Danh Mục Dược Điển

BIỂN SÚC

VânTên 
BBiển súcTên thường gọi: 
Biển súc còn gọi là cây Càng tôm, Rau đắng, Cây xương cá, Biển trúc (Danh Y Biệt Lục), Biển biện, Biển nam (Ngô Phổ Bản Thảo), Phấn tiết thảo, Đạo sinh thảo (Bản Thảo Cương Mục), Biển trúc, Vương sô, Bách tiết thảo, Trư nha thảo, Thiết miên thảo (Hòa Hán Dược Khảo), Tàn trúc thảo (Dược Vật Sinh Sản Biện).
Tên tiếng Trung: 萹 蓄 Tên khoa học: Herba polygoni Avicularis.
Họ khoa học: Polygonum aviculare L.  
 Mô tả dược liệu-Tính vị-Quy kinh(Mô tả, hình ảnh cây Biển súc, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)
Mô tả:

Cây Biển súc- Rau đắng Cây thảo một năm cao 10-30cm thân và cành mọc tỏa tròn, gần sát đất, thân màu xanh lá cây hoặc tím đỏ. Lá đơn rất nhỏ, mép nguyên. hình mũi mác thuôn, mọc so le, cuốn rất ngắn, có bẹ chìa. Hoa nhỏ màu hồng nhạt tụ họp 3-4 cái ở nách lá. Quả bế 3 cạnh chứa 1 hạt đen.
Phân bố: Mọc hoang ở nơi ruộng ẩm, lòng suối cạn ở Bắc Việt Nam như Cao Bằng,  Lạng Sơn, Hà Bắc, Hà nội. Thu hái và sơ chế: Thu hái toàn cây, kể cả rễ vào mùa xuân và hạ, phơi nắng hay sấy khô.

Bộ phận dùng: Biển súc vị thuốc Phần trên mặt đất của cây.
Bào chế: Dùng sống hay sao vàng cho thơm. Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. Thành phần hóa học: Trong rau đắng có 0,35% chất tanin, 900mg Vitamin C ở rau đắng khô, 39% carôten; Flavonozit avicularin; khi (thuỷ phân avicularin sẽ cho quercetin và L. arabinozo) Anthraglycozit. Ngoài ra còn có đường tinh dầu, nhựa, sáp. Độ tro 2,44%.
Tác dụng dược lý: Thuốc có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, hạ áp. Thuốc có tác dụng ức chế trực khuẩn và một số nấm ngoài da.
Vị thuốc Biển súc (Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị: Hình ảnh vị thuốc biển xúc Vị đắng, tính hơi hàn Qui kinh: Vào kinh Bàng quang.  
 Công dụng liều dùngTác dụng:
Tăng chuyển hoá nước, điều hoà tiểu tiện bất thường, diệt ký sinh trùng và trị ngứa.
Chủ trị: Trị nhiệt lâm, hoàng đản, mẩn ngứa, lở loét, ngứa âm đạo, trẻ nhỏ có giun đũa. – Thấp nhiệt ở bàng quang biểu hiện như nước tiểu ít và có máu, đau khi tiểu, muốn đi tiểu và hay đi tiểu: Dùng phối hợp Biển súc với Cù mạch, Mộc thông và Hoạt thạch trong bài Bát Chính Tán. – Eczema và viêm âm đạo do Trichomonas:Nước sắc Biển súc dùng để rửa. Liều dùng: 10-15g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Biển súc

Vị thuốc biển xúc Chữa tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt, tiểu ra sỏi cạn. Ngày uống 12 g rau đắng phơi hay sấy khô dưới dạng thuốc sắc.
Chữa viêm bàng quang, viêm đường tiểu tiện, tiểu buốt. Rau đắng khô 12 g, hoạt thạch 10 g, mộc thông 5 g, xa tiền thảo (cây mã đề) 8 g, nước ba bát, sắc còn một bát. Chia 3 lần uống trong ngày.
Trị viêm đường niệu: Tiểu buốt, tiểu khó thể thấp nhiệt dùng bài Độc vị Rau đắng 20g sắc uống hoặc cùng dùng với Xa tiền thảo, Thạch vỹ đều 12g, Cam thảo 6g sắc uống. Trường hợp tiểu có máu, phối hợp với Tiểu kế, Bồ hoàng, Bạch mao căn, có sạn gia thêm Kim tiền thảo. Trị viêm ruột, kiết lỵ: Biển súc 16g, Xa tiền tử 12g, Tiên hạc thảo 16g, sắc nước uống trị tiêu chảy do thấp nhiệt. Biển súc chế thành xirô hàm lượng 1ml có 1gam thuốc, mỗi lần uống 50ml, ngày uống 2 – 3 lần. Tác giả theo dõi 108 bệnh nhân, khỏi 104 ca, thời gian hết sốt bình quân 1 ngày, hết đau bụng 4 ngày, phân bình thường sau 5 ngày. Sau khi xuất viện 36 ca bệnh nhân được theo dõi 1 – 12 tháng, có 2 ca tái phát tiếp tục trị khỏi. Thời gian uống thuốc không có phản ứng phụ nào (Báo cáo của Bệnh viện số 1, trực thuộc Viện Y học Hồ bắc, tờ Thông tin Trung thảo dược 1972,3:24).
Trị trùng roi âm đạo, ngứa ngoài da, giun đũa, giun móc câu: Biển súc tươi 250g cho vào 1500ml nước sắc rửa ngứa ngoài da, âm đạo trùng roi. Biển súc 40g sắc đặc ngày 1 thang uống trong 3 ngày liền, trị giun móc. Biển súc 40g, giấm lâu năm 120g, gia nước 3 chén còn 1 chén chia 2 lần uống, trị giun chui ống mật.
Trị đau răng: Mỗi ngày dùng Biển súc 50 – 100g sắc nước chia 2 lần uống trị 81 ca, khỏi 80 ca sau khi uống thuốc 2 – 3 ngày (Báo Trung y Thiểm tây 1986,1:28). Ngoài ra có tác giả báo cáo dùng Biển súc 40 – 80g tươi, gia trứng gà mấy cái, gừng tươi vừa đủ sắc uống trong ngày 1 lần trong 20 ngày.
Trị tiểu đục, tiểu ra dưỡng trấp: Biển súc cả rễ, hợp với Sinh khương, Trứng gà, nấu ăn (Thực Dụng Trung Y Học). Trị giun chui ống mật: Biển súc 30g, giấm lâu năm 90g, trộn 3 chén nước, sắc còn 1 chén, chia làm 2 lần uống.  
 Những phương giản dị 
Comments Off on BIỂN SÚC