Bài chưa phân-loại

DƯỢC ĐIỂN…

VầnTên 
AA NgùyA NGÙY :Tên khác : A ngu, a ngụy, Ẩn triển, Cáp tích nê, Hình ngu (Bản Thảo Cương Mục), A ngu tiệt, Ngùy khứ tật (Hòa Hán Dược Khảo), Huân cừ (Đường Bản Thảo), Ngũ thái ngùy (Trung Dược Chí), Xú a ngùy (Tân Cương Trung Thảo Dược Thủ Sách). Tên tiếng Trung: 阿魏 Tên khoa học : Ferula Assafoetida L. Họ khoa học: Họ Hoa Tán (Umbelliferae).
 Hình Ảnh
Cây a ngùy là một cây thuốc quý, dạng cây thảo sống lâu năm, cao từ 0,6 – 1m, cuống lá dẹp bao thân cây, lá chẻ, hoa nhỏ mầu vàng. Dược liệu thường dùng là khối mủ ngưng kết lại có hình dạng lớn nhỏ không đều. Mầu tím nâu hoặc nâu sậm, có khi mầu trắng , vàng . Cứng nhưng khi bóp thì mềm, dính. Có mùi hôi.
 Thành phần-bào chế-bảo quảnPhân bố, thu hái: Cây a ngùy trồng và sản xuất chính ở Ba Tư và Trung quốc. Vị thuốc này tại Việt Nam chưa trồng được, còn phải nhập. Thu Hái: Theo ‘Trung Dược Đại Tự Điển”  thu hái vào những tháng mùa Đông, trước khi ra hoa. Khi lấy mủ, dùng dao rạch thành rãnh ở vỏ cây, phần trên gốc, lấy lá lớn đậy lại. Mấy ngày sau thì mủ chảy ra và ngưng kết lại, cách khoảng 10 ngày sau lại làm như vậy để thu mủ rồi để dành dùng.
Bộ phận dùng làm thuốc Dùng nhựa cây ở phần rễ sau khi nhựa ngưng kết lại (Assafoetida).
Mô tả dược liệu: Hình khối méo mó, đông cứng như mỡ hoặc dính liền nhau. Mầu đậm nhạt không đều. Mặt ngoài thường mầu nâu vàng hoặc nâu hồng. Chất cứng hoặc hơi mềm mà dính, hơ nóng thì mềm ra. Thứ tươi mới cắt ra mầu tương đối nhạt, có thể thấy mầu sữa trắng xen lẫn mầu nâu nhạt hoặc nâu hồng, gọi là ‘Ngũ Thái A Ngùy’. Có mùi hôi lâu tan, vị hơi cay, đắng (Dược Tài Học).
Bào Chế : + Lấy thứ tốt, không có tạp chất, cắt nhỏ, bỏ vào bát nhám mà nghiền hoặc thêm lẫn với thuốc khác mà nghiền thì dễ nhỏ. + Hoà tan A ngùy trong cồn 60 độ nóng, lọc, ép qua vải thưa, loại tạp chất, đến khi cho vào nước nghiền ra không dính tay là được, đun cách thuỷ cho rượu bay còn lại A ngùy. + Khi dùng nghiền bột, cho thêm vào một ít Hạnh nhân hoặc Đào nhân thì dễ nghiền nhỏ (Lôi Công Bào Chích Luận).
Bảo quản : + Vì thuốc có mùi hôi nồng, cần để trong hộp thiếc kín, để riêng xa các vị thuốc khác cho khỏi lây mùi. + Nên để nơi mát, tránh nóng nếu không sẽ bay mất mùi tinh dầu. Thành phần hóa học: + Trong A ngùy có 10 – 17% chất dầu , 40 – 46 % chất nhựa, 25% chất keo, 1,5 – 10% chất tro và 60% các chất vô cơ, 45% Sec Butyl Profenyl Disulfide, Acid Ferulic, Farnesiferol và Umbelliferon (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Farnesiferon A, B, C (Caglioti L và cộng sự, C A 1960, 54 : 616g). + Badrakemin, Coladonin Koladonin, Samarcandin acetate, Polyanthinin, Kamdonol, Gummosin Hofer O và cộng sự (Monatsh Chem 1984, 115 (10) : 1207). + Assafoetidin, Ferocolicin (Banerji A và cộng sự, C A 1988, 109 : 51717r). Tác dụng dược lý:
+ Trong loại Asafetida có mùi hôi, vị đắng mà cay, ảnh hưởng đến trường vị và hệ hô hấp (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Có thể dùng trong các toa thuốc khu phong.
+ Ức chế độ cứng của hạch : Nước sắc A ngùy đắp bên ngoài có thể thấm vào các hạch cứng làm cho hạch mềm ra (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Ngừa giun : Dùng chung với Lưu Hoàng ( Sulfur ), Binh lang ( Areca Catechu L.) và Nhục quế (Cinnamomum Sp.) đổ vào bao tử chuột nhắt có thể làm cho chuột ít mắc phải giun móc ( Ankylostome) (Trung Dược Đại Từ Điển). + Sử dụng liều cao đến 12g vẫn không thấy ngộ độc (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
+ Tác dụng chống đông máu : Tiêm nước sắc A ngùy 10% vào tĩnh mạch chuột cống và chó với liều 2,5-10ml/kg thấy có khả kéo dài thời gian đông máu, bình quân 35-56%. Thí nghiệm trong ống nghiệm thấy thời gian ngưng kết huyết tương là 28-41% (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
+ Tác dụng kháng bức xạ, tăng bạch cầu, tiểu cầu : A ngùy có tác dụng trị liệu hoặc ngăn ngừa nhiễm phóng xạ cấp, có khả năng nâng cao hoạt xuất của chuột lên ( 30%. Đối với chó bị nhiễm phóng xạ cấp, A ngùy có khả năng giữ được hoạt suất 42,9% (Trung dược dược lý, độc lý dữ lâm sàng).
+ Đối với chuột nhắt, A ngùy có tác dụng hoạt huyết, đối với thỏ nhỏ bị trúng độc cấp, thấy có tác dụng làm tăng bạch hoặc tiểu cầu. Thực nghiệm chứng minh rằng A ngùy dùng uống với liều 0,6mg/kg kết hợp với tiêm tĩnh mạch chuột cống liều 100mg/kg hoặc 200mg/kg thấy có tác dụng ức chế ADP ( ngưng kết tiểu cầu). Lâm sàng trị chứng bạch cầu suy mỗi ngày dùng 30mg, tỉ lệ đạt 76,6%, cao nhất đạt 93,3% (Trung Dược Đại Từ Điển).
  + Tác dụng chống ung thư : dùng hợp chất JTc – Z6 thấy có tác dụng ức chế ung thư phát triển, tỉ lệ đạt 90% trở lên (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).  
+ Tác dụng giảm đau, chống co giật : A ngùy có tác dụng với thần kinh, làm mềm gân cơ, chống co giật .   + Độc tính : Liều độc LD50 là 125 ( 75mg/kg. Liều dùng chích là 1520mg/kg, liều uống là 3155mg/kg (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).   + Thử nghiệm trên 48 con chó và 26 con thỏ bị ngộ độc A ngùy cấp tính, thấy chức năng gan và điện tâm đồ bị xáo trộn (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
 Công dụng-tính vị-Liều dùng-Quy KinhTính vị:  


