SINH KHƯƠNG
Vân | Tên | |
S | Sinh khương | Gừng còn có tên gọi khác là Sinh khương hay khương, thuộc họ Gừng Zingiberaceae. Khương là thân rễ của cây gừng, tùy vào tính chất khô hay tươi sẽ mang tên gọi khác nhau: sinh khương (thân rễ tươi) và can khương (thân rễ khô). Theo cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi, cây gừng được mô tả như sau: Cây gừng là loại cây thảo, sống lâu năm, có thể cao 0,6 đến 1m, thân rễ mẫm lên thành củ, lâu dần thành xơ. Lá mọc so le, không cuống, lá bẹ, hình mác, dài 15-20cm, rộng khoảng 2 cm, mặt bóng nhẵn, gân giữa màu trắng nhạt, vò có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc, dài 20cm, cụm hoa thành bông mọc sít nhau, hoa dài 5cm, rộng 2-3cm, lá bắc hình trứng, dài 2,5cm, mép lưng màu vàng, đài hoa dài chừng 1 cm, có 3 răng ngắn, 3 cành hoa dài chừng 2cm, màu vàng xanh, mép cánh hoa màu tím, nhị tím. Bộ phận sử dụng làm thuốc: toàn cây, nhất là thân rễ. |
Mô tả dược liệu-Tính vị-Quy kinh | (Mô tả, hình ảnh cây gừng, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý) Mô tả cây gừng ![]() Cây gừng không chỉ là một gia vị quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam mà nó còn được biết đến là một vị thuốc nam quý. Dạng cây thảo cao tới 1m. Thân rễ nạc và phân nhánh xoè ra như hình bàn tay gần như trên cùng một mặt phẳng, màu vàng, có mùi thơm. Lá mọc so le, không cuống hình mác, có gân giữa hơi trắng nhạt khi vò có mùi thơm. Cán hoa dài cỡ 20cm, mang cụm hoa hình bông, gồm nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa có tràng hoa màu vàng xanh, có thuỳ gần bằng nhau nhọn. Cánh môi ngắn hơn các thuỳ của tràng, màu tía với những chấm vàng. Nhị hoa màu tím. Quả mọng. Phân bố ![]() Cây ưa ẩm, ưa sáng. Cây trồng thường có hoa năm thứ 2. Chưa thấy cây có quả và hạt. Gừng trồng sau 1 năm nếu không thu hoạch sẽ có hiện tượng tàn lụi (phần trên mặt đất) qua đông. Thời gian sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa hè-thu nóng và ẩm. Gừng tái sinh dễ dàng bằng những đoạn thân rễ có nhú mầm, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa xuân. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu. Bộ phận dùng và chế Thành phần hóa học ![]() Người bình thường nhai Sinh khương, có thể tăng huyết áp. Dịch ngâm nước Sinh khương có tác dụng sát trùng bất đồng trình độ đối với trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn phẩy hoắc lọan, khuẩn nấm T.violaceum, trùng roi âm đạo, và có tác dụng ngăn ngừa trùng hút máu nở trứng và têu diệt trùng hút máu (Trung dược học). Vị thuốc từ gừng – Sinh khương (Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng) Tính vị: Gừng có vị cay, tính ấm Qui kinh: phế, tỳ và vị. Theo một số loại sách viết: – Trung dược học: Vào kinh Phế, Tỳ, Vị. – Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 4 kinh Phế, Tâm, Tỳ, Vị. – Bản thảo hối ngôn: Vào các kinh Tỳ, Phế, Trường, Vị. – Bản thảo kinh giải: Vào kinh Đởm, Can, Phế. | |
