Danh Mục Dược Điển

CỐT TOÁI BỔ

VânTên 
CCốt toái bổBổ cốt toái, co tạng tó, co in tó, cây tổ phượng, cây tổ rồng, tổ diều, tắc kè đá, cây tổ rồng. Tên dược: Rhizoma drynariae.
Tên thực vật: Drynaria frotunei (Kunze) J. Sm.
Tên khoa học: Drynaria (cốt toái bổ) Davallia.
Tiếng Trung: 骨碎補  
 Mô tả dược liệu-Tính vị-Quy kinhCây Cốt toái bổ
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)

Mô tả
Vị thuốc cốt toái bổ Mọc hoang ò khắp núi đá, trên cây hay dọc suối vùng rừng núi nước ta. Còn có mọc ở Lào, Trung Quốc (miền Trung và miển Nam). Việc thu hái có thể tiên hành quanh năm, vàó những lúc ít công việc đổng áng, thưòng vào các tháng 4 đến tháng 8-9. Hái về, rửa sạch đất cát, trừ bỏ các lá là dùng được. Nếu dùng khố thì sau khi rửa sạch đất cát, hoặc phơi khô ngay, hoặc phơi sau khi đỗ cho chín để dễ bảo quản. Muốn hết lông, thường người ta đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ trên thủn rễ. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Rễ củ đào vào quanh năm. Rửa sạch, cắt thành lát mỏng và phơi nắng.  
Thành phần hoá học

Hình ảnh cốt toái bổ sao trấu Trong cốt toái bổ Drymria fortunei có hesperi- din (C A., 1970,73, 11382j) và 25-34,89% tinh bột (Trung Quốc kỉnh lể thực vật chí, 1961, 447). Tác dụng dược lý Cốt toái bổ có tác dụng tăng cường sự hấp thu Calci của xương, nâng cao lượng Phospho và calci trong máu giúp cho chóng liền xương. Thuốc có tác dụng giảm đau và an thần. Có tác dụng rõ phòng ngừa lipid huyết cao, làm giảm lipid máu cao và phòng ngừa được chứng xơ mỡ mạch. Vị thuốc Cốt toái bổ (
Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị:

Hình ảnh vị thuốc cốt toái bổ Vị đắng, tính ấm.
Qui kinh:
Can và thận.  
 Công dụng liều dùngCông dụng:
Bổ thận, mạnh gân xương hoạt huyết và cầm máu. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cốt toái bổ Trị chứng răng đau, răng long, răng chảy máu do thận hư: Bột Cốt toái bổ vừa đủ sao đen xát vào răng. Gia vị Địa hoàng hoàn: Thục địa 16g, Sơn dược, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả mỗi thứ 12g, Tế tân 2g, Cốt toái bổ 16g, sắc uống. Trị chấn thương phần mềm, gãy xương kín: – Tẩu mã tán: Cốt toái bổ, lá sen tươi, lá Trắc bá diệp tươi, quả Bồ kết tươi, lượng bằng nhau, tán nhỏ, mỗi thứ 12g, ngày 2 lần, hãm nước sôi uống hoặc đã đắp ngoài. – Tiếp cốt tán: Cốt toái bổ, Huyết kiệt, Bằng sa, Đương qui, Nhũ hương, Một dược, Tục đoạn, Đồng tự nhiên, Đại hoàng, Địa miết trùng, lượng bằng nhau, tán bột trộn Vaselin bôi vùng đau. Bài thuốc có tác dụng làm liền xương nhanh. Phòng nhiễm độc Streptomycin:
Mỗi ngày dùng Cốt toái bổ 30g, sắc nước, phân 2 lần uống, tác giả theo dõi 32 ca tai ù do streptomycin, kết quả tốt (Tạp chí Y trung nguyên 1987,2:33). Trị chai chân Cốt toái bổ 9g, giã nát ngâm vào 100ml cồn 95%, 3 ngày đem xát vùng chai có kết quả (Tạp chí Trung y 1964,8:37). Liều thường dùng: 10 – 20g Khô/ người/ngày Bổ khí huyết, bổ gân xương, phòng và điều trị loãng xương, dùng cho người cao tuổi, người suy nhược cơ thể, gãy xương. Cốt toái bổ 12g; đảng sâm, hoài sơn, ba kích, mỗi vị 16g; hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, cẩu tích, tục đoạn, mẫu lệ, mỗi vị 12g; thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày một thang hoặc nấu cao lỏng uống.
Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư, yếu: Cốt toái bổ 16g; cẩu tích, củ mài, mỗi vị 20g; tỳ giải, đỗ trọng, mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương, thỏ ty tử, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa phong thấp đau nhức thuộc huyết. Cốt toái bổ 40g, rễ gắm 120g, vỏ chân chim 100g, rễ rung rúc 80g; rễ bươm bướm (bạch hoa xà), rễ chiên chiến, mỗi vị 60g; xích đồng nam, bạch đồng nữ, tiền hồ, ô dược, cỏ xước, rễ bưởi bung, mỗi vị 40g. Nấu thành cao đặc; ngâm trong 2 lít rượu trắng 40 độ. Ngâm trong 3 ngày. Lọc lấy dịch trong, mỗi lần uống 30ml, ngày uống 2 lần.
Chữa thấp khớp mạn tính (thể nhiệt): Cốt Toái Bổ, thạch cao, kê huyết đằng, đan sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt, thiên hoa phấn, thổ phục linh, mỗi vị 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa bong gân, tụ máu Cốt Toái Bổ tươi, bóc bỏ hết lông tơ và lá khô, rửa sạch, giã nhỏ, rấp nước, gói vào lá chuối đã nướng cho mềm, đắp lên các chỗ đau, bó lại. Thay thuốc bó nhiều lần trong ngày.
Điều trị chứng răng đau, răng long, răng chảy máu do thận hư: Thục địa 16g Sơn dược, Sơn thù du, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả mỗi thứ 12g Tế tân 2g Cốt toái bổ 16g Sắc uống trong ngày.  Tham khảo Thận trọng và chống chỉ định: Không dùng cốt toái bổ cho các trường hợp thiếu âm kèm nhiệt nội và các triệu chứng ứ máu. Kiêng kỵ: Người âm hư, huyết hư.  
 Những phương giản dị 
Comments Off on CỐT TOÁI BỔ