Hình ảnh vị thuốc a ngùy sao Vị cay, tính ôn, không độc, mùi hôi nồng. + Vị cay, bình , không độc (Đường Bản Thảo). + Vị cay, ấm (Hải Dược Bản Thảo). + Vị nóng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo) + Vị đắng, cay, tính nhiệt, có độc (Bản Thảo Chính). + Vị đắng, cay, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy Kinh: +Vào kinh Vị (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). + Vào kinh túc Thái âm Tỳ, túc dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Sơ). + Vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường (Bản Thảo Tân Biên). + Vào kinh túc Thái âm Tỳø, túc Quyết âm Can (Ngọc Quyết Dược Giải) . +Vào kinh Can, Tỳ và Vị (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vào kinh Tỳ và Vị ( Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). Công dụng Tiêu tích, sát trùng, giải độc, trừ đờm, kích thích thần kinh, trừ mùi hôi thối, tống hơi độc ra. Trị tích, báng, sốt rét, cam tích, đau bụng, đau tim. Tác dụng chủ trị : + Trị các loại giun, trừ mùi hôi, phá báng tích, hạ ác khí ( Đường Bản Thảo). + Trị các chứng ác khí ( Thiên Kim Dực phương ). + Trị tim và giữa bụng lạnh ( Hải Dược Bản Thảo ). + Trị chứng thi quyết ( cơ thể lạnh như xác chết), phá báng tích, khí lạnh, bụng trướng, sốt rét, hoắc loạn, tim và bụng đau , thận khí, ôn chướng ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo). + Giải độc khi ăn phải các loại thịt trâu, dê hoặc ngựa chết ( Bản Thảo Hối Biên). + Cắt cơn sốt rét, chỉ ( cầm ) lỵ, giải độc, tan mùi hôi( Bản Thảo Thông Huyền ). + Tiêu tích, sát trùng, giải độc, tán buổi, tán hàn, khử đờm, kháng bức xạ, kháng ung thư, tăng bạch cầu, chống đông máu, trị Tâm giảo thống (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng). + Trị thần kinh suy nhược, phế quản viêm mạn ( Tân Cương Trung Thảo Dược Thủ Sách) . + Trị tích báng , trùng tích, nhục tích, tim và bụng đau do hàn, sốt rét, kiết lỵ . Liều dùng: Dùng 0,12 – 2g chung với thuốc hoàn hoặc tán hoặc chế thành thuốc cao hoặc nấu thành cao bôi ngoài da. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc a ngùy  Trị Khí tích, nhục tích, ngực bụng đầy trướng, đau hoặc đau lan ra 2 bên hông sườn, không muốn ăn uống:  Mộc hương 20g, Binh lang 20g, Hồ tiêu 10g, A ngùy 20g ( chế với giấm) . Làm hoàn, ngày uống 8 -12g với nước sắc vỏ Gừng sống (A Ngùy Hoàn – Phổ Tế phương) Trị trẻ nhỏ bị thực tích, bụng to như bụng ếch, bụng đau, tiểu đục: A ngùy ( tẩm giấm 1 đêm ) 20g, Hoàng liên (sao) 20g, Hoa kiềm (tán nhuyễn) 12g, Sơn tra nhục 40g, Liên kiều 60g, Bán hạ ( tẩm nước Tạo giác 1 đêm ) 40g. Tất cả tán bột, trộn với nước hồ Thần khúc làm hoàn. Ngày uống 12 – 16g với nước cơm, lúc đói (A Ngùy Hoàn – Y Học Cương Mục). Trị tích tụ, bỉ khối, thực ẩm, khí huyết tích tụ lại: A ngùy, Sơn tra nhục, Nam tinh, Bán hạ, Thần khúc, Hoàng liên, La bặc tử, Liên kiều, Bối mẫu, Qua lâu, Phong hoa tiêu, Thạch hàm, Hồ hoàng liên , Bạch giới tử. Tán bột, tẩm nước Gừng, nấu chín bánh làm thành viên, mỗi lần uống 8g với nước nóng. Sau khi uống thuốc, ăn vài trái Hồ đào. Người suy yếu không được dùng bài này (A Ngùy Hoàn – Vệ Sinh Bảo Giám ). Trị tích tụ, bỉ khối, thực ẩm, khí huyết tích tụ lại: A ngùy 20g, Bạch giới tử 100g, Bạch truật 120g, Tam lăng 80g, Nga truật 80g. Sao khô, tán bột. Lấy A ngùy chưng với rượu cho chảy ra, hòa thuốc bột trên làm thành hoàn. Ngày uống 12 – 16g với rượu (A Ngùy Hoàn – Hà Nhật Trung Thủ Tập) Trị Tỳ Tích: A ngùy 2g , Kê tử hoàng ï5 trái, Hoàng lạp ( nến ) 40g. Nấu chung, chia làm 10 lần uống lúc đói. Uống sau 10 ngày đi tiêu ra máu đó là tích tụ đã tan. (Bảo Thọ Đường Kinh Nghiệm phương) Trị tích khối: A ngùy, Nhũ hương, Một dược, Mang tiêu đều 80g. Tán bột. Đại hoàng 80g, Bạch giới tử 120g, Mộc miết tử 21 hột ( bỏ vỏ ), Xuyên sơn giáp 60g, Nhục quế 60g, Độc hoạt 60g, Loạn phác ( tóc ) 80g. Dùng dầu mè 1.600g nấu cho đến khi thấy dầu có sắc đen, bốc hết mùi thì cho thuốc bột và Hoàng đơn vào nấu đặc thành cao, dùng để bôi ngoài da (Hà Nhật Trung Thủ Tập). Trị nhục tích, bỉ khối, ăn không tiêu: Nhân sâm, Quất hồng, Tam lăng, Nga truật, Sa nhân . Nấu, thêm Xạ hương, Lưu hoàng, Tô hợp thành cao, dùng để bôi ( Trung Quốc Y Học Đại Từ Điển ). Trị sốt rét: Yên chi, A ngùy đều 1 cục to, tán bột. Dùng nước cốt của Tỏi trộn đều sền sệt thành cao, bôi lên mặt hột Đào. Khi lên cơn sốt rét, đem thuốc dán vào vùng hổ khẩu tay, nam bên trái, nữ bên phải. Cơn sốt yên thì bỏ thuốc đi ( Ách Hổ Cao – Phổ Tế phương). Trị sốt rét có báng: A ngùy, Xuyên khung, Bạch truật, Xích phục linh, Hồng hoa, Miết giáp tiêm ( sao với váng sữa cho dòn ), Đại hoàng, bột Kiều mạch. Tán bột, uống với rượu. Sau khi uống 3 ngày , thấy bụng đau, máu mủ chảy ra là hiệu nghiệm(A Ngùy Hóa Bỉ Tán – Trương Thị Y Thông ). Trị bụng đau: A ngùy nghiền nhỏ uống 4 – 8g với rượu nóng (Vĩnh Loại Kiềm phương). Trị bụng đau: A ngùy, nghiền nhỏ. Dùng nửa củ tỏi to bọc thuốc, nướng chín, nghiền nhỏ, làm hoàn. Ngày uống 2 – 4g với nước sắc Ngải diệp ( Tổng Vi Luận phương) Tham khảo: “A ngùy rất hôi, người Di (còn gọi là A ) rất sợ A ngùy. Dân Ba tư gọi là A ngu, dân Thiên trúc gọi là Hình ngu, kinh Niết bàn gọi là Ương quỷ, dân Mông cổ gọi là Cáp tích nê. Thời nhà Nguyên dùng nó để điều hòa thức ăn. Rễ của nó gọi là Aån triển vì tàng dưới đất mà phát triển …” (Y Học Cương Mục). “A ngùy mọc nơi Tây phiên và Côn lôn, mầm lá, rễ và thân giống Bạch chỉ, giã nát rễ lấy nước nấu thành bánh là loại thượng hạng, cắt rễ phơi khô là loại thứ phẩm .Mùi của nó rất hôi mà lại trừ được các mùi hôi khác , thật là vật phẩm kỳ lạ “(Đường Bản Thảo). “Đạo Bà la môn nói rằng Huân cừ tức là A ngùy, lấy nước cốt từ rễ phơi khô như keo hoặc cắt lấy rễ phơi khô, và mùi nó rất hôi. Người Ấn độ ăn chay không dùng A ngùy. A ngùy dùng ăn thường thì trừ được mùi hôi. Người Nhung rất coi trọng việc này” (Tân Tu Bản Thảo Đồ KA ngùy là loại thuốc hóa bỉ, đọa thai, sát trùng … khí của nó cay mà hôi, khí vị có mùi cỏ dại nhưng không làm tổn thương vị khí quá, cho nên các phương thuốc cần dùng không thể bỏ quên được “( Bản Thảo Hối Ngôn).Sách ‘Bách Nhất Tuyển Phương’ ghi :”Trị sốt rét đã nửa năm, dùng Chân A ngùy, Đơn sa (loại tốt), mỗi thứ 40g. Tán bột, trộn với nước cơn làm hoàn, to bằng hạt Bồ kết. Lúc đói, uống 1 hoàn với nước sắc Nhân sâm thì khỏi” ( Y Học Cương Mục).Tịnh Tiêu Nham nói rằng A ngùy vị cay, tính bình , nhập vào kinh Tỳ, Vị, tiêu nhục tích, sát trùng, khử mùi hôi. Gốc từ nước Tây phiên , do mủ cây nấu thành, khí vị rất hôi. Lấy thử 1 ít, để trong đồ dùng bằng đồng một đêm, nơi chạm phải A ngùy sẽ trắng như Thủy ngân, đó là thứ thật. Người đời nay thường làm giả bằng Hồ toán bạch, người dùng không thể không cẩn thận “ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển ).Dù các vị thuốc có vị hôi cũng không bằng vị thuốc này. Mùi thơm là chính khí của trời đất, mùi hôi là ác khí của trời đất. Những mùi thơm hoặc hôi qua đều có tính luồn lách, thẩm thấu , đều có thể phá được tích tụ. Vì vậy, có thể xử dụng vị thuốc này phá được tích tụ, bỉ khối và sát trùng “ (Đông Dược Học Thiết Yếu).Kiêng kỵ :+ Người Tỳ Vị hư yếu không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).+ Uống nhiều A ngùy sẽ làm mất khí, hoa mắt (Y Lâm Toản Yếu).+ Người Tỳ Vị hư yếu, ăn ít, ăn vào lập tức nôn dữ dội, tiêu chảy, cơ thể gầy yếu : không dùng (Bản Thảo Cầu Chân).+ Người Tỳ Vị suy yếu, phụ nữ có thai không nên dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).+ “Vì A ngùy có mùi rất hôi, người Tỳ Vị suy yếu ngửi thấy là muốn nôn ngay” (Đông Dược Học Thiết Yếu).+ Có thai không dùng (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).  
AA Giao  A Giao
A giao là vị thuốc quý được bào chế từ da lừa. Dược liệu này có tác dụng chữa ho ra máu, động thai, đau bụng, co quắp gân cơ… Liều lượng 8 – 12g mỗi ngày
 Hình Ảnh
Tên khác: Cáp sao a giao, lư bì giao, a giao nhân, trần a giao, hiển minh bả, Bồ hoàng sao A giao, Bồn giao, cao da lừa, keo da lừa Tên khoa học: Gelantinum Asini hay Gelantina Nigra Họ: Ngựa – Equidae   
 Thành phần-bào chế-bảo quản,Mô tả về a giao A giao chính là keo da lừa – một loại động vật xương sống, có vú được xếp vào nhóm họ Ngựa. Con lừa có nguồn gốc ở Châu Phi, vốn được người dân sử dụng để thồ vật, kéo xe từ cách đây hơn 5000 năm trước.  Ngày nay, lừa được thuần hóa và nuôi dưỡng nhiều ở các nước phát triển để tận dụng sức kéo của nó và lấy da làm thuốc chữa bệnh. Đặc điểm của dược liệu a giao A giao có màu nâu đen, chất keo, mềm, dẻo, dính khi trời nóng, giòn khi thời tiết hanh khô và hơi mềm nếu bảo quản trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Dược liệu này thường được bào chế dưới dạng một miếng keo hình chữ nhật có diện tích 6 x 4 cm và dày khoảng 0,5 cm, bề mặt nhẵn bóng. Trọng lượng mỗi miếng keo khoảng 20g.
Bộ phận dùng Da lừa  
Bào chế thuốc: Những con lừa già, da dầy, lông đen có giá trị dược liệu tốt nhất nên sẽ được lựa chọn để lấy da. Tùy theo từng khu vực mà có cách bào chế khác nhau:
– Cách bào chế a giao tại Việt Nam Làm sạch lông, lấy khăn lau cho khô và hết bẩn. Thái da lừa thành những miếng đỏ cỡ bằng hạt ngô rồi cho vào chảo nóng sao chung với bột cáp phấn ( 20%) đến khi da phồng đều.  Khi sử dụng, lấy a giao đem nướng phồng, đem sắc hoặc hòa tan trong nước nóng mà dùng. –
 Theo kinh nghiệm của Trung Quốc Vào tháng 2 đến tháng 3 hàng năm, da lừa được lấy đem ngâm với nước bài ngày cho mềm. Sau đó vớt ra cạo sạch lông, thái nhỏ. Cho hết da lừa vào nồi đổ thật nhiều nước vào nấu trong 3 ngày đêm liên tục Chắt bỏ nước cũ, thêm nước mới vào và tiếp tục nấu Thực hiện theo cách tương tự 5 – 6 lần nhằm tận thu được toàn bộ chất keo trong da lừa Dùng rây bằng đồng lọc bỏ chất cặn bã còn sót lại, lấy keo hòa với một ít nước lọc có pha phèn chua Để yên vài tiếng cho tạp chất lắng xuống dưới đáy. Tách lấy lớp nước trong phía trên và nấu cho cô đặc lại Trước khi ngưng nấu a giao khoảng 2 tiếng, cho thêm đường và rượu trắng vào nấu chung với keo theo tỷ lệ 6 lạng da lừa : 4 lít rượu : 9 kg đường. Tiếp tục cho dầu đậu nành vào keo da lừa trước khi tắt bếp khoảng 30 phút. Cứ 600kg da lừa thì dùng 1 lít dầu ăn. Mục đích sử dụng dầu là để cho keo bớt dính. Đổ keo ra khuôn, để nguội sẽ đóng thành bánh, cắt ra thành từng miếng hình chữ nhật thu được vị thuốc a giao Trước khi sử dụng có thể đem a giao ngâm rượu, nấu trong nước cho tan hoạt sao với các dược liệu sau: + A giao sao cáp phấn: Rang nóng 1 kg bột cáp phấn rồi tiếp tục bỏ miếng a giao vào đảo đều tay. Khi thấy a giao nở ra, không còn chỗ cứng nữa thì tắt bếp. Rây hỗn hợp để thu a giao lại, bỏ bột cáp phấn đi. + A giao sao bồ hoàng ( phấn hoa của cây cỏ nến): Trước tiên, rang nóng bồ hoàng trước. Sau đó xắt mỏng a giao rồi cho vào rang chung. Khi thấy a giao nở giòn thì ngưng. Rây bỏ bồ hoàng. Cách bảo quản dược liệu Để a giao nơi khô ráo, tránh nơi quá nóng hoặc ẩm ướt Thành phần hóa học:  A giao chứa các chất sau: Chất keo ( Collagen ): Bao gồm nhiều thành phần như Sunfua, Lysin, Glycin, Histidin, Acginin, Xystin. Glutamic acid Threonine Phenylalanine Valine Alanine Serine Asparíc acid Leucine Hydroxyproline Methionine cùng một số hoạt chất khác  
 Công dụng-tính vị-Liều dùng-Quy KinhTính vị Theo Bản Kinh: A giao tính bình, vị ngọt Theo Biệt Lục: Tính ấm, không có độc Theo Y Học Khải Nguyên: Dược liệu tính bình, vị nhạt Theo Thang Dịch Bản Thảo: A giao tính bình, vị ngọt cay Quy kinh Vị thuốc a giao quy vào kinh Can, kinh Phế, kinh Thận, kinh Tâm Tác dụng dược lý và chủ trị – Theo y học cổ truyền: A giao có tác dụng dưỡng khí, an thai, tiêu tích, làm mạnh gân xương, chỉ lỵ, trừ phong, nhuận táo, sáp tinh, cố thận, giải độc, nhuận phế, an thai. Chủ trị: Đau lưng Đau bụng Đau nhức tay chân Rong huyết Mất ngủ Sốt rét Đau chân không thể đứng được Ngộ độc rượu Chảy nước mũi Nôn ra máu Đi ngoài ra máu Đới hạ Chảy máu cam Các bất thường trong tiểu tiện: Tiểu buốt, đái ra máu Kinh nguyệt không đều Đau lưng do nội thương

