Danh Mục Dược Điển

BẠCH TRUẬT

VầnTên 
BBạch Truật Bạch truật là cây gì?
Cây có tên gọi khác là: Truật, Truật Sơn Khê, Sơn Giới, Sơn Khương, Ư Tiền Truật, Triết Truật, Ngật Lực Già, Thiên Đao, Dã Ư Truật, Mã Kề, Dương Phu, Sơn Liên, Sinh Bạch Truật, Sao Bạch Truật… Bạch truật thuộc họ cúc (Leguminnosae), có tên khoa học là Atractylodes macrocephala koidz.  
 Mô tả dược liệu-Tính vị-Quy kinh
Cây sống lâu năm, mọc dưới đất, thân rễ to và phát triển. Thân thẳng, đơn độc hoặc chia nhánh ở phần trên, phần dưới thân hóa gỗ, chiều cao trung bình khoảng 30-80cm. Lá mọc cách, dai, gốc lá rộng, cuống lá phần dưới của thân dài, phần trên cuống ngắn, gốc của lá rộng. Phiến lá thường xẻ sâu ra 3 thùy, thùy giữa lớn, hình trứng tròn, hai thùy bên nhỏ hơn, có hình trứng mũi mác, méo có răng cưa. Hoa có màu đỏ tím, loại thảo dược này mọc rất nhiều hoa, nhụy dạng sợi chỉ dài ra bên ngoài. Tràng có hình ống, phần trên đỏ tím, phần dưới màu trắng, thường xẻ làm 5 thùy hình mũi mác và xoắn ra ngoài. Quả bạch truật thuôn, dẹt và có màu xám.    
  Phân bố Nguồn gốc của cây thuốc này chỉ có ở Trung Quốc, mọc chủ yếu ở huyện Thừa, Đông Dương, Hồ Tây, Hồ Bắc, Phúc Kiến, Tứ Xuyên…  Khoảng năm 1960 cây mới được trồng ở Việt Nam. Lúc đầu cây được trồng ở trại thuốc Sapa, sau đó đưa sang huyện Bắc Hà (Lào Cai) thì cây phát triển rất tốt. Cho đến nay dược liệu bạch truật được đưa về trồng nhiều hơn vùng ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Bộ phận được dùng làm thuốc, thu hái, sơ chế Bộ phận dùng làm thuốc:
Phần thân rễ của cây thuốc thường sử dụng để làm dược liệu. Nên chọn thân rễ có ruột màu trắng ngà, cứng chắc, có dầu thơm nhẹ thì sẽ có nhiều dầu tốt và đảm bảo chất lượng.
Thu hái: Giai đoạn thích hợp để thu hoạch tốt nhất vào khoảng cuối tháng 10 – đầu tháng 11. Thời điểm đó, lá phần ngọn cây cứng và dễ bẻ gãy, thân cây chuyển từ màu xanh qua màu vàng hoặc nâu. Chồi mới sẽ mọc lên, tiêu hao nhiều dinh dưỡng của củ khi bị thu hoạch quá nhiều. Lưu ý những ngày đất khô, nắng ráo thì việc thu hoạch sẽ dễ dàng hơn.