Công dụng liều dùng | Công dụng![]() – Nôn do nhiệt ở vị: Dùng phối hợp sinh khương với trúc nhự và hoàng liên. Giới thiệu một số loại sách có ghi chép về công dụng của gừng – Bản kinh: Khử mùi hôi, thông thần minh. – Biêt lục: Chủ thương hàn đau đầu nghẹt mũi, ho nghịch thượng khí. – Đào Hoằng Cảnh: Qui ngũ tạng, trừ đàm hạ khí, ngừng nôn mửa, trừ phong thấp hàn nhiệt. – Dược tính luận: Chủ đàm thủy khí đầy, hạ khí; sống và khô đều trị ho, trị thời bệnh, cầm nôn ăn không xuống. Sinh khương với Bán hạ chủ dưới tâm cấp đau, nếu bên trong nhiệt không thể ăn, giã nước hòa mật uống vậy. Lại dùng nước của nó với Hạnh nhân làm thang sắc , hạ tất cả kết khí thực, ôm ngăn tâm ngực, khí nóng lạnh. – Thiên kim thực trị: Thông mồ hôi, trừ khí hôi ở trên mạng ngực. – Thực liệu bản thảo: Trừ tráng nhiệt, trị chuyển gân, tâm đầy. Ngừng nghịch, tan phiền muộn, khai vị khí. – Bản thảo thập di: Nước giải độc dược, phá huyết điều trung, hết lạnh trừ đàm, khai vị. – Trân châu nang: Ích Tỳ Vị, tán phong hàn. – Y học khải nguyên: Ôn trung khứ thấp. Chế độc Bán hạ, Hậu phác. – Nhật dụng bản thảo: Trị thương hàn, thương phong, đau đầu, chín khiếu không lợi. Nhập Phế khai vị, trừ hàn khí trong bụng, gỉai hôi uế. Giải độc các nấm. – Cương mục: Dùng sống phát tán, dùng chín hòa trung, giải trúng độc ăn lòai chim hoang thành hầu tý; ngâm nước điểm mắt đỏ, giã nước nấu với Hòang minh giao, dán đau phong thấp. – Bản thảo tòng tân: Nước gừng khai đàm, trị ế cách phản vị, cứu bạo tốt (đột nhiên chết), trị hôi nách, xoa tai đông. Ổi khương, hòa trung cầm ói. – Hội ước y kính: Ổi khương, trị Vị lạnh, tiêu chảy, nuốt chua. – Hiện đại thực dụng Trung dược: Trị trường sán thống có hiệu quả. Liều dùng: Liều ttường dùng 3-10g. Có thể dùng kết hợp cùng với các vị thuốc khác, hoặc dùng riêng một mình. (dạng sắc uống) Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc sinh khương Trị cảm mạo phong hàn: Sinh khương 5 lát, Tử tô diệp 1 lượng. Sắc nước uống. (Bản thảo hối ngôn) Trị ho đàm lạnh: Sanh khương 2 lượng, Dương đường (đường kẹo mạch nha) 1 lượng. Nước 3 chén, sắc còn nửa chén, ấm và thong thả uống. (Bản thảo hối ngôn) Trị hoắc lọan tâm bụng trướng đau, phiền đầy ngắn hơi, chưa được thổ hạ: Sinh khương 1 cân. Cắt, dùng nước 7 thăng, nấu lấy 2 thăng, phân làm 3 lần uống. (Trửu hậu phương) Trị trúng khí hôn quyết, cũng có đàm bế: Sinh khương 5 chỉ, Trần bì, Bán hạ, Mộc hương đều 1, 5 chỉ, Cam thảo 8 phân. Sắc nước uống, lúc uống thêm đồng tiện (nước tiểu bé trai) 1 chén. (Bản thảo hối ngôn) Trị rét lạnh thời hành: Sinh khương 4 lượng, Bạch truật 2 lượng, Thảo quả nhân 1 lượng. Nước 5 chén to, sắc đến 2 chén, lúc chưa phát uống