vị thuốc a giaoA giao sau khi bào chế được cắt thành những khối hình chữ nhật – Theo y học hiện đại: A giao có những tác dụng sau Tăng hồng cầu, tạo máu: Đưa a giao vào trong bao tử chó rồi xét nghiệm thấy hồng cầu và sắc tố máu tăng nhanh. Chống tê liệt cơ: Cho chuột bạch (đã được làm cho loạn dưỡng cơ đến mức què hoặc tê liệt không đi được) ăn dung dịch a giao. Kết quả sau hơn 100 ngày sử dụng thuốc cho thấy triệu chứng tê liệt đã biến mất ở hầu hết chuột được thí nghiệm. Tăng khả năng chuyển hóa canxi: Các nhà nghiên cứu cho chó uống dung dịch a giao kết hợp ăn Canxi Carbonat. Kết quả kiểm tra huyết thanh ghi nhận hàm lượng canxi tăng cao. Chống choáng: Tiêm dung dịch a giao vào tĩnh mạch của mèo đã được gây choáng thấy huyết thanh bình thường trở lại và mèo được cứu sống. Tăng khả năng đông máu, chống chảy máu: Dùng dung dịch a giao 5% tiêm vào chó cho thấy khả năng đông máu tăng Các tác dụng khác: Tăng huyết áp, tăng chuyển hóa tế bào Lympho trong các trường hợp bị mụn nhọt, nhuận trường. Liều lượng: 8 – 12g/ngày Cách dùng Uống chung với rượu hoặc kết hợp với các dược liệu khác làm thuốc sắc, viên hoàn uống Bài thuốc chữa bệnh sử dụng a giao
1. Chữa âm hư co giật (A Giao Kê Tử Hoàng Thang) Thành phần: Dư dung tươi, a giao, bào ngư, câu đằng, bạch phục linh mỗi vị 12g; địa hoàng, mẫu lệ tươi và mai rùa mỗi vị 16g. Cách dùng: Trừ a giao, các vị còn lại đem sắc kỹ. Khi thuốc đang nóng, gạn lấy nước rồi cho a giao và kê tử hoàng vào quậy tan. Uống nóng là tốt nhất.
2. Chữa ho ra máu (Phổ Tế phương) Thành phần: 12g a giao, 4g hoàng hoa thái, 40g gạo nếp Cách dùng: Sao a giao. Cả 3 đem tán bột trộn lẫn với nhau. Mỗi lần uống 4g x 3 lần/ngày. Pha với nước nóng, để nguội uống
3. Trị tiểu són, bứt rứt trong người do động thai (Thiên Kim) Thành phần: 120g a giao Cách dùng: Sắc thuốc với 400ml nước. Đun sôi, vặn nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 80ml. Uống khi còn nóng.
4. Điều trị ra máu nhiều trong chu kì kinh nguyệt Bài 1: A giao ( sao ) tán bột mịn. Mỗi ngày lấy 16g uống chung với một ít rượu ( Theo Bí Uẩn Phương) Bài 2: Chuẩn bị thang thuốc gồm a giao, xuyên quy, dư dung, sinh địa, cam thảo, giả mạc gia, ngải diệp. Trừ a giao, sắc tất cả lấy nước đặc. Sau đó cho a giao vào nước thuốc quậy tan hoàn toàn rồi uống.
5. Chữa viêm loét cẳng chân mãn tính Thành phần: A giao Cách dùng: Trước khi sử dụng a giao, cần tiệt trùng vùng loét rồi chiếu hồng ngoại trong 15 phút. Sau đó lấy a giao nấu với 70ml cho tan thành một loại cao lỏng. Mỗi ngày 1 lần lấy 2g cao a giao phết vào miệng gạc rồi đắp lên vết loét. Đa số các trường hợp khỏi bệnh sau 20 lần đắp thuốc.
6. Chữa nám, tàn nhang, dưỡng nhan Thành phần: Cỏ nhọ nồi, a giao, bạch thược, câu khởi, đương quy mỗi vị 10g, thỏ ty tử, bạch lạp thụ tử, sinh địa, thục địa mỗi vị 15g, hà thủ ô 12g. Cách dùng: A giao đem hấp cách thủy với ít nước cho tan. Các nguyên liệu khác sắc 2 lần lấy nước thuốc đem nấu chung với a giao cho hòa quyện vào nhau. Chia làm 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng và chiều lúc đói bụng. Mỗi ngày 1 thang
7. Chữa chảy máu mũi, chảy máu tai, nôn ra máu (Thánh Huệ phương) Thành phần: A giao, 20g bồ hoàng Cách dùng: Hai vị thuốc đem sao chung với nhau. Mỗi lần lấy 8g uống chung với 200ml nước cốt địa hoàng. Ngày dùng 2 lần cho đến khi hết chảy máu.
8. Chữa ho kéo dài  – Bài 1: Thành phần: Nhân sâm và a giao sao vàng, tỷ lệ 2:1 Cách dùng: Tán thuốc thành bột. Mỗi lần lấy 12g pha với nước sắc Thông bạch uống – Bài 2:  Thành phần: Hồ lô quán và ngưu bàng tử mỗi vị 8g, a giao và hạnh nhân mỗi vị 12g, gạo nếp (nhũ mễ ) 16g, cam thảo 4g. Cách dùng: Tất cả gộp thành 1 thang thuốc dùng theo dạng sắc uống.
9. Điều trị bệnh táo bón ở người lớn tuổi (Trực Chỉ phương) Thành phần: 12g thông bạch, 8ml mật ong, 8g a giao, một ít rượu trắng Cách dùng: A giao sao vàng đem nấu chung với rượu trắng và thông bạch cho tan. Cuối cùng trộn thêm mật ong vào uống khi còn nóng.
10. Chống hư lao, bồi bổ nguyên khí, tư âm dưỡng huyết Thành phần: Thục địa, a giao mỗi vị 10g, nhân sâm ( tán bột ), củ mài, đỗ trọng, khởi tử mỗi vị 6g, sơn thù 3g.  Cách dùng: Bỏ riêng nhân sâm ra, lấy A giao đem hãm với một ít nước sôi rồi tiềm cách thủy cho tan. Các vị còn lại ngâm nước trong 1 giờ, sau đó sắc 2 lần lấy nước cốt hòa với nhau. Dùng nước thuốc nấu a giao và bột nhân sâm thêm vài phút cho tan. Chia uống vài lần.
11. Điều trị khí hư, phế suyễn ở trẻ em Thành phần: Nhũ mễ (sao ) và a giao (sao) mỗi vị 40g, ngưu bàng (sao vàng ) và cam thảo ( nướng) mỗi vị 10g, hồ lô quán ( sấy khô ) 20g, hột hạnh nhân ( sao ) 7 hạt. Cách dùng: Nghiền tất cả thành bột mịn. Mỗi lần lấy 8g uống khi thuốc còn ấm
12. Chữa đau bụng, hạ ly khi mang thai (Kinh Hiệu Sản Bảo) Thành phần: Thượng thảo, thiên tương và đương quy mỗi loại 120g, a giao 80g, ngải cứu 60g Cách dùng: A giao sau khi nướng xong cho vào ấm sắc chung với các vị còn lại. Gạn thuốc uống làm 3 lần trong ngày.
13. Chữa động thai  – Bài 1: Thành phần: Cây ngải cứu và a giao mỗi vị 80g, thông bạch 80g. Cách dùng: Sắc thuốc cùng 800ml nước lấy 200ml. Chia uống 2 lần. – Bài 2:  Thành phần: 2 quả trứng gà ta, 30g đường đỏ và 12g a giao Cách dùng: Sắc a giao cho tan rồi thêm trứng gà và đường đỏ vào quậy đều. Chia thuốc làm 2 phần uống hết trong ngày.
14. Điều trị bệnh hen suyễn do phong tà nhập phế (Nhân Trai Trực Chỉ phương) Thành phần: Tử tô, ô mai, a giao lượng bằng nhau. Cách dùng: Tất cả đem sao vàng, tán bột sắc uống ngày 1 thang.
15. Chữa ra máu khi mang thai Bài 1: Lấy a giao sao vàng, tán bột mịn. Mỗi ngày lấy 16g uống chung với nước cháo loãng. Nên uống thuốc trước bữa ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất. (Theo Thánh Huệ phương) Bài 2: Dùng 120g a giao, sao vàng, đem nấu cùng 200ml rượu cho tan hoàn toàn. Chờ thuốc nguội còn hơi âm ấm uống hết 1 lần ( Theo Mai sư phương).
16. Chữa khí hư ở trường vị (Hòa Tễ Cục phương) Thành phần: Bạch phục linh và a giao mỗi vị 80g, chi liên ( sao ) 120g Cách dùng: Tán thuốc thành bột vo viên hoàn nặng khoảng 6g. Mỗi ngày uống 2 viên
17. Điều trị ho ra máu, bệnh lao phổi Thành phần: A giao Cách dùng: Tán thuốc thành bột, mỗi lần lấy 20 – 30g pha với nước sôi uống 2 – 3 lần/ ngày. Kết hợp tiêm Pituitrin 5-10 đơn vị để cầm máu và uống thuốc chống lao theo chỉ định của thầy thuốc
18. Ích trí, kiện não, bổ dưỡng tâm tỳ, chống mệt mỏi, hoa mắt, choáng váng, tim đập nhanh Thành phần: Huyền cập, a giao, long nhãn mỗi vị 120g, mật ong nguyên chất 250g Cách dùng: A giao cho vào ly chứa một ít nước sôi. Bỏ cả ly vào nồi hấp cách thủy cho đến khi tan hoàn toàn. Huyền cập đem ngâm nước 1 giờ rồi sắc làm 2 lần, lấy nước cốt hòa lẫn với nhau, nấu nhỏ lửa cho cô đặc lại. Cuối cùng thêm nước a giao, long nhãn, mật ong vào nước huyền cập nấu chung sẽ được một dạng cao lỏng hơi sền sệt. Liều dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
19. Trị thổ huyết, ói ra máu không thể cầm ( Thiên Kim Dực Phương ) Thành phần: 80g a giao, 40g cam bố, 120g sinh địa Cách dùng: A giao đem sao rồi cho vào ấm cùng các nguyên liệu còn lại. Thêm 600ml nước vào sắc tới khi cạn còn 1/3. Gạn thuốc chia làm 2 lần uống. Mỗi ngày 1 thang. Bạch Cập, và A giao lượng bằng nhau
20. Điều trị bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ, lo âu, huyết hư Thành phần: 2 cái lòng đỏ trứng gà, 20g a giao, thượng thảo, không trường, bạch thuộc mỗi vị 8g Cách dùng: Hòa tan a giao rồi đem sắc với các dược liệu còn lại. Gạn thuốc ra, thêm lòng đỏ trứng gà vào, quậy đều. Uống làm 2 lần trong ngày cho hết.
21. Chữa run giật tay chân, co quắp gân cơ  Thành phần: Thược dược tươi, a giao, cửu khổng, câu đằng, phục thần, bạch hoa đằng mỗi vị 12g, mẫu lệ tươi 16g Cách dùng: Tất cả các vị thuốc ( trừ a giao ) đem sắc lấy nước đặc. Sau đó mới cho a giao vào chén thuốc quậy tan chảy. Cuối cùng thêm 1 quả kê tử hoàng vào quấy đều lên uống lúc còn nóng.
22. Chữa ói ra máu (Nghiệm phương) Thành phần: 40g a giao, 2g thần sa, cáp phấn, ngó sen và mật ong  Cách dùng: A giao đem sao với cáp phấn, tán bột. Thần sa cũng tán thành bột mịn, trộn đều với bột a giao. Khi bị nôn ói ra máu, lấy bột thuốc uống cùng mật ong nguyên chất và nước cốt ngó sen. 23. Tư âm, bổ thận, trợ dương, chữa liệt dương, tinh trùng ít, đau lưng mỏi gối Thành phần: A giao, địa cốt tử, hạt óc chó, đường đen mỗi loại 250g Cách sử dụng: Rửa sạch địa cốt tử, hấp chín. Hạt óc chó đem rang với muối cho chín, giã nhuyễn. Cho một tô nước vào nồi nấu, khi nước sôi bỏ a giao vào quậy tan rồi thêm địa cốt tử, hạt óc chó và đường vào. Để hỗn hợp nguội sẽ keo lại thành một dạng keo lỏng. Cất vào hũ dùng dần. Mỗi ngày lấy một ít cao nuốt trực tiếp hoặc pha với nước uống. Lưu ý khi dùng a giao – Tương tác thuốc:  Theo Bản Thảo Kinh Tập Chú, vị thuốc a giao dùng chung với đại hoàng có thể tương tác sinh ra những phản ứng bất lợi cho sức khỏe. Vì vậy tránh kết hợp hai vị này chung với nhau. – Kiêng kỵ: Không dùng a giao cho các trường hợp sau: Người có bao tử yếu Tỳ vị hư Tiêu hóa kém, ăn lâu tiêu Có hàn đàm Tiểu lỏng nhiều lần trong ngày Rêu lưỡi béo bệu Ngoài ra, trong quá trình sử dụng vị thuốc a giao, người bệnh cũng cần lưu ý: Dùng thuốc trị đúng bệnh, đúng liều lượng cho phép Thăm khám để thầy thuốc xác định chính xác tình trạng bệnh và kê đơn thuốc phù hợp. Không tùy ý sử dụng bừa bãi. A giao là dược liệu đông y có nguồn gốc từ tự nhiên nên cho hiệu quả từ từ, cần kiên trì khi sử dụng.  Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao, a giao có giá trị kinh tế rất lớn. Vì vậy, nhiều người nấu da lợn, da ngựa hay da trâu để làm giả nhằm trục lợi. Bệnh nhân cần thận trọng mua hàng ở những tiệm thuốc uy tín Nghiệm Phương Tôi đã dùng vị A Giao này. Dùng A Giao xao châu 12 gr. cho bài thuốc bổ Tứ Vật thang, trị rong kinh cho kết quả nhanh và không tái phát, dùng thuốc bổ huyết nên uống nhiều trên 10 đến 30 ngày tùy bệnh thất huyết nhiều hay ít.  
VầnTên 
BBa kíchBa kích Cây còn có tên gọi khác là: Cây ruột gà, ba kích thiên, chẩu phóng xì, thao tầy cáy, liên châu ba kích, ba kích nhục. diệp liễu thảo, đan điền âm vũ… Cây có tên khoa học: Morinda officinalis how. Thảo dược này thuộc họ Cà phê.  
 Hình Ảnh
Là loại cây thảo sống lâu năm, mọc thành từng bụi lớn, dạng thân leo, nhiều lông mịn ở trên thân. Rễ ba kích có hình trụ tròn, có đường kính 1-3cm, bên trong lõi có màu hồng nhạt, bên ngoài vỏ cứng sần sùi, màu vàng xám. Lá ba kích mọc đối xứng, có hình mác, hình bầu dục hoặc hình mác. Lá dài khoảng 6-14cm, rộng khoảng 2,5-6cm. Khi lá non có màu xanh lục, về già chuyển sang màu trắng giống như mốc và ít lông hơn, khi bị khô có màu nâu tím. Hoa thường mọc từng chùm nhỏ và tập trung thành tán ở đầu cành, có khoảng 2-10 cánh hoa mọc không đều nhau. Khi mới nở hoa sẽ có màu trắng, sau đó chuyển sang màu vàng. Thường nở vào khoảng tháng 5 đến tháng 6. Quả hình cầu, trên bề mặt có nhiều lông tơ, thường có màu đỏ thẫm khi chín. Mùa quả thường vào khoảng tháng 8-10
 Phân loạiBa kích trắng  
Ba kích tím:
  Ba kích mọc ở đâu? Dược liệu này có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được du nhập về Việt Nam. Cây thường mọc hoang ở vùng ven rừng, các bãi hoang vùng trung du miền núi. Hiện nay cây phân bố nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta như Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hòa Bình  