Cách 1: Rửa sạch, loại bỏ tạp chất. Ngâm với nước trong 4h, tiếp đó ủ kín khoảng 12h cho mềm. Cắt ra thành từng lát mỏng, sau đó phơi hoặc sấy khô.
Cách 2: (theo kỹ thuật Trung Quốc) Phơi khô: Phơi trong khoảng 15-20 ngày đến khi khô kiệt nước. Tuy nhiên với cách này khi gặp thời tiết ẩm thấp, mưa thì củ dễ bị thối mốc. Sấy khô: Củ sau khi thu hoạch về được đưa lên giàn sấy khô. Khoảng 3-5kg củ bạch truật tươi sau khi sấy còn khoảng 1kg dạng khô. Bảo quản: Bạch truật dễ bị mốc, thường phơi sấy và để nơi khô thoáng. Cây bạch truật có tác dụng gì? Đông y và y học hiện đại qua nhiều nghiên cứu đều cho rằng bạch truật mang lại nhiều công dụng. Tác dụng bạch truật theo đông y
Tính vị: Tính ấm, vị ngọt, mùi thơm nhẹ.
Quy kinh: Tỳ và Vị.    
 Công Dụng-Liều Dùng Công dụng: Trị tỳ hư, táo bón, tiêu chảy, tiểu đường. Trị phù thũng. Lợi thủy. An thai. Chữa đau đầu, đầu váng, giúp ăn ngon ngủ yên. Trừ tâm hạ cấp hoặc mạn, giúp tiêu đàm thủy.
Trị Tỳ Vị khí hư, không muốn ăn uống, hay mệt, hoảng đản, thấp tý, chóng mặt, ra mồ hôi.
Tác dụng theo y học hiện đại Các công trình nghiên cứu đã chứng minh trong bạch truật chứa nhiều thành phần hóa học như sau: Rễ của dược liệu có chứa 1,4% tinh dầu gồm có: Atractylola, atractylon, atractylenolid I, II, III; vitamin A và eudesmol. Ngoài ra còn có humulene, selian, acid palmitic, hinelsol, 10E atractylentriol, atractylone, b-selinene… và nhiều hoạt chất khác.
Với thành phần hóa học trên, bạch truật có tác dụng gì? Bảo vệ gan: Phòng ngừa sự giảm sút Glycogen ở gan, tăng bạch cầu và tăng sự tổng hợp protein. Chữa táo bón, tiêu chảy: Khi ruột ở trạng thái hưng phấn thì thuốc bạch truật có tác dụng ức chế và ngược lại.
Chính sự liên quan đến hệ thống thần kinh thực vật tác động lên ruột nên vị thuốc bạch truật này dùng để điều trị táo bón, tiêu chảy khá hiệu quả.
Lợi tiểu: Dược liệu có tác dụng ức chế các ống thận tái hấp thu nước và tăng bài tiết Natri, do vậy nó có tác dụng lợi tiểu rõ và kéo dài.
Giúp hạ đường huyết: Chất glucozid kali atractylon được chiết từ bạch truật có tác dụng chọn lọc ban đầu gây tăng đường máu, tiếp đó gây hạ, sử dụng với liều lượng cao kéo dài có thể gây hạ đường máu đến mức co giật.
An thần: Với liều lượng nhỏ tinh dầu từ vị dược liệu có tác dụng an thần khá tốt. Tác dụng với hệ máu: Dược liệu có tác dụng chống đông máu và giãn mạch máu. Ức chế các vi khuẩn gây nên các bệnh ngoài da.
Hoạt động tiết dịch vị dạ dày: Giảm rõ lượng dịch vị tiết ra và không làm giảm độ acid tự do của dịch vị.
Tác dụng kháng viêm: Ở giai đoạn cấp được thể hiện rõ qua những biến đổi mạch máu gây thoát huyết tương ra khoảng ngoài tế bào và tạo phù nề. Giai đoạn bán cấp thì phản ứng hình thành nên tổ chức hạt.
Bên cạnh đó rễ của bạch truật dược liệu có hoạt tính chống ung thư và chống siêu vi khuẩn. Đặc biệt dịch chiết nước của vị thuốc này có tác dụng chống viêm khớp rất rõ. Chống suy giảm chức năng gan:
Chất atractylon có trong thảo dược được cho là có tác dụng này.
Cải thiện chức năng hệ tiêu hóa: Bạch truật công dụng với hệ tiêu hóa như thế nào? Thảo dược này chứa nhiều polysacarit thúc đẩy điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn, kích thích sự biệt hóa tế bào thành ruột và sự phát triển của vi nhung mao.
Điều hòa hệ miễn dịch: Tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào, tăng sinh tế bào lympho ngoại biên, IgG huyết thanh, nồng độ IL-1, IL-2, tăng khả năng thực bào của hệ thống tế bào lưới.
Cải thiện bệnh Alzheimer và bảo vệ hoạt động hệ thần kinh: Theo các nhà khoa học, atractylenolide và polyacetylene có trong bạch truật có thể giảm hàm lượng acetylcholinesterase và bảo vệ thần kinh rất mạnh.
Ngoài ra nó còn ức chế quá trình apoptosis, cải thiện hoạt động tế bào và tăng tỷ lệ sống sót các tế bào bị nhiễm độc thần kinh.
Điều hòa hormone hệ sinh dục: Sự kết hợp giữa dược liệu này và điện châm giúp tăng nồng độ osteocalcin và nồng độ estradiol trong huyết thanh.
Ngoài ra chiết xuất từ bạch truật có khả năng ức chế sự co bóp, tăng cường dòng kali, calci trong tế bào cơ trơn của phụ nữ mang thai, giúp giảm co hiệu quả.
Tăng cường chuyển hóa năng lượng và hỗ trợ giảm cân:
Cơ chế kích thích tế bào tăng hấp thụ glucose, giảm lượng acid béo tự do, tăng tốc độ trao đổi chất ở các mô mỡ mô cơ, giảm lipid gan và mức cholesterol toàn phần trong huyết thanh, giúp giảm đáng kể trọng lượng cơ thể.
Ngoài ra, thảo dược còn hỗ trợ chống loét các cơ quan đường tiêu hóa, chống loãng xương.
Dùng bạch truật xông mặt còn có tác dụng làm trẻ đẹp và chống lão hóa.
Các bài thuốc từ cây bạch truật Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ cây bạch truật được sử dụng rộng rãi đem lại hiệu quả tích cực. Dưới đây là những bài thuốc hay mà bạn có thể tham khảo và sử dụng.
Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày Người bị bệnh viêm dạ dày có thể sử dụng thang thuốc dưới đây. Nguyên liệu: 6g bạch truật, 6g toan táo nhân, 4,5g trần bì, 15g cam thảo, 4,5g hậu phác, 3g gừng. Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu đun cùng 600ml nước. Đun sôi để nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia làm 2 lần/ngày. Bài thuốc từ cây bạch truật giúp dễ tiêu hóa, khỏe dạ dày


