Danh Mục Dược Điển

BÀO KHƯƠNG

VânTên 
BBào Khương Tên thường gọi: Bào khương là củ gừng đồ cho chín rồi để trong mát cho đến khô, sao lửa to cho xém đen. Bào khương còn gọi là Bạch khương, Quân khương (Bản Thảo Cương Mục),Hắc khươngThánh khương, Đạm can khương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên tiếng Trung: 炮姜
Tên khoa học: Zingiber officinalis (Willd) Rosc. Tên dược: Rhizoma Zingiberis.
Họ khoa học: Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).  
 Mô tả dược liệu-Tính vị-Quy kinh(Mô tả, hình ảnh cây Gừng, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả Hình ảnh cây Gừng -  Zingiber officinalisCây gừng không chỉ là một gia vị quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam mà nó còn được biết đến là một vị thuốc nam quý. Dạng cây thảo cao tới 1m. Thân rễ nạc và phân nhánh xoè ra như hình bàn tay gần như trên cùng một mặt phẳng, màu vàng, có mùi thơm. Lá mọc so le, không cuống hình mác, có gân giữa hơi trắng nhạt khi vò có mùi thơm. Cán hoa dài cỡ 20cm, mang cụm hoa hình bông, gồm nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa có tràng hoa màu vàng xanh, có thuỳ gần bằng nhau nhọn. Cánh môi ngắn hơn các thuỳ của tràng, màu tía với những chấm vàng. Nhị hoa màu tím. Quả mọng. Phân bố

Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng Gừng nhiều nhất thế giới. Ở Việt Nam, cây được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo. Việt nam có khoảng 11 loài, trong nhân dân hiện nay có nhiều loại: gừng trâu có thân to, củ to thường để làm mứt, có nhiều ở các vùng núi thấp; gừng gié có thân và củ đều nhỏ nhưng rất thơm. Cây ưa ẩm, ưa sáng. Cây trồng thường có hoa năm thứ 2. Chưa thấy cây có quả và hạt. Gừng trồng sau 1 năm nếu không thu hoạch sẽ có hiện tượng tàn lụi (phần trên mặt đất) qua đông.
Thời gian sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa hè-thu nóng và ẩm. Gừng tái sinh dễ dàng bằng những đoạn thân rễ có nhú mầm, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa xuân. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu.
Bộ phận dùng và bào chế Thân rễ đào vào tháng 9-10. Loại bỏ rễ xơ, rửa sạch, cắt thành lát và nghiền để chiết nước hoặc lột vỏ để sử dụng. Dùng tươi là sinh khương, phơi hoặc sấy khô là can khương. Còn dùng tiêu khương (gừng khô thái lát dày, sao sém vàng, đang nóng, vẩy vào ít nước, đậy kín, để nguội); bào khương (gừng khô đã bào chế); thán khương (gừng khô thái lát dày, sao cháy đen tồn tính).
Thành phần hóa học Gừng chứa 2-3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol. Tác dụng dược lý Cineol trong Gừng có tác dụng kích thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn. Vị thuốc từ Gừng – Bào khương
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị: Hình ảnh vị thuốc bào khương Vị cay, tính nóng.
Qui kinh: Vào kinh Tỳ, Vị, Tâm và Phế.  
 Công dụng liều dùng Tác dụng:
Làm ấm Tỳ và Vị, trừ hàn. Phòng dương suy, làm ấm phế và trừ đàm thấp.
Liều dùng: Ngày dùng 3-10g. Kiêng kỵ: Thận trọng khi dùng Can khương cho thai phụ.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bào khương Trị  trúng hàn  tiêu chảy:
Dùng Bào khương tán bột ăn với cháo, mỗi lần 6g (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Trị  tiêu chảy do hàn: Bào khương 30g đâm sao cho nóng đắp trên bụng đến Đơn điền (Dưới rốn đắp 1 vùng đường kính chừng 2-5cm) dùng vải rịt lên chừng 1-2 giờ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).  
Trị  nôn ra máu, tiêu  ra máu, băng huyết do hư hàn:  Can khương (đốt cháy đen tồn tính) tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị  nôn ra máu không cầm thuộc hư hàn: Khương thán (gừng đốt cháy),Cam thảo đều 6g, sắc uống với nước tiểu trẻ con ( Can Khương Cam Thảo Thang – (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Oẹ mửa xoàng đầu do vị hàn Sinh đàm Bào khương 2 chỉ rưỡi. Chích thảo 1 chỉ 2 phân. Dùng 1 chén rưỡi nước sắc còn phân nửa uống. Sốt rét có tỳ hàn Bào khương tán bột khi cần dùng uống 3 chỉ với rượu nóng.  Dùng Can khương, Tử tô, Quế chi, có thể ấm bên trong mà làm cho ra mồ hôi, gia thêm Truật thì có thể đuổi phong thấp.  
Trị mửa ra máu, ỉa ra máu, băng huyết do hư hàn:Hắc Bào khương tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo Phối hợp và chỉ định – Hàn xâm nhập tỳ và vị biểu hiện như đau lạnh ở thượng vị và bụng, nôn và ỉa chảy: Dùng Can khương + Ngô thù du và Bán hạ. – Tỳ và Vị yếu và hàn biểu hiện như đầy và chứng thượng vị và vùng bụng, buồn nôn, nôn, phân lỏng, kém ăn, mệt mỏi và mạch yếu, suy: Dùng Can khương + Bạch truật, Phục linh trong bài Lý Trung Hoàn. – Dương suy biểu hiện như ra mồ hôi lạnh, các đầu chi lạnh, ra mồ hôi trộm, mạch chậm và yếu: Dùng Can khương + Phụ tử trong bài Tứ Nghịch Thang. – Phế có đờm dạng hàn, biểu hiện như nghiến răng, hen, ho có đờm trong hoặc nhiều và cảm giác lạnh ở lưng phía trên: Dùng Can khương + Ma hoàng, Tế tân và Bán hạ trong bài Tiểu Thanh Long Thang.
Các vị thuốc từ gừng và cách bào chế Gừng khô xắt lát đầy sao cháy đen tồn tính (80%) gọi là Hắc khương hay Khương tán có tác dụng cầm máu, mửa ra máu, lỵ ra máu. Hắc khương dùng với thuốc bổ âm thì nó đem được huyết vào khí Phận, những chứng huyết hư phát sốt và chứng nóng lạnh vì bệnh huyết sau khi sinh có khi hay dùng đến Hắc khương. Cách chế ngày xưa như sau: Đem gừng sống ngâm nước 3 ngày bỏ một lần vỏ rồi đem để ở dòng nước chảy 6 ngày, bỏ một lần vỏ nữa lại đem phơi cho khô, dùng chỗ sàn mà đổ trong 3 ngày, hễ thấy Gừng sống biến thành màu tím là được. Có khi người ta đem Can khương tẩm nước tiểu trẻ con rồi cũng sao như Bào khương nhưng kỷ hơn một chút khi nào thấy đen là được. Gừng khô ngâm nước rửa sạch để khô đổ nước vào nồi đất hun lửa nhỏ và quấy đều chừng nửa ngày, hễ thấy củ Can khương đều nhẹ đi là được gọi là Bào khương, Vị nó hơi đăng mà tính lại đứng yến một chỗ khác với Sinh khương, Bào khương có tác dụng ôn được tỳ vị, trị những chứng bên trong bị hàn tà, ứ nước, hoắc loạn, sốt rét lâu ngày, đau ngực lạnh bụng, tức đầy, lạnh hạ tiêu, dương khí của thận suy, mạch muốn tuyệt, những chứng này dùng Bào khương gia thêm Phụ tử giúp sức thì rất công hiệu. Gừng khô xắt lát dầy, sao ném vàng, còn đang nóng rảy ít nước vào rồi đậy kín ngay để nguội lấy dùng gọi là Thượng tiêu. Gừng đồ lên để nguyên cả vỏ phơi khô gọi là Can kinh khương trị chứng tỳ vị hàn thấp. Gừng cạo vỏ đi nhưng chưa đồ chưa bào, màu trắng vị rất cay gọi là Bạch khương, Thục khương trị chứng phế và vị hàn.  
 Những phương giản dị 
Comments Off on BÀO KHƯƠNG