 Thành phần-bào chế-bảo quản,Bộ phận sử dụng làm thuốc, thu hái, sơ chế Cả phần rễ, củ, lá và hoa của cây ba kích đều được sử dụng chế biến thuốc, tuy nhiên rễ vẫn là bộ phận được dùng nhiều nhất. Sau 3 năm từ khi trồng cây có thể thu hoạch được vụ đầu tiên. Tháng 10 – tháng 11 khi quả chín có thể bắt đầu thu hoạch được. Đào rộng phần xung quanh của cây để lấy hết phần rễ. Kỹ thuật trồng ba kích tốt sẽ cho ra những cây có rễ to mập chất lượng, sử dụng được nhiều trong bào chế thuốc. Sơ chế: Rửa sạch loại bỏ tạp chất sau đó phơi hoặc sấy khô. Khi gần khô đập dẹt lại tiếp tục phơi. Bảo quản nơi khô thoáng.  
 Công dụng-tính vị-Liều dùngTác dụng của ba kích Từ xa xưa nền y học cổ truyền và y học hiện đại đã công nhận, ba kích là một loại thảo dược quý. Tác dụng dược liệu theo y học cổ truyền Tính vị: Vị cay ngọt, tính hơi ôn. Quy kinh: Tỳ, Thận, Tâm, Can. Công dụng của ba kích: Mạnh gân cốt, ôn thận trợ dương, khử phong thấp. Chữa dương ủy, lưng gối đau mỏi. Bổ trí não và tinh khí: chữa các bệnh sớm xuất tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Chữa cao huyết áp. Giảm các triệu chứng lở loét, viêm nhiễm. Giúp mát gan, kích thích hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Tăng sức đề kháng, giảm đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết. Trị các chứng thủy thũng, chứng phong. Trị bụng dưới lạnh đau, tiểu không tự chủ, tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều. Trị thận hư, thần kinh suy nhược, mất ngủ. Trị ho suyễn, tiêu chảy, ăn ít, chóng mặt. Tác dụng dược liệu theo y học hiện đại Cây thuốc mang lại nhiều tác dụng với sức khỏe Theo nghiên cứu, trong dược liệu có những hoạt chất sau được công nhận có tác dụng tăng cường sức khỏe cho con người và hỗ trợ điều trị các bệnh là: anthraglycosid, vitamin C (chỉ có ở rễ tươi), choline, carpaine, vitamin B1, luteolin, phytosterol, đường và các acid hữu cơ. Vậy ba kích có tác dụng gì? Tiêu viêm chống sưng: Vitamin C có trong ba kích có tác dụng chống oxy hóa, giúp liền nhanh các vết thương, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn làm lan rộng vết thương. Tăng sức đề kháng cho cơ thể: Ba kích dược liệu có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, sử dụng đều đặn và thường xuyên giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra nó còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, bổ sung vitamin B1 giúp chúng ta khỏe mạnh và có nhiều năng lượng. Tăng cường sinh lý cho nam giới: Ba kích tím có tác dụng gì với nam giới? Hoạt chất anthraglycosid, kẽm, sắt và nhiều khoáng chất trong dược liệu có tác dụng bổ sung sinh lực ở nam giới và cải thiện chuyện phòng the. Để hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, suy nhược thể lực, chứng giảm ham muốn ở giới nam, người ta thường dùng bài thuốc ba kích ngâm với đinh lăng cùng với rượu và một vài bài thuốc khác. Điều trị chứng đau mỏi xương khớp, đau lưng: Củ ba kích có tác dụng gì trong điều trị các bệnh xương khớp? Theo nghiên cứu, hoạt chất Choline có trong vị thuốc này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của đau mỏi xương khớp. Chữa tăng huyết áp: Nhiều nghiên cứu cho thấy ba kích có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, nhất là chứng tăng huyết áp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Hỗ trợ ở người ăn ngủ kém, gầy yếu: Giúp người dùng ăn ngon, ngủ ngon. Các bài thuốc từ cây ba kích Dược liệu được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau để trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc từ ba kích mà bạn có thể áp dụng. Hỗ trợ điều trị lợi tiểu Nguyên liệu: Ba kích, ích trí nhân, thỏ ty sử, tang phiêu phiêu. Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu sau đó tán thành bột. Thêm ít rượu vào trộn đều hỗn hợp với nhau. Vo tròn thành từng viên nhỏ sử dụng 1 ngày 1 viên vào buổi sáng hoặc buổi tối. Nên dùng khoảng 12 viên cho mỗi liệu trình để thấy hiệu quả. Bài thuốc điều trị tiểu không tự chủ Nguyên liệu: 60g ba kích rừng, 60g nhục thung dung, 60g sinh địa, 40g tang phiêu tiêu, 40g thỏ ty tử, 40g sơn dược, 40g tục đoạn, 20g sơn thù du, 20g phụ tử, 20g long cốt, 20g quan quế, 20g ngũ vị tử, 16g viễn chi, 12g đỗ trọng, 4g lộc nhung. Cách làm: Tán bột hòa thành hỗn hợp dạng sệt, vo tròn thành viên để uống. Chữa liệt dương ở nam giới Nam giới liệt dương, khó cương dương có thể dùng rượu thuốc ngâm như sau: Nguyên liệu: 3kg ba kích, 3kg ngưu tất sống, 5 lít rượu. Cách làm: Các vị dược liệu được rửa sạch để ráo, ngâm tất cả trong bình thủy tinh khoảng 3 tháng. Sau đó sử dụng sau mỗi bữa ăn, uống liên tục trong khoảng 2-3 tháng để có hiệu quả rõ rệt.
Chữa đau mỏi xương khớp bằng ba kích
Cách 1: Nguyên liệu: 60g ba kích, 120g ngưu tất, 60g quế tâm, 60g khương hoạt, 60g ngũ gia bì, 60g can khương, 80g đỗ trọng, 100ml mật ong. Cách làm: Nguyên liệu được tán nhỏ thành bột mịn, trộn hỗn hợp với mật ong, vo tròn thành từng viên nhỏ, mỗi lần uống 10 viên giúp giảm triệu chứng đau nhức xương khớp.
Cách 2: Nguyên liệu: 10g ba kích, 10g thục địa, 4g nhân sâm, 6g thỏ ty tử, 5g bổ cốt toái, 2g tiểu hồi hương. Cách làm: Rửa sạch các vị thuốc sắc cùng 600ml nước, đun sôi đến còn khoảng 200ml nước thì ngưng. Uống 3 lần/ ngày.   Dược liệu hỗ trợ điều trị xương khớp rất tốt Bài thuốc dưỡng sắc đẹp, bổ thận tráng dương Nguyên liệu: 60g củ ba kích, 60g cam cúc hoa, 30g câu kỷ tử, 20g phụ tử, 46g thục địa, 30g thục tiêu. Cách làm: Tán mịn các thảo dược trên ngâm cùng với 3 lít rượu trắng khoảng 2 tháng. Mỗi lần uống 20ml, sử dụng trước bữa ăn 15-20 phút. Điều trị kinh nguyệt không đều ở phụ nữ Nguyên liệu: 120g ba kích, 20g lương khương, 80g thanh diêm, 160g nhục quế, 640g tử kim đằng, 160g ngô thù du. Cách làm: Vị thuốc trên được tán nhỏ, trộn thêm một ít rượu, sau đó vo tròn thành viên nhỏ, nên sử dụng sau mỗi bữa ăn. Điều trị chứng đầy bụng Nguyên liệu: 30g ba kích, 30g lộc nhung, 22g mẫu đơn, 22g ngưu tất, 22g mộc hương, 30g nhục thung dung, 22g bạch linh, 22g chỉ xác, 22g hoàng kỳ, 22g phúc bồn tử, 30g phụ tử, 22g quế tâm, 22g sơn thù, 22g tân lang, 30g thạch hộc, 30g thục địa, 22g thự dự, 22g xà sàng tử, 22g tiên linh tỳ, 22g trạch tả, 22g tục đoạn, 22g viễn chí. Cách làm: Các vị thuốc trên được tán mịn, mỗi lần pha 15-20g với nước, uống trước mỗi bữa ăn. Để thấy hiệu quả nên dùng liên tục trong 2-3 tháng. Bài thuốc tăng sức đề kháng, trị da xanh nhợt Nguyên liệu: 40g ba kích, 40g hồi hương, 40g ích trí nhân, 40g bạch long cốt, 40g phúc bồn tử, 40g bạch truật, 40g nhục thung dung, 40g mẫu lệ, 40g cốt toái bổ, 40g thỏ ty tử, 40g nhân sâm. Cách làm: Tán nhỏ vị thảo dược trên, trộn đều với nhau. Để trong lọ thủy tinh kín bảo quản nơi khô thoáng. Uống 2 lần sáng tối sau ăn, mỗi lần khoảng 10-20g. Tầm 1 tháng sử dụng bạn sẽ thấy cải thiện cả về làn da và cân nặng. Điều trị chuột rút, lưng đau bằng ba kích Nguyên liệu: 18g ba kích, 18g ngưu tất, 18g thạch hộc, 20g đương quy, 27g khương hoạt, 27g sinh khương, 2g tiêu. Cách làm: Đem giã tất cả nguyên liệu trên, cho thêm 2 lít rượu, đậy kín nắp nấu khoảng 1 giờ. Để nguội uống mỗi lần 15-20ml, uống 3 lần trong 1 ngày. Điều trị ù tai, chảy nước mắt, ngủ không ngon Nguyên liệu: 90g ba kích, 180g lương khương, 120g nhục quế, 120g ngô thù, 60g thanh diêm, 500g kim tử đằng. Cách làm: Hỗn hợp trên được tán mịn, trộn với ít rượu rồi vo thành viên, mỗi ngày uống 1 hoặc 2 viên. Điều trị bạch trọc (tiểu ra dưỡng chấp) Nguyên liệu: 40g ba kích, 40g thỏ ty tử, 40g phá cố chỉ, 40g lộc nhung, 40g sơn dược, 40g xích thạch chi, 40g ngũ vị tử. Cách làm: Tán mịn tất cả nguyên liệu trên, trộn với rượu, vo thành viên tròn, uống trước mỗi bữa ăn. Bài thuốc trị kinh úy (run sợ), di tinh, thận hư Nguyên liệu: 15g ba kích, 15g thục địa, 12g sơn thù du, 12g kim anh. Cách làm: Rửa sạch loại bỏ tạp chất, sắc với nước. Đun sôi, dùng uống 1 thang/ ngày. Bài thuốc trị chân tay lạnh từ ba kích Nguyên liệu: 12g dược liệu, 12g tục đoạn, 12g bổ cốt chi, 5 quả đào nhục. Cách làm: Có thể sắc với nước hoặc tán bột để uống. Điều trị suy nhược, ăn uống kém Nguyên liệu: 150g ba kích, 250g lá dâu non, 150g vừng đen, 150g hà thủ ô, 150g ngưu tất, 500g rau má, 250g mật ong. Cách làm: Tán bột hòa thành hỗn hợp dạng sệt, vo tròn thành viên nhỏ để uống. Bài thuốc điều trị đi tiểu nhiều lần Nguyên liệu: 12g ba kích, 12g sơn thù du, 12g thọ tu tự, 12g tang phiêu tiêu. Cách làm: Sắc uống với nước hoặc tán bột. Điều trị tăng huyết áp Nguyên liệu: 12g ba kích, 12g tri mẫu, 12g tiên mao, 12g dâm dương hoắc, 12g đương quy, 12g hoàng bá. Cách làm: Sắc cùng với 600ml nước, đun đến khi còn khoảng 200ml nước thì dừng lại, chia đều uống 3 lần trong ngày.
Ngâm rượu ba kích Rượu ba kích là bài thuốc được dùng nhiều trong đông y
Cách 1: Nguyên liệu: Ba kích tím khô (đã được bỏ lõi), rượu trắng. Cách làm: Cho nguyên liệu vào bình thủy tinh đậy kín nắp. Nhiều người thắc mắc 1kg ba kích khô ngâm bao nhiêu lít rượu? Theo nhiều thử nghiệm cho ra tỷ lệ 1kg ngâm với 5 lít rượu là hợp lý nhất. Hỗn hợp trên khoảng 1 tháng sau có thể dùng.
Cách 2: Nguyên liệu: 16g ba kích khô, 12g dâm dương hoắc, 12g nhục thung dung, 6g cam thảo, 16g sa sâm, 12g câu kỷ tử, 8g đương quy, 8g đỗ trọng, 3 quả đại táo, 1 lít rượu. Cách làm: Tất cả nguyên liệu đã được thái nhỏ, phơi khô, ngâm cùng với rượu. Sử dụng mỗi lần khoảng chừng 15-20ml.
Cách 3: Nguyên liệu: 30g dược liệu khô, 60g dâm dương hoắc, 30g phục linh, 9 quả đại táo, 2 bát rượu trắng, 100ml mật ong. Cách làm: Tán nhỏ dược liệu ngâm cùng với rượu trắng và mật ong. Đậy kín nơi khô thoáng, để 1 tháng đem ra uống.
Cách 4: Nguyên liệu: 1kg củ ba kích tươi, 3 lít rượu. Cách làm: Sau khi được rửa sạch để ráo, ngâm hỗn hợp trên khoảng 2 tháng rượu sẽ có màu tím sẫm. Uống rượu ba kích ngon nhất là thời điểm ngâm được 6-7 tháng, rượu sẽ có vị ngọt và mùi thơm.   Lưu ý khi sử dụng dược liệu Bên cạnh những công dụng tuyệt vời thì vị thuốc này sử dụng không đúng cách cũng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho người dùng: Gây liệt dương: lõi củ ba kích chứa nhiều rubiadin gây liệt dương ở nam giới, cần sơ chế kỹ càng loại bỏ lõi trước khi dùng. Ức chế hoạt động hệ tim mạch: mạch đập nhanh, buồn nôn, chóng mặt… Những đối tượng sau đây nếu muốn sử dụng ba kích nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng: Người bị bệnh về tim mạch. Người bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, đau dạ dày. Người có triệu chứng sốt. Người bị huyết áp thấp.  Người mẫn cảm với những thành phần hóa học của thuốc. Không dùng quá 15g ba kích/ngày, không dùng trong thời gian kéo dài. Đang chữa bệnh với các dược phẩm khác không nên dùng vị thuốc này. Nồi kim loại sẽ làm cho tác dụng của thảo dược giảm đi, nên sử dụng nồi sứ hoặc nồi đất để sắc thuốc. Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 6 tuổi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ không được dùng.  
VầnTên 
BBạc HàTên khoa học:  Mentha arvensis L. – Lamiaceae
Giới thiệu: Cây thảo, sống lâu năm, thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40cm, mầu xanh lục hoặc tím tía. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống ngắn. Mép lá khía răng đều. Hoa nhỏ, mầu trắng, hồng hoặc tím hồng. Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu. Mùa hoa quả vào tháng 7 – 10. Cây bạc hà mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta.
Thu hái và sơ chế: Vào khoảng tháng 5, 8, 11 thu hoạch lúc cây mới ra hoa, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi trong râm cho khô.
 Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh  Mô tả dược liệu: Thân khô màu vàng nâu hoặc tím nâu, hình vuông có nếp nhăn dọc, chất cứng rễ gãy có đốt mắt rõ ràng, lá mọc đối màu vàng nâu hoặc màu xanh lục nâu, teo nhăn rất khó nhìn ra nguyên hình, có mùi thơm Tính vị: Vị cay, thơm, tính mát