Cây bạch truật có tác dụng tuyệt vời với hệ tiêu hoá Để cải thiện hệ tiêu hoá, người bệnh có thể uống bài thuốc dưới đây hàng ngày. Nguyên liệu: 12g bạch truật, 6g chỉ thực. Cách làm: Sắc nước uống 1 thang/ngày.
Điều trị tiêu chảy, kiết lỵ Nguyên liệu: 6kg bạch truật.
Cách làm: Thái dược liệu thành lát mỏng, đổ ngập nước nấu lên. Sau đó rót ra khoảng nửa chén nước đặc, tiếp tục nấu phần còn lại thành dạng cao hỗn hợp gồm bạch truật ngâm mật ong cùng nửa chén nước dùng ăn hằng ngày bệnh sẽ thuyên giảm nhanh.
Điều trị chứng đầy trướng do tỳ hư, tỳ khí bất hòa Nguyên liệu: 80g bạch truật, 160g quất bì. Cách làm: Tán thành bột mịn hỗn hợp trên, sau đó quất bì, bạch truật ngâm rượu, làm thành viên nhỏ và uống trước mỗi bữa ăn.

Trị chứng lạnh toát ở phụ nữ mang thai, cẩm khẩu bất tỉnh Nguyên liệu: 40g bạch truật, 20g gừng sống, 40g trạch tả. Cách làm: Nguyên liệu rửa sạch sắc với nước, đun đến khi còn 1 chén dùng uống một lần. Trị tỳ vị hư tổn bằng cây bạch truật Nguyên liệu: 640g bạch truật, 160g nhân sâm. Cách làm: Ngâm nguyên liệu với nước trong một đêm. Sau đó đun lửa nhỏ thành cao. Hòa với mật ong khi uống, sử dụng lâu dài có hiệu quả.
Bài thuốc trị táo bón Nguyên liệu: 60g bạch truật, 3g thăng ma, 30g sinh địa. Cách làm: Sắc uống mỗi ngày 1 tháng. Sử dụng liên tục từ 1-4 tháng.
Trị ngứa ngáy, sởi, phong thấp Nguyên liệu: Bạch truật. Cách làm: Tán nhỏ vị thảo dược, mỗi lần uống một ít cùng thìa nhỏ rượu, sử dụng 2 lần/ngày.
Trị chứng bứt rứt, bồn chồn, khó chịu ở ngực Nguyên liệu: Bạch truật. Cách làm: Dược liệu được tán thành bột, sử dụng 1 lần 1 thìa nhỏ cà phê, bột bạch truật hòa với nước rồi uống. Điều trị chứng cứng miệng, bất tỉnh do trúng phong Nguyên liệu: 160g bạch truật, 1 ít rượu. Cách làm: Sắc bạch truật cùng với lượng rượu trên, uống hết cho đến khi ra mồ hôi sẽ đỡ.
Bài thuốc giúp an thai Cách 1: Nguyên liệu: 10g bạch truật, 6g thược dược, 5g nhân sâm, 5g nhu mễ, 5g tục đoạn, 5g hoàng cầm, 8g đương quy, 4g xuyên khung, 4g chích thảo, 4g sa nhân, 10g thục địa, 15g hoàng kỳ. Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu sắc với nước uống mỗi ngày một thang. Cách 2: Nguyên liệu: 32g bạch truật, 64g đương quy, 64g hoàng cầm, 64g bạch thược, 64g xuyên khung. Cách làm: Các vị thuốc sau khi được sấy khô, tán thành bột, sử dụng mỗi ngày khoảng 10g cùng với rượu loãng.
Điều trị đau răng lâu ngày Đau nhức răng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Dược liệu này là một bài thuốc chữa đau răng được ông cha ta sử dụng từ rất lâu đời.
Sắc dược liệu với nước ngậm chữa đau răng Cách chữa đau răng rất đơn giản như sau: Chuẩn bị dược liệu với liều lượng vừa đủ. Cách làm: Sắc bạch truật với nước, dùng để ngậm, sử dụng đến khi hết đau thì ngưng.
Chữa mồ hôi do khí hư Nguyên liệu: 12g dược liệu, 24g hẫu lệ, 12g phòng phong. Cách làm: Tán bột hoặc sắc hỗn hợp trên với nước để uống. Cách sử dụng bạch truật trị nám da, tàn nhang Nguyên liệu: 100g bạch truật, 250ml giấm táo mèo. Cách làm: Dược liệu đem ngâm giấm sau khi đã được sơ chế sạch. Ngâm trong 2 tuần đưa ra sử dụng. Qua nhiều thử nghiệm cho thấy hỗn hợp bạch truật ngâm giấm trị tàn nhang hiệu quả khi dùng vào mỗi tối trong 1 tháng.
