| Mô tả dược liệu-Tính vị-Quy kinh | -MTDL: Hắc khương là củ gừng sao đen. Nên chọn củ Gừng già sao với cát cho cháy đen khoảng 80 % còn lõi, hoặc thái lát phơi khô sao cháy đen tồn tính. Ngày dùng 4 – 10g. -XXDL: Gừng có trồng nhiều nơi trên cả nước và được nhiều cơ sở Đông y chế biến để sử dụng. -TVQK: Vị cay, tính ấm nóng vào kinh Can, Thận. -CDCT: Cầm huyết, ôn huyết phận. Chủ trị: Huyết hư hàn, thận dương hư chân lạnh, phụ nữ sau sinh huyết hư hàn, băng huyết, mửa ra máu, lỵ ra máu vv… THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. |
| Công dụng liều dùng | PHƯƠNG THUỐC HẮC KHƯƠNG CHỦ TRỊ: – Chữa sản hậu ác huyết không ra, bụng dưới đau: Đương quy 32g, Xuyên khung 16g, Đào nhân 12 hạt, Thán khương 12g, Chích thảo 6g. Sắc uống có thể dùng rượu, đồng tiện, nước sắc uống. Công dụng: Thông huyết ứ, sinh huyết mới cho phụ nữ mới sinh. (Sinh Hóa Thang gia Vị- Bảo sinh ) -Trị phụ nữ đậu đã mọc, bị huyết ứ: Hắc khương, Bồ hoàng, Đậu đen, Đương quy, Hương phụ, Mộc hương, Quế tâm, Thanh bì, Thục địa, Xuyên khung. Các vị tán bột mỗi lần dùng 8g/3 lần, pha với rượu uống ấm. (Hắc thần Tán V -Lê Hữu Trác) – Trị nôn ra máu không cầm thuộc hư hàn: Tháng khương (gừng đốt cháy), Cam thảo đều 6g. Sắc uống với nước tiểu trẻ con. (Can Khương Cam Thảo Thang). – Trị phụ nữ băng huyết: Hắc khương 6g, Tông bì, Ô mai đều 9g, tất cả đốt cháy đen tán bột uống. (Như Thánh Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). – Trị đau bụng lạnh, trướng đầy, thổ tả, lạnh tay chân, mạch vi, đờm ẩm, ho suyễn, tê bại, băng huyết, dùng 3-12g Hắc khương sắc uống. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). – Trị nôn ra máu, tiêu ra máu, băng huyết do hư hàn: Can khương (đốt cháy đen tồn tính) tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). – Trị mất máu, sắc mặt trắng bệch, không được quang nhuận, mạch Nhu, đó là bị nhiều hàn khí: nên dùng Can khương, vì tính ấm cay để ích huyết, vì có sức rất nóng để làm ấm kinh lạc. Khi dùng nên sao đen mới tốt. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). PHẦN THAM KHẢO: – Củ Gừng đem lùi hoặc nướng thành than tồn tính (bên ngoài cháy đen nhưng bẻ ra thấy trong ruột còn màu nâu vàng và mùi gừng), Tính đắng ấm có tác dụng chỉ huyết (cầm máu) đường ruột. KIÊNG KỴ: Hắc khương vị cay ấm, người âm hư có nhiệt, có thai không nên dùng. |