Quy kinh: Vào kinh Phế, Can
Thành phần hóa học: Menthol, Menthone, Menthyl Acetate, Camphene, Limonene, Isomenthone, Pinene, Menthenone, Rosmarinic acid, d-Neomenthol, Ethyl – n – Amylketone, Piperitone, Piperitenone, Pulegone.
 Công dụng-liều dùngDược năng: Tán phong nhiệt, hành can khí

Liều dùng: 2 – 6g

Chủ trịChữa cảm mạo phong nhiệt, có sốt, nhức đầu, ngạt mũi, không ra mồ hôi. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, ăn uống khó tiêu.

Kiêng kỵ: Tránh dùng quá liều sẽ làm tổn dương khí, ngộ độc
VầnTên 
BBạch CậpTên khoa học:  Bletilla striata (Thunb.) Reichb. F. – Orchidaceae. Mô tả:  Bạch cập là một loại cây thảo sống lâu năm, mọc hoang và được trồng ở những vùng đất ẩm, mát, có thân rễ, có vẩy. Lá mọc từ rễ lên, chừng 3-5 là hình mác dài từ 18-40cm, rộng 2.5-5cm, trên có nhiều nếp nhăn dọc. Vào đầu mùa hạ, ở đầu cành có hoa rất đẹp màu đỏ tía, quả hình thoi. Bạch cập mọc hoang dại ở nhiều vùng cao ở nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai… Thu hoạch, sơ chế:  Thu hoạch vào mùa hạ, mùa thu. Đào lấy thân rễ, bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, luộc hoặc đồ lên đến khi mặt cắt ngang thân rễ không còn lõi trắng, phơi đến khô một nửa, bỏ vỏ ngoài rồi phơi tiếp đến khô. Lấy Bạch cập sạch, hấp cho mềm đều, thái phiến phơi khô.  
 Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh
Mô tả dược liệu:  Thân rễ hình cầu dẹt, không đều, hầu hết có ngạnh dạng móng, dài 1,5- 5 cm, dày 0,5-1,5 cm. Mặt ngoài trắng ngà hoặc trắng xám, bên trên có vài vòng đồng tâm, có các nốt màu nâu là sẹo của rễ con, các sẹo của thân nhô cao lên, mặt dưới có vết của củ khác nối liền. Chất cứng chắc khó bẻ gẫy. Mặt cắt ngang màu hơi trắng trong như sừng. Thân rễ không mùi, vị đắng, nhai dính, dẻo.   Thành phần hóa học: 55% chất nhầy, một ít tinh dầu và glycogen. Tính vị: Vị đắng, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Phế.  
 Công dụng-liều dùngCông năng:  Bổ phế, chỉ huyết, sinh huyết, sát trùng, khử độc, sinh cơ. Chủ trị: Làm thuốc cầm máu trong các bệnh ho ra máu, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu ngoài. Bạch cập dùng ngoài để trị mụn nhọt lở loét, da nứt nẻ hoặc chân tay bị rạn nứt. Liều dùng: Thường phối hợp trong các đơn thuốc chữa bệnh phổi, ho ra máu. Ngày 2-6g, dạng thuốc sắc hoặc nghiền bột rắc vào vết bỏng. Kiêng kị: Không kết hợp Bạch cập với Phụ tử, Ô đầu.  Phế vị có thực hỏa không nên dùng.  
VầnTên 
 Bạch Cương Tàm=> Tằm vôi – Vị thuốc quý Tằm vôi còn gọi là tằm chết gió, bạch cương tàm, thiên trùng… Tằm vôi còn gọi là tằm chết gió, bạch cương tàm, thiên trùng…, là tằm bị chết cứng do nhiễm vi nấm, vị mặn, tính bình, không có độc, có công dụng trừ phong trấn kinh, long đàm tán kết, giải độc, dùng để chữa trúng phong thất ngôn, kinh giản, đầu phong, hầu phong, đau họng, lao hạch, đan độc, viêm tuyến vú, lở ngứa, sạm da…  
 Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh Tìm hiểu về tằm chín    Theo y học cổ truyền, tằm chín vị mặn, bùi béo, tính ấm, có tác dụng bổ thận, dạ dày, ruột, thần kinh, chữa các chứng suy nhược thần kinh, mệt mỏi, khó ngủ, ăn chậm tiêu, di mộng tinh, trẻ em chậm lớn, phụ nữ ít sữa.


Cách dùng: Tằm chín (đã nhả được ít sợi tơ, thân vàng óng, không có vết đen trên mình) 200 g, lá dâu (lá bánh tẻ, không bị sâu hoặc úa) 500 g, vừng đen 300 g, mật ong vừa đủ để làm viên. Cho tằm vào nước sôi, khuấy mạnh đến khi tằm chuyển sang màu trắng ngà. Vớt ra, để ráo nước rồi sấy hoặc rang nhẹ lửa (chừng 50 độ C), đảo luôn cho tằm khô đều và không bị cháy. Khi thấy da tằm săn lại, cho lửa to hơn (độ 80 độ C), đến lúc tằm có màu vàng nâu bóng, mùi thơm là được. Chờ tằm nguội, ngâm tằm 1-2 giờ với nước gừng, tỷ lệ một phần gừng, hai phần nước (gừng làm mất mùi tanh của tằm). Vớt tằm ra, sao vàng cho đến khi tằm thật khô, bẻ gãy được. Tán nhỏ và rây thành bột mịn. Lá dâu rửa sạch, phơi khô trong bóng râm hoặc dưới ánh nắng nhẹ, vò bỏ cuống và xương lá. Vừng đen sảy sạch hạt lép và rác, phơi khô, sao thơm. Tán lá dâu với vừng đen, rây mịn. Trộn lẫn bột tằm, bột vừng, lá dâu; thêm dần mật ong, giã nhuyễn, trộn đều đến lúc khối bột không dính tay là được. Viên thành viên độ 1g. Viên thuốc có màu đen, hơi mềm, mùi thơm, vị ngọt mặn. Đựng thuốc trong lọ sạch kín, để ở nơi khô ráo, dùng dần. Ngày dùng hai lần, người lớn mỗi lần 10-20 g, trẻ em 5-10 g. Uống sau mỗi bữa ăn, liền trong một tháng.  
 Công dụng-liều dùngBài thuốc trị bệnh có dùng tằm vôi: + Trúng phong miệng mắt méo lệch: bạch cương tàm 10g, bạch phụ tử 10g, ngô công 1 con, hải tảo 20g, sắc uống. + Trẻ em kinh phong co giật: bạch cương tàm 10g, bạc hà 10g, câu đằng 15g, thuyền thoái 15g, sắc uống. + Khẩu nhãn oa tà (liệt dây VII ngoại vi): bạch cương tàm 15g, toàn yết 15g, bạch phụ tử 15g, thiên nam tinh 15g, tất cả sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5g. + Mày đay, ngứa da: bạch cương tàm, khổ sâm, địa phụ tử mỗi thứ 10g, ma hoàng 5g, thích tật lê 15g, sắc uống. + Đau đầu do phong nhiệt: bạch cương tàm, cao lương khương lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 1,5g với nước sắc đại táo. Hoặc bạch cương tàm 6g, mộc tặc 6g, kinh giới 6g, tang diệp 9g, sinh cam thảo 3g, sắc uống. + Lao phổi có hang: bạch cương tàm, bạch cập, địa du thán lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g. + Sản phụ thiếu sữa: bột bạch cương tàm 6g uống với rượu nhạt. + Viêm tuyến vú cấp tính: bột bạch cương tàm trộn với giấm thanh xoa quanh vùng viêm mỗi ngày 1 lần, kết hợp với uống nước sắc bồ công anh và kim ngân hoa, mỗi thứ 30g.Lao hạch: bạch cương tàm 10g, thủy tiền thảo 30g, đan sâm 15g, mẫu lệ 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.Viêm họng khản tiếng, đau họng: bạch cương tàm 5g, phèn chua 1g, phèn đen 1g, ba vị tán nhuyễn, lấy 2g sắc với lá bạc hà 1g và gừng tươi 1g, lấy nước rửa miệng và ngậm. Hoặc bạch cương tàm 6g, thiên nam tinh 6g, sấy khô tán bột, uống với nước gừng tươi. + Chữa sạm da mặt: bạch cương tàm tán nhỏ hòa với nước bôi vào vết sạm, mỗi đêm 1 lần. + Thiên đầu thống: bạch cương tàm 4g, tán nhỏ hòa với nước uống. + Bạch đới ra khí hư chất trắng đỏ: bạch cương tàm rửa bằng nước vo gạo, bỏ đầu chân, sấy khô tán nhỏ, uống mỗi lần 2 đồng cân với rượu.
Sau đây là 3 bài thuốc cụ thể với tác dụng của bạch cương tàm Trị vết đen sạm trên mặt: Bạch cương tàm tán nhỏ, hòa với nước, bôi vào vết sạm; những vết này sẽ mất dần. Thiên đầu thống (glaucoma): Bạch cương tàm 4-8 g tán nhỏ, hòa với nước chè uống, thỉnh thoảng uống cùng với nước hành. Trị viêm amiđan cấp tính: Bạch cương tàm 10g, phèn chua 5g, phèn đen 5g. Tất cả trộn đều, tán thật mịn, cho vào lọ để dành. Khi dùng, lấy lá bạc hà 5 g, sinh khương 5 g, sắc với ít nước (đã hòa tan 2 g bột nói trên). Lấy nước này chùi vào cổ họng cho nôn ra thật nhiều đờm. Một số tác dụng của Con ngài tằm

  Theo y học cổ truyền, con ngài tằm (tên thuốc là tàm nga) có vị mặn, bùi béo, thơm, tính ấm. Người ta lấy ngài tằm bỏ đầu, chân và cánh, sấy khô, sao vàng, tán thành bột để làm thuốc. Chữa đái buốt do chứng lậu: Mỗi lần uống 8 g bột ngài tằm với rượu vào lúc đói. Chữa chứng phong chúm miệng, cứng lưỡi, khóc không ra tiếng ở trẻ em: Lấy bột ngài tằm hòa với mật ong, bôi vào trong mồm. Chữa liệt dương, mộng tinh, vô sinh: Ngài tằm 7 con (sao giòn), tôm he (bóc vỏ) 20 g. Tất cả giã nát, trộn với trứng gà (2 quả), dùng dưới dạng thức ăn như rán hoặc hấp chín. Chữa lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt hoặc tắt kinh sớm: Ngài tằm (bỏ đầu, chân và cánh, sấy khô, sao vàng) 100g, ngâm với 500 ml rượu trắng trong 7-10 ngày (càng lâu càng tốt), thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống hai lần, mỗi lần 30 ml.

 Chú ý: Chỉ sử dụng con tằm được nuôi bằng lá dâu.

