông.
Tên khác: Cáp lợi phấn, Hải cáp phấn (Bản Thảo Cương Mục), Hải cáp xác (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Arca subcrenata L.
Họ khoa học: Arcidae.
Tên gọi: . Sò (Cáp) là loại có lợi cho ngườinên gọi là Cáp lợi. . Cáp phấn có nghĩa dùng vỏ sò nung chín đâm ra bột mịn như phấn.
Mô tả: Sò lông thuộc họ Arcidae (Sò), lớp Pelecypoda (Chân rìu), ở Việt Nam có khoảng 20 loài sò, nhưng phổ biến nhất là loài Sò gạo (Arca granosa) và Sò lông (Arca suberenata). Thường gọi chung là Sò huyết vì có máu màu đỏ. Thường sống tập trung thành bầy lớn.
Phân biệt: Có nơi người ta thường dùng Cáp phấn là vỏ xác của con Tepes philippinnarum.
Địa lý: Có ở biển, ở Thanh Hóa.
Phần dùng làm thuốc: Vỏ xác. Thu hoạch: Chọn vào mùa xuân và mùa hè.  
 Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh
Tác dụng: Thanh Phế nhiệt, hóa đờm, tán kết, đồng thời có tác dụng  lợi tiểu.
Tính vị: Vị mặn, tính lạnh. Qui kinh: vào kinh, Tâm, Thận.
Chủ trị:  Trị ho do nhiệt đờm , bướu cổ, tràng nhạc, hạch lao.
Liều dùng: Dùng từ 9-15g. Thường cho  vào thuốc hoàn, hoặc tán bột làm viên. Có thể dùng sống, nung chín, đập dập, tán bột, hoặc thủy phi.
Kiêng kỵ: Tỳ Vị hư hàn cấm dùng  hoặc dùng phải thận trọng.  
 Công dụng-liều dùngBào chế:
+ Vỏ sò nung thành bột không dùng vào thuốc sắc (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
+ Khi dùng Cáp phấn chọn Sò có miệng tím nung thành bột, lấy hạt Qua lâu chín đâm trộn thành viên, phơi gió cho khô cất dùng rất hay (Ngô Phổ Bản Thảo).
+ Lấy đất dẻo bọc vỏ sò ở ngoài nung đỏ xong đập vỡ bỏ hết đất đi, lấy vỏ Sò tán bột dùng với thuốc, vị này bỏ vào thuốc sắc thì không có công hiệu (Dược Tính Luận).
Đơn thuốc kinh nghiệm :
Tri Tâm khí đau nhức: Cáp phấn sao, trộn bột Hương phụ, hai vị bằng nhau, uống với nước sôi hoặc nước Gừng (Thánh Huệ Phương).
+ Trị phù thủng do khí hư:  Tỏi 10 củ lớn, giã nát bấy như bùn, trộn Cáp phấn làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, uống 20 viên trước khi ăn với nước, uống hết, tiểu thông là hết (Phổ Tế Phương).
+ Trị quáng gà: Cáp phấn sao vàng tán bột, lấy sáp nấu làm thành viên to bằng hạt Bồ kết, cho vào trong  thịt thăn heo, buộc chặt, chưng cách thủy cho chín, mỗi ngày  ăn ngày một lần (Nho Môn Sự Thân ).
+ Trị  tuyến giáp trạng sưng: Hải cáp, Hải tảo, Côn bố, Ngõa lăng tử, Ngũ linh chi, Kha tử đều 9g, Ngũ bội tử 4,5g, Trư yết 60g. Tất cả tán bột, làm thành viên, mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần với nước (Hàm Hóa Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị hạch lao ở cổ: Mẫu lệ 15g, Hải cáp xác, Hải tảo, Côn bố, Quế chi, Bạch chỉ, Đương quy, Tượng bối, Hoắc hương đều 9g, Hạ khô thảo 18g,  Xuyên khung 4,5g,  Tế tân 3g, Sơn từ cô 6g. Tất cả tán bột làm viên lần uống 9g, ngày 2 lần với nước (Hóa Kiên Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị  ho suyễn do đờm  nhiệt, ho ra máu : Thanh đại, Hải cáp xác, mỗi thứ 9g, tán bột, mỗi  lần uống 9g ngày 3 lần với nước ( Đại Cáp Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị  ho suyễn do đờm  nhiệt, ho ra máu : Hải cáp xác, Qua lâu thực, lượng bằng nhau, tán bột,  làm thành viên,  mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần với nước (Hải Cáp Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị  phù thủng do thấp nhiệt, tiểu không thông: Hải cáp, Mộc thông, Trư linh, Trạch tả mỗi thứ 6g, Hoạt thạch, Đông qùy tử, Tang bạch bìù đều 9g, Đăng tâm 3g, sắc uống (Hải Cáp Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo: . Hàn lạnh chế được hỏa  nóng mà mặn thì nhuận xuống dưới, nên Cáp phấn có thể giáng hỏa tán được nhiệt, vì tính nó mặn nên làm cho huyết chạy đi cho nên có thể làm cho tiêu được. Cứng hóa ra mềm có nghĩa là lấy cái mặn là cái thuộc thủy của nó nên tính nhuận vậy, thấm thấp ra cho táo đó là lấy tác dụng  hóa hỏa của nó mà lợi tiểu tiện vậy (Bản Thảo Cương Mục). . Cáp phấn nhanh nhiệt lợi thấp, tiêu được đờm, định suyễn, ho hen, nôn mửa, phù thủng, lợi tiểu, mộng tinh, di tinh, bạch trọc, bạch đới, đau nhói ở tim. Tính nó lại hóa tán được tích khối, giải được khí kết, tiêu bướu cổ, loa lịch, tràng nhạc, tiêu những chỗ có độc, kết hợp đờm hạch sinh sưng đau các loại bệnh thuộc huyết của phụ nữ, trộn với dầu bôi trị được bỏng nóng (Bản Thảo Cương Mục). . Cáp phấn tính sáp nên hay thu liễm, có tài đánh tiêu tan được những chỗ kết  thành khối, giải nhiệt độc nên làm tiêu đờm, giảm ho, tiêu viêm (Bản Thảo Cầu Chân). . Trị di tinh, bạch trọc, Khiết Cổ ghi rằng: Dương thịnh âm hư cho nên tinh nó phải chảy ra như vậy, dùng Cáp phấn nung 1 cân, Hoàng bá bỏ vào nồi rang qua 1 cân, tán bột, trộn nước làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 100 viên với rượu nóng lúc bụng đói, ngày 2 lần. Cáp phấn vị mặn, vả lại có thể bổ Thận âm. Hoàng bá đắng mà giáng tâm hỏa vậy (Trân Châu Phấn Hoàn – Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).  
 Những phương giản dị mà hiệu quả 
Comments Off on HẢI CÁP PHẤN