Bài thuốc bạch truật làm trắng da Nguyên liệu: 500g bạch truật, 1kg nghệ đen, 2 lít rượu gạo 30 độ. Cách làm: Xay nhuyễn hỗn hợp trên cùng với 1 ít rượu, sau đó cho vào hũ thủy tinh ngâm với lượng rượu còn lại. Ngâm gần 3 tháng có thể sử dụng, thoa lên mặt vào buổi tối, sau 1 tháng sẽ thấy kết quả. Chữa các bệnh về gan Nguyên liệu bạch truật với liều lượng như sau: 30-60g (đối với xơ gan cổ trướng), 15-30g (đối với viêm gan mạn tính), 60-100g (đối với ung thư gan). Cách làm: Sắc với nước hoặc tán bột dùng để uống.
Bài thuốc chữa phù cho phụ nữ mang thai Nguyên liệu: 12g bạch truật, 12g đại phúc bì, 12g địa cốt bì, 12g ngũ gia bì, 20g phục linh, 12g sinh khương bì. Cách làm: Nguyên liệu được rửa sạch sắc với nước uống hằng ngày. Hỗ trợ điều trị chứng Meniere Nguyên liệu: 30g bạch truật, 30g trạch tả, 30g ý dĩ. Cách làm: Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 3 lần để uống. Kiên trì dùng để thấy cải thiện tình trạng ù tai, chóng mặt. Trị sản hậu bị nôn mửa Nguyên liệu: 48g bạch truật, 60g gừng, 1 ít rượu. Cách làm: Cho thêm nước đun sôi, để nguội chia làm 3 lần uống trong ngày. Chữa viêm loét dạ dày Nguyên liệu: 10g bạch truật, 8g cam thảo, 9g trần bì, 6g hắc táo nhân, 9g hậu phác. Cách làm: Nguyên liệu được rửa sạch loại bỏ tạp chất, đun sôi với nước, chia làm 3 lần uống trước mỗi bữa ăn để có hiệu quả.
Điều trị đại tiện ra máu do sa trực tràng, trĩ Bài thuốc từ bạch truật dược liệu và can địa hoàng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh trĩ, cách làm như sau: Nguyên liệu: 640g bạch truật, 320g can địa hoàng. Cách làm: Tán nhỏ dược liệu thành bột mịn, can địa hoàng được hấp lên và nghiền nát. Tiếp đó thêm ít rượu và trộn đều làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 15 viên.
Điều trị chứng chảy dãi nhiều ở trẻ em Nguyên liệu: 10g dược liệu Cách làm: Cắt nhỏ thảo dược, cho thêm ít nước chưng cho chín, có thể bỏ ít đường rồi cho trẻ uống.
Điều trị đau vùng đùi lưng kéo dài Nguyên liệu: 30g bạch truật, 6g chích sơn giáp, 100ml rượu trắng 25 độ. Cách làm: Sắc với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút, đổ nước ra và cho nước vào lần 2 để sắc tiếp.
Trộn đều nước sắc và chia uống vào buổi sáng, tối. Dùng đúng liều đúng lượng cơn đau sẽ thuyên giảm rõ rệt.   Lưu ý khi sử dụng bạch truật
Cần lưu ý sử dụng bạch truật để đảm bảo đúng cách và an toàn Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn có 1 trong những vấn đề sau: Phụ nữ có thai và cho con bú. Đang sử dụng loại thuốc khác cũng như các sản phẩm chức năng. Tiền sử dị ứng thuốc hoặc thức ăn. Đang có rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác.
Người bị hen suyễn, ốm yếu gầy còm, bị mụn nhọt có mủ không nên sử dụng thảo dược này. Không dùng vị thuốc bắc bạch truật cùng với địa du, phòng phong vì tương tác cùng nhau sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn.
Vị thuốc này dễ bị mốc nên kiểm tra thường xuyên và phơi sấy cẩn thận.
Khi dùng bạch truật để điều trị nếu không thấy bệnh tiến triển nên thay đổi phương pháp điều trị, không nên dùng trong thời gian quá dài sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn.
 Những phương giản dị mà hiệu quả Bài Sâm truật cao Chữa được tất cả mọi chứng tỳ vị hư hàn , thương khi hóa, dùng nó ích được nguyên khi được tỷ vị.
Bạch truật 1 cân, Nhân sâm 4 lạng, thái mi dùng nước Trường giang Lưu thủy ngàm một đi đến sáng mai đem củi dâu mà nấu, lửa dùng lúc nhỏ lúc liên tiếp cháy luôn, nấu lấy nước cốt đặc. canh thành cao hòa thêm vào ít mật ong tốt để dùng thang bằng nước sôi hoặc rượu. Xuất tập giản phương  