Bột Cương Tằm còn được kết hợp với nhiều loại bột thảo dược khác, sử dụng đắp mặt nạ sẽ có hiệu quả tăng lên rất nhiều lần: Bột đương quybột bạch chỉbột bạch quảbột bạch cương tằmbột ngải cứubột lá chùm ngâybột lá dâu tằmbột bạch linhbột hoa hồngbột hoa kim ngânbột hoa nhài…         
VầnTên 
BBạch ChỉTên khác: 
Vị thuốc bạch chỉ còn gọi Bách chiểu, Chỉ hương, Cửu lý trúc căn, Đỗ nhược, Hòe hoàn, Lan hòe, Linh chỉ, Ly hiêu, Phương hương (Bản Kinh), Thần hiêu (Hòa Hán Dược Khảo), Bạch cự (Biệt Lục), Phù ly, Trạch phần (Ngô Phổ Bản Thảo), An bạch chỉ, Hàng bạch chỉ, Vân nam ngưu phòng phong, Xuyên bạch chỉ (Trung Dược Đại Từ Điển), Hưng an bạch chỉ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hàng bạch chỉ, Hương bạch chỉ, Xuyên bạch chỉ (Đông Dược Học Thiết Yếu). – 
Tên khoa học: Angelica Dahurica Benth. Et Hook. F. – Họ khoa học: Bạch chỉ thuộc họ Apiaceae.  
 Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh
Mô tả thực vật:  
Cây bạch chỉ là một cây thuốc quý, dạng cây thân thảo, sống lâu năm, cao 1-1,5 m. Thân rỗng, đường kính có thể đến 2-3cm. Mặt ngoài mầu tím hồng, phía dưới nhẵn, phía trên gần cụm hoa có lông ngắn. Rễ phình thành củ dài, mọc thẳng, đôi khi phân nhánh. Lá tọt có cuống dài, phát triển thành bẹ rộng, ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần, hình lông chim. Thùy hình trứng dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa. 2 mặt lá không lông trừ đường gân ở mặt trên lá có lông tơ. Cụm hoa là 1 tán kép, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, có cuống chung dài 4-8cm, cuống tán dài 1cm. Hoa mầu trắng, mẫu 5. Quả bế đôi dẹt, hình bầu dục hoặc hơi tròn, dài khoảng 6mm. Rễ, thân, lá, có tinh dầu thơm. Mùa hoa quả: tháng 5-7. Phân biệt bạch chỉ Phân biệt với cây xuân Bạch Chỉ (Angelica anomala Lallem) cùng họ với cây trên, đó là cây cao 2-3m. Lá 3 lần sẻ lông chim. Lá chét có cuống dài khoảng 3cm. Những điểm khác đều giống loài ở trên. Mô tả dược liệu: Rễ Bạch Chỉ (Angelica dahurica Benth et Hook.) hình trụ, đầu trên hơi vuông mang vết tích của cổ rễ, đầu dưới nhỏ dần. Mặt ngoài màu vàng hay nâu nhạt có nhiều lớp nhăn dọc nhiều lỗ vỏ lồi lên nằm ngang xếp thành 4 hàng dọc. Bẻ ngang cứng, mặt bẻ không sơ. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng, mô mềm vỏ màu trắng ngà, có nhiều bột, phía ngoài xốp hoặc có nhiều điểm nhỏ màu nâu (ống tiết) tầng sinh gỗ hình vuông. Gỗ chiếm trên 1/2 đường bán kính. Mùi thơm hơi hắc, vị hơi cay gọi là hàng Bạch Chỉ. Rễ Bạch Chỉ (Angelica anomala Lallem) cũng hình trụ mặt ngoài màu vàng nâu hay nhạt, có lỗ vỏ lồi lên nằm ngang. Bẻ ngang cứng, mặt bẻ không sơ. Mặt ngang có lớp bần mỏng, mô mềm màu vỏ trắng tro, có nhiều tính bột phía ngoài có nhiều điểm nhỏ màu nâu (ống tiết), tầng sinh gỗ hình vòng tròn, gỗ chiếm trên 1/3 đường bán kính. Mùi hơi hắc, vị hơi cay gọi là Xuyên Bạch Chỉ. Thu hái, sơ chế: Lá úa vàng lúc mùa thu, đào rễ, bỏ thân và rễ con, rửa sạch đốt cho vào vại có vôi, đậy kín một tuần mới lấy ra phơi khô, có nơi phơi ngay nếu mưa thì sấy trong lò sau đó thì cạo bỏ vỏ mỏng ngoài Hoặc có nơi phơi hoặc sấy nhẹ đến khô, hoặc cho vào lò xông Lưu hoàng một ngày đêm cho thật chín mềm (cứ 100kg Bạch Chỉ tươi thì dùng 0,800kg Lưu hoàng) cho tới độ ẩm dưới 13% thì Bạch Chỉ mới trắng, những lần sấy sau Lưu hoàngít hơn, cứ 100kg Bạch Chỉ thì cần Lưu hoàng đốt làm 2 lần.
Bào chế bạch chỉ + Hái Bạch chỉ về, cạo sạch vỏ, thái nhỏ, lấy Hoàng tinh (số lượng bằng nhau), cho vào nồi, đồ 1 lúc, lấy Bạch chỉ ra, phơi khô, dùng. Hoặc hái về, rửa sạch, cắt ra từng khúc, trộn với vôi, phơi khô. Khi dùng cho vào thuốc thì sao qua. có thể sao cháy hoặc tẩm giấm, sao (Trung Dược Đại Từ Điển). +Rửa qua cho sạch, ủ 3 giờ cho mềm. Thái nhỏ, phơi trong râm cho khô. Không sao tẩm gì (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược – Việt Nam). Rễ củ thu hái lúc trời khô ráo, trước lúc mưa to kéo dài. Đào rễ và cắt cho bằng đầu, tránh làm sây sát vỏ và gẫy rễ. Không thu hái ở cây đã kết hạt. Loại bỏ rễ con, rửa nhanh sau đó sấy Lưu huỳnhrồi phơi ở nhiệt độ 40-50o (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Thành phần hóa học của bạch chỉ + Trong Bạch chỉ chứa tinh dầu và các dẫn chất Curamin là:Byak-Angelicin, Byak Angelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Phelloterin, Xanthotoxin, Anhydro Byakangelicin (Iso Byakangelicol), Neobyak Angelicol. Ngoài ra còn có Marmezin và Scopetin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). +Byak-Angelicin, Byak Angelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Phelloterin, Angelic Acid, Angelicotoxin, Xanthotoxin, Marmesin, Scopolotin, Isobyakangelicol, Neobyakangelicol (Trung Dược Học). +Isoimperatorin, Alloisoimperatorin, Alloimperatorin, Oxypeucedanin, Oxypeucedanin hydrate, Byakangelicin, Byakangelicol, Neobyakangelicol, Phellopterin, Xanthotoxol, Bergapten, 5-Methoxyl-8-Hydroxypsoralen, Cnidilin, Pabulenol (Okuyama T. Chem Pharm Bull, 1990, 38 (4): 1084). +Sitosterol, Palmitic acid (Đái Phu Tiến, Hóa Tây Dược Học Tạp Chí 1990, 38 (4): 1084).  
 Công dụng-liều dùng
Tác dụng dược lý của bạch chỉ
+ Tác dụng kháng khuẩn: Trong thí nghiệm, Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các loại Shigella và Salmonella (Trung Dược Học). Bằng phương phápkhuyếch tán trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn, nước sắc và cao chiết từ Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng phế cầu (Diplococcus Pneumoniae), liên cầu (Streptococus Hemoleticus), tụ cầu vàng (Staphylococus Aureus), Bacillus Subtilis, Shigella Sonnei, Shigella Flexneri, Shigella Shiga, Shigella Dysenteriae, Enterococus, Vibrio Cholerae và Bacillus Typhi. Ngoài ra, Bạch chỉ còn có tác dụng kháng Virus (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+Tác dụng giảm đau: Trên mô hình gây quặn đau bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch Acid Acetic 6%o cho chuột nhắt trắng, Bạch chỉ với liều lượng 10g/kg, có tác dụng giảm đau rõ rệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). +Giảm đau: Làm giảm đau đầu do cảm cúm, đau đầu sau đẻ, đau lợi răng, đau thần kinh mặt (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh: Với liều nhỏ Angelicotoxin có tác dụng hưng phấn trung khu vận động huyết quản, trung khu hô hấp và dây thần kinh phế vị làm cho huyết áp tăng, mạch chậm, hơi thở kéo dài, chảy nước dăi và nôn mửa. Với liều lớn dẫn tới co giặt và tê liệt toàn thân (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+Tác dụng kháng khuẩn: ức chế trực khuẩn ly, thương hàn, vi khuẩn G
+(Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+Kháng khuẩn lao: Đối với vi khuẩn lao ở người thuốc có tác dựng ức chế rõ rệt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Dùng trong nhãn khoa: Loại Pommade làm từ Bạch chỉ có tác dụng tăng khả năng trị liệu và tránh được loét giác mạc do bỏng ánh sáng gây ra (Trung Dược Học). +Tác dụng chống viêm: Với mô hình gây viêm thực nghiệm bằng Kaolin trên chuột cống trắng, Bạch chỉ với liều lượng 10g/kg có tác dụng chống viêm. Angelicotoxin, một hoạt chất chiết từ Bạch chỉ, dùng với liều nhỏ, có tác dụng kích thích trung khu vận mạch, tủy sống, gây tăng huyết áp, mạch chậm, hô hấp hưng phấn, các phản xạ được tăng cường, ngoài ra việc kích thích tiết nước bọt. Dùng với liều quá lớn gây co giật và cuối cùng dãn đến tê liệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+Dùng trong tai mũi họng: Bột làm từ Bạch chỉ và Băng phiến, hít vào lỗ mũi, có tác dụng trị đầu đau, trị răng đau, thần kinh sinh ba đau (Trung Dược Học). +Độc tính của Angelicotoxin giống như chất Xicutoxin nhưng không mạnh bằng (Những Cây Thuốc Và Vị ThuốcViệt Nam). Vị thuốc bạch chỉ Tính vị, quy kinh của bạch chỉ
+ Vị cay, hơi ngọt, tính ấm (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vị cay, mùi hôi, hơi có độc (Dược Vật Đồ Khảo).
+ Vị cay, tính ấm, vào kinh Bàng quang (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vị cay, tính ấm. Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, tính ấm, vào kinh Phế, Vị và Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào kinh Vị, Đại trường, Phế (Trân Châu Nang). + Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Can, Vị, Đại trường (Bản Thảo Kinh Giải). Tác dụng, chủ trị của bạch chỉ
+ Trị phụ nữ bị lậu hạ, xích đới, huyết bế, âm đạo sưng, nóng lạnh, đầu phong, chảy nước mắt, cơ nhục sưng (Bản Kinh). + Trị phong tà, nôn mửa, hông sườn dầy, đầu đau, khát lâu ngày, chóng mặt, mắt ngứa (Biệt Lục). + Trị xoang mũi, mũi chảy máu, răng đau, xương chân mày đau, bón, tiểu ra máu, huyền vận, giải độc do rắn cắn, vết thương đâm chém (Bản Thảo Cương Mục). + Trừ phong tà, làm sáng mắt, cầm nước mắt, trừ mủ. Trị ngực bụng đau như kim đâm, phụ nữ bị băng huyết, tiểu ra máu, lưng đau, bụng đau, ói nghịch (Dược Tính Luận).
+ Bổ thai lậu, hoạt lạc, phá huyết xấu, bổ huyết mới, bài nùng, chỉ thống, sinh cơ.Trị mắt đỏ, mắt có mộng, vú sưng đau, phát bối, loa lịch (lao hạch), trường phong, trĩ lậu, mụn nhọt, lở ngứa (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). + Trị da ngứa do phong, Vị bị lạnh, bụng đau do lạnh, cơ thể đau do phong thấp (Trấn Nam Bản Thảo). + Tán hàn, giải biểu, khư phong, táo thấp, chỉ thống, giải độc. Trị đầu đau, răng đau, vùng trước trán và lông mi đau, tỵ uyên (xoang mũi viêm), xích bạch đới, mụn nhọt, ghẻ lở, ngứa ngoài da, rắn cắn, bỏng do nóng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Táo thấp, trừ phong hàn, hoạt huyết, tiêu mủ, sinh da non, giảm đau. Trị phong thấp thuộc kinh dương minh, ung nhọt (Đông Dược Học Thiết Yếu). Liều dùng: 4-8g. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bạch chỉ Trị đầu phong: Bạch chỉ, Bạc hà, Mang tiêu, Thạch cao, Uất kim. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít, thổi vào mũi ( Bạch Chỉ Tán – Lan Thất Bí Tàng).
Trị đầu đau, mắt đau: Bạch chỉ 16g, Ô đầu (sống) 4g. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít uống với nước trà (Bạch Chỉ Tán – Chu Thị Tập Nghiệm Phương). Trị các chứng phong, chóng mặt, sản hậu sinh xong bị cảm do phong tà, tinh thần không tỉnh: Hương bạch chỉ (dùng nước nấu sôi 4-5 dạo), tán bột, trộn mật làm hoàn, to bằng viên đạn. Mỗi lần uống 1 hoàn (Đô Lương Hoàn – Bách Nhất Tuyển Phương). Trị chứng trường phong: Hương bạch chỉ, tán bột, uống với nước cơm (Bách Nhất Tuyển Phương). Trị nửa đầu đau: Bạch chỉ, Tế tân, Thạch cao, Nhũ hương, Một dược (bỏ dầu), lượng bằng nhau. Tán nhuyễn, thổi vào mũi. Đau bên trái thổi bên phải và ngược lại (Bạch Chỉ Tế Tân Suy Tỵ Tán – Chủng Phúc Đường Công Tuyển Lương Phương).
Trị mi mắt đau do phong, nhiệt hoặc đờm: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm Pháp). Trị mũi chảy nước trong: Bạch chỉ, tán bột. Dùng Hành gĩa nát, trộn thuốc làm hoàn 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g với nước trà nóng (Bạch Chỉ Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Trị xoang mũi: Bạch chỉ, Phòng phong, Tân di mỗi thứ 3,2g, Thương nhĩ tử 4,8g, Xuyên khung 2g, Tế tân 2,8g, Cam thảo 1,2g, hòa với nước bôi chung quanh rốn. Kiêng thịt bò (Dương Y Đại Toàn).