sớm. (Bản thảo hối ngôn) Trị đầu hói: Sinh khương giã nát, làm nóng, đắp lên đầu, độ 2, 3 lần. (Quý Châu Trung y nghiệm phương) Trị trăm lọai trùng vào tai: Nước gừng chút ít nhỏ vậy. (Dị giản phương) Trị đái dầm ở trẻ nhỏ Gừng tươi 30g, Bào phụ tử 6g, Bổ cốt chi 12g, đắp rốn, điều trị 25 ca trẻ con đái dầm, đều thu hiệu quả tốt. (Tạp chí Trung y Triết Giang, 1984,(2):Phong Tam) Phòng say xe Giã nhỏ gừng tươi một lượng vừa đủ, đắp bên ngoài huyệt nội quan, dùng vải quấn chặt khi đi xe có tác dụng phòng ngừa say xe. (Y học đại chúng, 1980,(9):7) Chữa bỏng lửa nước Lấy Gừng tươi ép nước dùng ngòai, điều trị vết thương bỏng lửa nước, bất luận mụt nước đã vỡ, chưa vỡ đều có hiệu quả. (Tân Trung y, 1984,(2):22) Chữa chai cứng sau khi tiêm vào mông Gừng tươi mới bỏ vỏ, cắt thành miếng mỏng 1 ~ 2 mm, đắp ngòai trực tiếp vào chổ kết cứng (xơ cứng), mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 ~ 2 giờ đồng hồ, phối hợp điều trị vật lý, điều trị 30 ca kết cứng sau khi tiêm vào mông, thu được hiệu quả điều trị khá tốt. (Phép điều trị dân gian Trung Quốc, 2001, 9(2):63) Chữa ngoại cảm, bụng trướng đầy, nôn mửa, ho. Gừng tươi rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu trắng, mỗi ngày dùng 2-5ml xoa vào bụng. Dùng trị ho Dùng gừng phối hợp với Chanh quả, củ Sả, mỗi thứ 10g, thái nhỏ ngâm với 5g muối và xirô đơn (vừa đủ 100ml) trong 3 ngày rồi dùng vải vắt kiệt lấy nước, đựng trong lọ kín. Dùng uống trị ho, ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh. Trẻ em dùng bằng nửa liều người lớn. Chữa lạnh chân tay, cước chân tay vào mùa đông Rễ lá lốt, gừng tươi đun nước ngâm chân, có thể cho thêm ít muối khi ngâm. Dùng trà gừng cho trường hợp bị tụt huyết áp Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn, đem nấu với đường kính. Cho vào lọ thủy tinh dùng dần. Khi bị tụt huyết áp, cảm lạnh có thể pha với nước ấm để uống. Tham khảo Kiêng kỵ: Không dùng vị thuốc này khi âm suy kìm vượng nhiệt bên trong. Sinh khương trợ hỏa thương âm, cho nên người nhiệt thịnh và âm hư nội nhiệt kỵ uống. (Trung dược học) Ăn gừng lâu, tích nhiệt mắt bệnh. Phàm người bệnh trĩ ăn nhiều kiêm rượu, lập tức phát bệnh nhanh. Người ung nhọt ăn nhiều thì sinh ác nhục. (Sách cương mục) Uống lâu tổn âm thương mắt, âm hư nội nhiệt, âm hư ho thổ huyết, biểu hư có nhiệt ra mồ hôi, tự ra mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, tạng độc hạ huyết, do nhiệt nôn lợm, đau bụng hỏa nhiệt, theo phép đều kiêng vậy.(Bản thảo kinh sơ) Nội nhiệt âm hư, mắt đỏ bệnh hầu, đau nhọt chứng huyết, ói ỉa có hỏa, thử nhiệt thời chứng, nhiệt hao (hen) đại suyễn, thai sản sa trướng và sau thời bệnh, sau sa đậu đều kị vậy. (Tùy tức cư ẩm thực phổ) Bệnh nhân huyết áp cao không nên dùng gừng (vì gừng có tác dụng làm tăng huyết áp) | |
Những phương giản dị |