Một phương Bạch truật chữa được người bị chứng lồng ngực buồn phiền vì sự hư tồn thì dùng Bạch truật sao tán thành bột, dùng nước sôi mà uống chừng một thìa, uống mấy lần là khỏi.
Xuất thiên kim phường  

Một phương chữa được người bị chứng di tim nghe như có tiếng róc rách.
Dùng Bạch truật 3 lạng, Trạch tả 5 lạng, nước 10 bát. nấu kỹ còn chừng 3 bát, chia ra mấy lần mà uống dần dần. Xuất mai sư phương  

Một phương chữa người bị chứng tích rượu hay là chứng đờm ầm, chứng ngũ âm:
1 Lưu ầm nghĩa là chứng đình trệ nước ở dưới trái tim.
2 Tích âm nước đình trệ ở hai bên cạnh sườn.
3 Đờm âm nước ở trong dạ dày.
4 dặt ẩm nước đọng trệ ở khắp năm tạng
5 Lưu âm nghĩa là nước đọng trệ nơi lòng ruột.
tóm lại cũng chỉ vì người ta ăn uống nhiều giống sống, giống lạnh hay béo, bơ, dầu mỡ,hay là nước trà để nguội pha trà đặc quả tích lũy lâu ngày nhiều năm tháng mới làm ra như thế  Dùng Bạch truật 1 cần, Can khương sao kỹ, Quế tâm đều nửa cân, làm ra bột, dùng mật làm hồ mà và bằng hạt ngô, uống với nước sôi mỗi hai lần 30 viên
Xuất ở hòa tễ dược cục phương  

Một phương chữa người bị chân tay phù thũng sưng dãy nặng nề
Dùng Bạch truật 3 lạng thái mỏng, mỗi khi chế hi dùng 5 đồng cần thôi, đồ vào hai bát nước Đại tảo 3 quả, sắc kỹ mà uống nóng.
Xuất bản sự phương    

Một phương chữa người bị chứng trúng phong bất tỉnh nhân sự, và đồng thời cũng cấm khẩu luôn. Dùng Bạch truật 4 lạng cho vào rượu với nước mà sắc kỹ, uống nhiều, uống mạnh để phát mồ hôi ra là khỏi.
Xuất thiên kim phương

Một phương chữa người sản hậu trúng hàn khắp mình lạnh toát cứng đờ, cấm khẩu, cũng bất tỉnh nhân sự.
– Dùng Bạch truật 1 lạng, Trạch tả 1 lạng, Sinh khương 5 đồng căn, nước sắc kỹ mà uống.
Xuất chí bảo phương  

Một phương chữa người đầu óc quay cuồng choáng váng tối tăm mắt mũi, quá buổi rồi mà cũng không khỏi mà thân thể cũng như tay chân tự nhiên còm tóp ăn uống không biết mùi, mà lại luốn ăn đất sét, đất vàng, phải dùng Bạch truật 3 càn. Cúc : men rượu 3 càn, đâm nát  cho thật kỹ dùng rượu hòa làm hồ mà viên, to bằng hạt ngô mỗi lần uống 20 viên, uống ngày 3 lần, Nhưng phải nhớ mà kiêng ăn rau tùng quả đào, quả mận, hay là thịt cá trắm.
Xuất ở ngoài đài bị yếu phương

Chữa người bị chứng thấp, ở trong xương đau nhức
Dùng Bạch truật 1 lạng, rượu 3 chén sắc còn 1 chén, uống thật mạnh, nếu phải người không được rượu thì dùng nước sắc mà uống cũng được
Xuất tam nhan sắc phương

Một phương chữa người đàn bà bị chứng đa nóng hổi, bởi vì chứng huyết hư.
Dùng bài lực già tán, Bạch truật, Bạch thước Bạch linh, mỗi vị đều 1 lạng. Cam thảo nửa lan thang bằng gừng sống Táo tầu, nước sắc kỹ uống nóng.

Bài này cũng có thể chữa được chứng tiểu nhi nóng chưng, hay là chứng tỳ hư, gầy còm ốm yếu mà không ăn được mấy.
Xuất ngoài đài bí yếu phương  

Một phương chữa chứng phong, sàn lên ấn chần ngứa gãi kinh hồn. Dùng bạch truật ra làm bột, dùng rượu làm tháng mà uống,mỗi lần uỗng 1 thìa, ngày uống 2 lần là khỏi
Xuất thiên kim phường  

Chữa được người bị chứng mặt chám đen hay loáng nhoáng như trứng sẻ, dùng giấm ngâm Bạch truật, cứ hằng ngày xức đi xức lại nhiều lần là khỏi
Xuất trửu hậu phương  

Một phương chữa người ra mồ hôi mãi không thôi Dùng bạch truật sao vàng tán bột,uống thang với nước cơm, mỗi lần một thìa, ngày uống hai lần ít lâu thì khỏi. Thiên kim Phương

Một phương chữa người bị chứng tỳ hư nên cứ ra mồ hôi trộm, dùng Bạch truật ba lạng, thái mỏng cùng với mẫu lệ bột mà sao, một lạng với thạch hộc tàm sao, một lạng cùng với cám gạo miến sao rồi bỏ các thứ đi chỉ chọn lấy Bạch truật làm một giờ đồng hồ ra bột nhỏ, mỗi lần uống – đồng căn, uống sau lúc ăn cơm khá lâu rồi mới uống, uống với nước cơm ngày ba lần.  
Ông Đan Khê phương  

Một phương chữa người đã già hay trẻ con cứ tự ra mồ hôi hoài, dùng Bạch truật năm đồng càn, Tiểu mạch 3 đồng cân, dùng nước nấu cho cạn bỏ Tiêu mạch đi, chỉ lấy Bạch truật làm ra bột gia thêm bài hoàng kỳ thang, sắc lấy nước làm thang mà uống.
Toàn ấu tâm giảm phương  

Một phương chữa người sản hậu bị chứng chỉ úa Thố,tuyệt không có chứng gì khác nữa, dùng bạch truật 1 lạng 2 đồng càn, gừng sống 1 lạng 5 đồng càn.Cho vào nước và rượu mà sắc cạn còn phân nửa chia làm uống thành ba lần Xuất phụ nhận lương phương,   Khoan trung hoàn – chứng tỳ hư, bụng đầy to trang, bởi khi không hòa mà khí lạnh khác ở trong. ủng át mà không thông, vì thế mới phát ra trường mãn ; dùng Bạch truật 2 lạng, quất bì 4 lạng.Đều làm ra bột, dùng rượu làm hồ mà viên to bằng uống thang bằng nước mộc hương, uống mỗi lần ba mươi viện rất hiệu quả.
Xuất ở chỉ mê phương  

Một phương chữa người bị chứng tỳ hư, phát ra tiết tả, dùng Bạch truật 5 đồng cân, Bạch thược một lạng, nếu phải mùa đông thì dùng Nhục đậu khấu, nướng kỹ làm ra bột, dùng nước cơm lam hồ mà viên, to bằng hạt ngô cũng uống thang với nước cơm. sống mỗi lần 50 viên ngày hai lần.

Đơn khê phương Một phương chữa chứng thấp tả hay là chứng thử tả:
Dùng Bạch truật sa tiền bằng nhau sao tản ra bột, uống thang với nước sôi, uống mỗi lần ba đồng cản.
Xuất giảng tiện phương  

Một phương chữa người bị chứng ra huyết đến nổi nuy hoàng, chứng trường phong, chứng trĩ lậu, chứng thoát giang, chứng tả ra huyết, sắc mặt vàng võ lâu năm không khỏi, dùng Bạch truật một cân, lây đất vàng tâm sao nghiền ra bột, Can địa hoàng nửa cân, đề trên nồi cơm nấu chín giã nát hòa mà viện, nếu khô cho thêm một ít rượu vào, viên to bằng hạt nỗi lần uống mười lăm viên, uống với nước cơm, ngày ba lần.
Xuất phổ tề phương

Một phương chữa người đàn bà có thai mà ý muốn giữ cho thai vững đừng to quá khó sinh, dung Bạch truật chỉ xác, lấy cám tẩm mà sao vàng, các vị đều bằng nhau đốt cơm làm hồ mà viên, to bằng hạt ngô mỗi tháng mồng 1 uống 30 viên uống với nước nóng, giữ cho thai nhỏ thì dễ sinh.
Xuất bản mệnh tập  

Một phương cho người bị chứng răng nanh mỗi ngày mỗi ngày mỗi dài ra đến nỗi làm cho khó ăn uống, như thế tức là chứng tủy thừa. Dùng Bạch truật sắc nước mà ngậm, rồi sức miệng. sau nuốt dần đi, cứ ngậm bao giờ khỏi thì thôi ngay.
Xuất bị cấp phương  
—————————————————————————————
Những trường hợp cấm kỵ Bạch truật Trích yếu :
Những người thận hư thì cấm dùng Bạch truật: Đại phàm những người bị bệnh thuộc về âm hư huyết thiểu, hay là người tinh khí đã chẳng đủ, cùng là chứng nóng trong, cũng như chứng cốt chưng. Những người miệng khô cô ráo, môi thâm, hay là người ho hắng, thổ ra đờm rãi, thổ ra huyết, mũi ra máu cam, hay là răng chảy máu, cùng là người nghẹn ở yết hầu,lấp trong cổ họng,đại tiện bí kết,hạ trệ v.v… Theo phép đều kiêng cấm cả.    Dòng chử cấm kỵ này nên theo kinh nghiệm mà dùng.


Comments Off on BẠCH TRUẬT