Trị thương hàn cảm cúm: Bạch chỉ 40g, Cam thảo (sống) 20g, Gừng 3 lát, Hành 3 củ, Táo 1 trái, Đậu xị 50 hột, nước 2 chén, sắc uống cho ra mồ hôi (Vệ Sinh Gia Bảo Phương). Trị trẻ nhỏ bị sốt: Bạch chỉ, nấu lấy nước tắm cho ra mồ hôi (Tử Mẫu Bí Lục Phương).
Trị bạch đới, ruột có mủ máu, tiểu đục, bụng và rốn lạnh đau: Bạch chỉ 40g, Đơn diệp hồng la quỳ căn 80g, Thược dược căn, Bạch phàn, mỗi thứ 20g. Tán bột. Trộn với sáp làm hoàn to bằng hạt Ngô đồng. Uống mỗi lần 10-15 hoàn với nước cơm, lúc đói (Bản Thảo Hối Nghĩa).
Trị các loại phong ở đầu, mặt: Bạch chỉ, xắt lát, lấy nước Củ cải tẩm vào, phơi khô, tán bột. Ngày uống 8g với nước sôi hoặc thổi vào mũi (Trực Chỉ Phương). Trị trĩ ra máu: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cơm, ngoài ra sắc thuốc lấy nước xông và rửa hậu môn (Trực Chỉ Phương).
Trị trĩ sưng lở loét: Trước hết, lấy Tạo giác đốt, hun khói, sau đó lấy mật vịt trộn với bột Bạch chỉ, bôi (Y Phương Trích Yếu). Trị chính giữa đầu đau (đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi, dùng bài này có hiệu quả): Bạch chỉ (sao) 100g, Xuyên khung (sao), Cam thảo (sao), Xuyên ô đầu (nửa sống nửa chín), mỗi vị 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước sắc Bạc hà, Tế tân (Đàm Dã Ông Thí Hiệu Phương).
Trị 2 đầu lông mày đau do phong, nhiệt, đờm: Bạch chỉ, Hoàng cầm (sao rượu), lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm pháp).
Trị răng đau do phong nhiệt: Bạch chỉ 4g, Chu sa 2g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt súng. Hàng ngày dùng sát vào chân răng (Y Lâm Tập Yếu Phương).
Trị răng đau do phong nhiệt: Bạch chỉ, Ngô thù, lượng bằng nhau, hòa với nước, ngậm (Y Lâm Tập Yếu Phương).
Trị các bệnh ở mắt: Bạch chỉ, Hùng hoàng, tán nhuyễn, trộn mật làm viên to bằng hạt nhãn, dùng Chu sa bọc ngoài. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hạt (Hoàn Tinh Hoàn – Phổ Tế Phương).
Trị tiểu khó do khí (Khí lâm): Bạch chỉ, tẩm giấm, phơi khô, 80g, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 8g với nước sắc Mộc thông và Cam thảo (Phổ Tế Phương).
Trị mắc (hóc) xương: Bạch chỉ, Bán hạ, lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 8g thì sẽ ói xương ra (Phổ Tế Phương).
Trị chân răng thối: Bạch chỉ 28g, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 4g, sau khi ăn (Bách Nhất Tuyển Phương).
Trị chân răng thối: Bạch chỉ, Xuyên khung, 2 vị bằng nhau, tán bột, làm viên to bằng hạt súng, ngậm hàng ngày (Tế Sinh Phương).
Trị mồ hôi trộm: Bạch chỉ 40g, Thần sa 20g. Tán bột, ngày uống 8g với rượu nóng (Chu Thị Tập Nghiệm Phương). Trị ống chân đau: Bạch chỉ, Bạch giới tử, lượng bằng nhau, trộn nước Gừng, đắp vào(Y Phương Trích Yếu Phương).
Trị bạch đới: Bạch chỉ 160g, Thạch hôi 640g. Ngâm 3 đêm, bỏ vôi đi, lấy Bạch chỉ xắt lát, sao, tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu, ngày 2 lần (Y Học Tập Thành Phương). Trị táo bón do phong độc: Bạch chỉ, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm trộn với ít Mật ong (Thập Tiện Lương Phương).
Trị cháy máu cam không cầm: Lấy huyết chảy ra đó, trộn với bột Bạch chỉ, đắp vào sơn căn (Giản Tiện Phương). Trị thủng độc, nhiệt thống: Bạch chỉ, tán nhỏ, hòa dấm bôi (Vệ Sinh Giản Dị Phương).
Trị tiêu ra máu do phong độc trong ruột: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cơm, rất thần hiệu (Dư Cư Sĩ Tuyển Kỳ Phương).
Trị đinh nhọt mới phát: Bạch chỉ 4g, Gừng sống 40g, rượu 1 chén, gĩa nát thuốc, uống nóng cho ra mồ hôi (Tụ Trân Phương). Trị ung nhọt trong ruột, đới hạ ra chất tanh nhớp luôn luôn: Bạch chỉ 40g, Hồng quỳ 80g, Khô phàn, Bạch thược đều 20g. Tán bột, uống với nước cơm, lúc đói. Khi hết mủ, dùng lá Sen để bổ. Khi ung nhọt đã bớt thì giảm liều dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Trị ung nhọt sưng đỏ: Bạch chỉ, Đại hoàng, lượng bằng nhau, mỗi lần uống 8g với nước cơm (Kinh Nghiệm Phương).
Trị vết thương do dao chém, tên bắn: Bạch chỉ, nhai nát, đắp (Tập Giản Phương).
Giải độc Từ thạch: Bạch chỉ, nghiền nát, uống 8g với nước giếng (Sự Lâm Quảng Ký Phương).
Trị trẻ nhỏ bị đơn độc, độc còn lại chạy quanh, nhập vào bụng thì nguy: Bạch chỉ, Hàn thủy thạch, tán bột, trộn nước hành, dán vào chỗ đau (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).
Trị tiểu ra máu: Bạch chỉ, Đương quy, lượng bằng nhau. Mỗi lần uống 8g (Kinh Nghiệm Phương)
Trị bệnh âm thử, xích thủng: Bạch chỉ, Đại hoàng, lượng bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần uống6g với nước cơm ( Kinh Nghiệm Phương).
Trị ung nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, rắn cắn: Bạch chỉ, Bối mẫu, Liên kiều, Qua lâu, Tử hoa địa đinh, mỗi thứ 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 16g, Cam thảo 4g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị rắn độc hoặc rết cắn: Bạch chỉ, Hùng hoàng, Nhũ hương, lượng bằng nhau, uống với rượu ấm (Bạch Chỉ Hộ Tâm Tán – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị bạch đới: Bạch chỉ, Mai mực, lượng bằng nhau, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 12g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị cảm, đầu đau (đau trước trán nhiều): Bạch chỉ 12g, Xuyên khung 4g, Phòng phong 12g, Khương hoạt 8g, Hoàng cầm 8g, Sài hồ 8g, Kinh giới 8g, Cam thảo 4g, sắc nước uống (Khu Phong Thanh Thượng Ẩm – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)..
Trị lở sơn: Bạch chỉ mài với rượu hoặc dấm bôi (Dược Liệu Việt Nam).
Trị miệng hôi: Bạch chỉ 30g, Xuyên khung 30g. Tán bột, trộn mật làm viên, to bằng hạt ngô, ngày ngậm 2-3 viên (Dược Liệu Việt Nam).
Tham khảo Kiêng kỵ khi dùng bạch chỉ +Nôn mửa do hỏa: không dùng. Lậu hạ, xích bạch đới, âm hư hỏa kết, huyết nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ). + Nhức đầu do huyết hư, hỏa vượng, đinh nhọt hoặc mụn nhọt chưa vỡ miệng, người âm hư hỏa uất: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Âm hư, huyết nhiệt: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển). + Âm hưhỏa vượng: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). +Đầu đau do huyết hư, ung ngọt đã vỡ mủ: không dùng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). +Không dùng đối với chứng đau đầu do huyết hư, ung nhọt đă vỡ mủ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). +Kỵ Tuyền phúc hoa (Bản Thảo Kinh Tập Chú). +Ức chế Hùng hoàng, Lưu hoàng (Bản Thảo Cương Mục). +Bạch chỉ làm tổn thương khí huyết, không nên dùng nhiều (Lôi Công Bào Chích Luận). Lưu ý khi dùng bạch chỉ + ”Đương quy làm sứ cho nó, ghét Tuyền phúc hoa (Bản Thảo Kinh Tập Chú). + ”Bạch chỉ ghét vị Tuyền phúc hoa – Mọi chứng lở ngứa dùng vị Bạch chỉ làm tá vì Bạch chỉ có tác dụng khu phong, hút được mủ ướt (Dược Phẩm Vậng Yếu). + ” Bạch chỉ và Giới bạch đều là thuốc thông khí, giảm đau, nhưng Giới bạch khí đục cho nên vào trong, chữa ngực đau, tê; Bạch chỉ khí trong cho nên đi ra ngoài, trị đau vùng xương lông mày – Bạch chỉ vị cay, tính ấm, nói chung dùng để táo hàn thấp mà tán phong nhưng có khi dùng để trị chứng phong nhiệt, vì vậy, cho thêm vào thuốc thanh tiết để làm nhiệm vụ ‘Phản tá’. Đó là dựa vào ý hỏa uất thì cho phát, kết thì cho tán (Đông Dược Học Thiết Yếu). + ” Bạch chỉ và Kinh giới đều là vị thuốc có vị cay, tính ấm, dùng để giải biểu. Không phải chỉ có vào khí phận mà còn vào huyết phận, đều có tác dụng phát tán phong hàn, xử lý huyết, có tác dụng tiêu thủng. Nhưng Bạch chỉ vị cay, thơm, tính ôn, táo, chủ yếu vào kinh dương minh, tán hàn mạnh và có khả năng thông mũi, táo thấp, hoạt huyết, trừ mủ. Kinh giới vị cay tính ấm nhưng không táo, chủ trị Can kinh, khu phong mạnh, trị được chứng co giật, làm sáng mắt, lợi hầu (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê). + ” Xưa ở Lâm Xuyên có người bị rắn độc cắn, hôn mê, cánh tay sưng to bằng đùi chân, một lát thì khắp người sưng phù, mầu đen tím bầm. May gặp một đạo nhân dùng bột Bạch chỉ hòa với nước mới múc lên mà đổ cho uống rồi thấy trong rốn máy động, miệng ói ra nước vàng tanh hôi ghê gớm, ít lâu sau thì tự nhiên tiêu tan. Về sau dùng bài Mạch Môn Đông Thang mà điều dưỡng nhưng cũng phải dùng bột Bạch chỉ thì xát hoài. Lại một chuyện ở Kinh sơn tự, có tu sĩ bị rắn độc cắn vào chân, sau đó vỡ ra, hôi thối, đã dùng nhiều thuốc mà không khỏi. May gặp một tu sĩ đến chơi, dùng nước mới múc lên mà rửa luôn, sạch hết thịt thối, đến nỗi lòi cả gân trắng ra. Sau đó rót nước nhiều vào rồi để cho khô, dùng bột Bạch chỉ cùng với Đởm phàn và Xạ hương một ít, rắc thấm vào thì nước độc chảy ra, hàng ngày cứ làm như thế, được một tháng thì khỏi” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +
“Ông Trương Sơn Lôi nói rằng: Bạch chỉ vị cay, tính ấm, thơm tho và mạnh mẽ, tính ráo, đặc biệt là nó sơ phong tán hàn. Nó có thể đi lên đầu, mắt. Tính nó cũng hay táo thấp, thăng dương, đi khắp mọi chỗ ở da thịt. Công hiệu của Bạch chỉ cũng gần giống như Xuyên khung, Cảo bản” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).   Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc BẠCH CHỈ ở đâu? BẠCH CHỈ là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.  
VầnTên 
BBẠCH BIỂN ĐẬUTên khác:
Vị thuốc Bạch biển đậu còn gọi Duyên ly đậu, Nga mi đậu (Bản Thảo Cương Mục), Dang song, Bạch biển đậu, Bạch nga mi đậu, Sương mi đồng khí (Hòa Hán Dược Khảo), Nam biển đậu (Trấn Nam Bản Thảo), Bạch mai đậu, Sao biển đậu, Biển đậu y, Biển đậu hoa (Đông Dược Học Thiết Yếu), Trà đậu (Giang Tô Thực Vật Chí), Thụ đậu (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương), Bạch biển đậu tử (Yếu Dược Phân Tễ), Đậu ván trắng, Biển đậu, Bạch đậu, Đậu bàn trắng, Đậu ván (Việt Nam), Thúa pản khao (Tày nùng), Tập Bẩy Pẹ (Dao).  
 Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh
Tên khoa học: Dolichos Lablab Lin. (Lablab vuglgaris Savi L… Dolichos albus Lour.). Họ Fabaceae (Họ Đậu).
Tên tiếng Trung: 白扁豆 Mô tả: Dây leo, dài 4-5m, sống nhiều năm nhưng thường chỉ trồng 1 năm. Thân hình trụ, hơi có lông. Lá kép, mọc so le, có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, hình thoi cụt đầu hoặc tù ở gốc, có mũi nhọn,ngắn, dài 5-8cm, rộng 3,5-6cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông ngắn, gân gốc 3, cuống lá kép có rãnh, dài 5-7cm, lá kèm rụng sớm, lá kèm nhỏ hình chỉ. Cụm hoa hình chùm, mọc thẳng đứng ở kẽ lá hoặcđầu cành, trên cuống dài 15-25cm, gồm nhiều hoa mầu trắng, thơm.Hoa khá to, thơm, màu trắng hay tím xếp thành chùm ở nách, mỗi mấu có 3 hoa. Quả đậu ngắn, rất dẹt dài 6cm và rộng 2cm, gốc thuôn hẹp, đầu cụt nghiêngcó mũi nhọn, cong, mầu lục nhạt, một mép sần sùi. Hạt 4-5 nằm ngang, trắng, vàng, nâu hay đen tùy thứ, dài 8mm, rộng 5-6mm, có mồng ở mép. Mùa hoa vào tháng 4-5,mùa quả: tháng 9-10. Phân bố được trồng khắp nơi, ở nông thôn hay trồng nó leo lên cây sung hoặc hàng rào gìan hoa. Các tỉnh trồng nhiều là Bình Định, Bình Thuận, Đồng Nai, Sông Bé. Thu hái: Hái hàng năm sau tiết bạch lộ, Quả thường chín vào tháng 9-10 và kéo dài đến mùa đông. Phần dùng làm thuốc:
Dùng hạt (Semen Dolichoris) và hoa. Thường dùng thứ nào trắng chắc, không mọt và tốt. Thứ hạt đen hoặc tím không dùng. Mô tả dược liệu: Hình ảnh vị thuốc bạch biển đậu Bạch biển đậu hạt hình trứng tròn, hai bên trái phải hơi dẹt. Dài khoảng 3,5-4 phân, rộng khoảng 3,5 phân, dày khoảng 2 phân, vỏ hạt màu trắng ngà, có khi có chấm đen, nhẵn, hơi bóng, ở mép có cạnh tù màu trắng nổi lên đó là mầm rốn hình lưỡi liềm dài khoảng 3-4 phân. Bóc đi bỏ hạt có nhân hạt màu vàng sữa, vị nhạt, khi nhai có mùi vị đặc biệt của loài đậu. Bào Chế:

Hình ảnh vị thuốc bạch biển đậu sao Theo Trung Dược Đại Tự Điển: Lấy hạt Biển đậu có vỏ cứng , để nguyên cả vỏ, sao chín, dùng. Có khi tẩm vào nướcsôi cho tróc vỏ, bỏ hết vỏ, dùng. Theo Việt Nam: – Thường dùng thứ hạt nguyên, có sống, khi bốc thuốc thang thì gĩa dập. – Dùng chín: Rửa, để ráo nướcrồi sao qua cát để khỏi cháy, khi bốc thuốc thang thì gĩa dập. Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm. Thành Phần Hóa Học: Hình ảnh bạch biển đậu hồ nam Vitamin B1, Carotene, Sucrose, Glucose, Stachyose Maltose, Raffinose (Ayako Matushita, C A 1968, 68: 66373j). Trong Bạch biển đậu có Albumine, Lipid, Hydrate Carbure, Calcium, Phospho, sắt, Cyanhydride, Caseinase (Trung Dược Học). Trong Bạch biển đậu có Tinh dầu 0,62%, Palmitic acid 8,33%, Linoleic acid 57,95%, Elaidc acid 15,05%, Behenic acid 10,40%, Oleic acid 5,65%,Stearic acid 11,26%, Arachidic acid 0,58% (Kasmiri M và cộng sự C A, 1990, 112: 234162n), Trigonelline (Kaushik P và cộng sự, C A, 1991, 114: 139760p), Methionine, Leucine, Threonine (Laurena Antonio C và cộng sự, C A, 1991, 115, 70130j), Vitamin B1, Carotene, Sucrose, Gucose, Stachyose, Maltose, Raffinose (Ayako Matsushita, C A, 1968, 68: 66373j), L-2- Pipecolic acid (Jaffe Werner G. C A 1969, 70: 103213w), Phytoagglutinin (Kaushik P và cộng sự, C A, 1991, 115: 78713x). Hạt chứa 82,4% nước, 4,5% Protein, 0,1% Lipid, 10% Glucid, 1% chất vô cơ, 0,05% Ca, 0,06% P, 1,67mg Fe, 7,33- 10,26mg Vitamin C,Tryptophan, Arginin, Lysin, Tyrosin (Dược Liệu Việt Nam). Hạt chưa chín của Đậu váng trắng chứa một số hợp chất điều tiết sinh trưởng làDolicholid, Dolichosteron, Homodolicholid, Homodolichosteron Brassinolid, Castasteron, 6-Deoxycastasteron,] 6- Deoxy Dolichosteron (Dược Liệu Việt Nam). Hạt còn chứa một hỗn hợp Polysacharid bao gồm chủ yếu Galactosyl – Arabinose và Galactose (Dược Liệu Việt Nam). Tác Dụng Dược Lý:

Hình ảnh vị thuốc biển đậu y Kháng Vi Sinh Vật: 100% dịch chiết Bạch biển đậu có tác dụng ức chế khuẩn lỵ. Dùng dịch chiết chích cho chuột nhắt trắng cho thấy chất SK (Đa lựu) có tác dụng kháng lỵ độc (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng). Giải Độc: Có tác dụng chống bị ngộ độc thức ănmà sinh ra nôn mửa, dạ dày viêm cấpvà ruột viêm cấp tính. Giải độc rượu, trúng độccá Nóc [Hà Đồn] (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng).  Vị thuốc Bạch biển đậu
Tính vị: Hình ảnh vị thuốc biển đậu – Vị ngọt, tính hơi ấm (Biệt Lục). – Tính hơi hàn (Thực Liệu Bản Thảo). – Tính bình, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). -Vị ngọt, tính hơi ấm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). – Vị ngọt, tính hơi ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy Kinh: . Vào thái âm, phần khí (Bản Thảo Cương Mục). . Vào kinh rúc Thái âm Tỳ, túc Dương minh Vị, phần khí (Bản Thảo Kinh Sơ). . Vào kinh Tỳ và Vị ( Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). Công dụng: Bổ ngũ tạng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). Chủ hành phong khí, phụ nữ bị đới hạ, trị trúng độc các loại thảo dược (Bản Thảo Đồ Kinh). Chỉ tiết lỵ, tiêu thử, noãn Tỳ Vị, trừ thấp nhiệt, chỉ tiêu khát (Bản Thảo Cương Mục). An thai (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ). Hòa trung hạ khí, bổ tỳ, chỉ khát, lỵ, hóa thấp. Trị bạch đới, bạch trọc, thổ tả, giải độc của rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Kiện Tỳ, hóa thấp, hòa trung, tiêu thử. Trị Tỳ Vị hư nhược, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, bạch đới, thổ tả do thử thấp, bụng ngực đầy trướng, Bạch biển đậu sao có tác dụng kiện Tỳ, hóa thấp. Dùng trị Tỳ Vị hư yếu, bạch đới (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). Hòa trung, hóa thấp, thanh thử, giải độc. Trị tiêu chảy, đới hạ, bạch trọc, thổ tả do cảm thử nhiệt.(Đông Dược Học Thiết Yếu). Quả non: là nguồn thực phẩm quý, món ăn giầu chất bổ. Quả gìa cho hạt làm thuốc. Bạch biển đậu có tác dụng hạ sốt, kiện Vị, giải co thắt, kích thích sinh dục  
 Công dụng liều dùngLiều dùng:
Dùng từ 8 – 12g. Kiêng kỵ: Đang bị chứng thương hàn, hoặccó ngoại tà cấm dùng (Trung Dược Học). Trường vị có trệ, không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).  Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bạch biển đậu Vị thuốc bạch biển đậu Trị lở ngứa:
Biển đậu gĩa nát, đắp vào chổ vảy rụng (Trữu Hậu Phương).
Trị thổ tả: Bạch biển đậu, Hương nhu mỗi thứ 40g,sắc với6 chén nước còn lại 2 chén chia ra uống (Thiên Kim Phương).
Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp: . Bạch biển đậu 12g, Hậu phác 8g, Hương nhu 12g. Sắc uống (Hương Nhu Tán – Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương). . Bạch biển đậu (sao) 30g, Chích thảo 16g, Hậu phác (sao gừng) 30g, Hương nhu 60g, Phục thần 30g. Tán bột, mỗi lần dùng 6g, sắc uống (Hương Nhu Thang -Hòa Tễ Cục Phương). Trị tiêu chảy do Tỳ hư: Bạch biển đậu trị tiêu chảy Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo mỗi thứ 1280g, Liên nhục, Ý dĩ nhân, Sa nhân, Cát cánh mỗi thứ 640g,Bạch biển đậu 960g, Tất cả tán bột, mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần, uống với nước sắc Đại táo (Sâm Linh Bạch Truật Tán – Hòa Tễ Cục phương). Trị thổ tả vọp bẻ: Bạch biển đậu, tán bột uống với giấm (Phổ Tế phương).
Trị tiểu đường, khát nước: Bạch biển đậu trị tiểu đường Bạch biển đậu, ngâm nước, bỏ vỏ, nghiền nhỏ, trộn với mật ong và nước sắc của Thiên hoa phấn làm viên bằng hạt Ngô đồng, lấy kim bạc bọc ngoài làm áo, mỗi lần uống 20-30 viên với nước sắc Thiên hoa phấn, ngày 2 lần. Cữ thứcăn nóng, chiên xào, rượu, đàn bà. Sau đó dùng tiếp thuốc tư bổ thận (Nhân Tôn Đường phương).
Trị xích bạch đới: Bạch biển đậu sao tán bột, mỗi lần uống 8g,với nước cơm (Vĩnh Loại Kiềm phương). Trị thai bị trệ vì uống lầm thuốc làm bụng đau: Bạch biển đậu sống, bỏ vỏ,tán bột, mỗi lần uống 1 thìa với nước cơm, có thể sắc uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
Trị trúng độc Nhân ngôn, Thạch tín: Biển đậu sống tán, trộn lấy nước uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
Trị sinh non (bán sản): Bạch biển đậu 20g, Bạch mao căn 30g, Bạch truật 8g, Bán hạ 8g, Nhân sâm 8g, Sinh khương 20g, Tỳ bà diệp (bỏ lông) 8g. Tán bột, uống mỗi lần 8g (Bạch Biển Đậu Tán – Loại Chứng Phổ Tế Bản Sự Phương). Trúng độc các loại thịt chim: Biển đậu nghiền nhỏ uống với nước lạnh (Sự Lâm Quảng Ký phương).
Trị nôn mửa, lỵ, do thương thử: Bạch biển đậu 16g,Hoắc hương 8g.sắc uống,hoặc chỉ dùng 30 hạt Bạch biển đậu gĩa lấy nước uống cũng được (Biển Đậu Tán – Kinh Nghiệm Phương).
Trị trúng độc của cá nóc, cá, cua, say rượu gây bụng đau,tiêu chảy: Bạch biển đậu 30 hạt gĩa nát lấy nước uống (Kinh Nghiệm Phương). Giải các loại độc dược: Bạch biển đậu, tán bôt, ngày uống 2 lần mỗi lần 12g. (Bạch Biển Đậu Tán – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).
Trị máu thiếu, da vàng: Bạch biển đậu 12g, Bố chính sâm 12g, Hạt keo dậu 6g, Hoài sơn 12g, Mẫu lệ 6g, Ô tặc cốt 6g, Ý dĩ 6g. Sắc uống (Bạch Biển Đậu Thang -Y Phương Ca Quát). Trị cảm sốt, nôn mửa, ăn uống không tiêu: Bạch biển đậu (sao) 20g, Hương nhu 16g, Hậu phác 12g, sắc uống (Nam Dược Thần Hiệu).
Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp: Bạch biển đậu 4g, Hoắc hương, Thương truật mỗi thứ 8g,sắc uống,trị trường vị viêm cấp tính mùa hè (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị vào mùa Hè, bị thương thử, phiền táo, khát, nôn mửa, tiêu chảy: Bạch biển đậu (sao) 120g, Hương nhu (lá) 60g. Tán bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6g (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Trị tiêu chảy do Tỳ Vị hư yếu: Bạch biển đậu (sao) 50g, Sơn dược 60g, Mạch nha (sao sơ) 30g, Sơn tra (hắc) 40g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 16g (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
Trị bạch đới ra nhiều mà mầu xanh: Bạch biển đậu (sao) 16g, Sơn dược 18g, Tiền nhân 12g, Ô tặc cốt 6g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương). Trị thủy thũng do Tỳ hư: Bạch biển đậu (sao vàng) 160g, Tán bột, mỗi lần dùng 12g, ngày 3 lần (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
Trị lỵ trực khuẩn: Bạch biển đậu (hoa), dùng tươi, 10g, Địa miên thảo (tươi) 30g, sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương). Tham khảo: Tác dụng của Bạch biển đậu trong các tài liệu khác -Đậu ván thuộc dương, nó vào 3 kinh Tỳ, Vị và Phế, có vị ngọt tính bình nhưng không đến nỗi ngọt quá, khí thanh hương nhưng không đến nỗi làm bại thanh khí. Tính ôn hòa mà sắc hơi vàng, nó rất hợp với Tùng kinh (Giả Cửu Như). -Đậu ván vị ngọt hợp với Tỳ nên có chất bổ Tỳ, Tỳ có tính thích khí thơm, đậu ván có khí thơm làm cho Tỳ khí được thư thái. Tỳ không ưa chất ướt, đậu ván khí ấm làm cho Tỳ khô táo, bởi thế mà lưu thông đường thủy đạo nên chữa tả, chữa khát là vì thế, nếu dùng nhiều sẽ nê trệ, đầy hơi (Bách Hợp). – Bàn về Bạch biển đậu an thai, chủng tử, Trần Sĩ Đạc viết:Hoặc nói là Bạch biển đậu là thuốc cố thai, người xưalại dùng để an thai là tại sao? Thai động không yên là do khí không yên, Bạch biển đậu thiên về hòa trung vì vậy dùng nó đẻ hòa thai khí, thai điều hòa thì yên, tức là nói đến công năng an thai vậy (Bản Thảo Tân Biên). –
Hạt sao vàng bổ tỳ; Hoa giải nhiệt trị cảm mạo mùa hè, kiết lỵ, bụng đói, giải độc rượu; Vỏ quả trị sôi bụng, nôn mửa cuối hè (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). 1) Ngoài cho hạt ra, Bạch biển đậu còn cho lá gọi là Bạch biển đậu diệp dùng để trị thổ tả, đâm nát rịt vào chỗ rắn cắn. Cho dây gọi là Bạch biển đậu đằng. Dùng chung với Lô thác (Cây cỏ lau), Nhân sâm, Trần thương mễ, các vị bằng nhau, sắc uống, trị dịch tả. Cho hoa gọi là Bạch biển đậu hoa, đặc biệt hoa nào sắc trắng thì sau cho hạt cũng trắng gọi là Bạch biển đậu thì có tính hơi ấm, còn hoa màu tía thì vỏ nó xanh mà hạt đen gọi là Thước đậu có tính hơi lạnh có tác dụng chữa xích bạch đới của phụ nữ, lấy hoa sấy khô tán bột dùng với nước cơm. Có khi người ta dùng hoa sắc uống với lá Hoắc hương (tươi) trị tiêu chảy, tức ngực, lợm mửa do trúng thử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
2) Từ hạt Bạch biển đậu có thể chế ra các vị thuốc sau: Biển đậu y (Testa Dolichoris) là vỏ hạt của hạt đậu ván, Biển đậu nhân là nhân của hạt đậu ván chế bằng cách ngâm đậu ván vào nước cho vỏ nứt và phồng lên, đãi lấy nhân phơi riêng, vỏ phơi riêng. Đậu ván sao vàng đen gọi là Bạch biển đậu sao, thường dùng nấu nước trộn đường uống để giải khát” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). 3) Bạch biển đậu khí hơi thấp không độc, mùi khi sống hơi tanh nhưng sao vàng thì thơm, có tính ấm bình, dùng nó rất bổ, là một vị thuốc trung hòa, đó cũng là một thứ ngũ cốc nuôi tỳ khí. Nó vào ngay khí phận của Thái âm, thông lợi được Tam tiêu, điều hòa được các khí bên trong, và trừ khử được trọc khí, nên nó đặc trị với những chứng bệnh ở trung cung (Tỳ Vị) chữa được những chứng trúng nắng, trừ được mọi chứng thấp, giải các thứ độc, hoắc loạn thổ tả, nôn mửa, đó là những căn bệnh mà nó có sở trường chữa được. Đậu ván còn làm cho tiêu được nhiệt độc của nắng vì tính nó làm hòa được tỳ vị, bổ ngũ tạng, chữa phụ nữ bị thứ trắng, đó chính là tác dụng trừ thấp vậy. Tính của Đậu ván còn giải được độc của rượu, độc cá nóc và tất cả các loại độc của cây cỏ, khi dùng có thể nhai sống hoặc tán sống với nước lạnh uống nước cốt là giải được tất cả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). – “ Biển đậu vị ngọt, bổ Tỳ hòa Vị mà không đầy trệ, tính lại hơi ôn, thơm, hóa thấp nhưng không táo, nóng. Bổ Tỳ mà không đầy, hoa thấp mà không táo.
Đối với Tỳ Vị hư mà có thấp hoặcsau khi ốm nặng dậy, bắt đầu cho uống thuốc bổ thìnên dùng Biển đậu trước làthích hợp nhất, có thể điều dưỡng được chínhkhí mà không bị đầy trệ. -Biển đậu thiên về bổ Tỳ Vị, hoa Biển đậu thiên về thanh thử tán tà, làvị thuốc hay dùng để giải thử (Đông Dược Học Thiết Yếu). “ Quả non đậu váng trắng lànguồn thực phẩm quý, món ăn giầu chất bổ, quả gìa cho hạt làm thuốc. Đậu ván trắng có tác dụng hạ sốt, kiện Vị(Stomachic), giải co thắt cơ (giải cơ), kích thích sinh dục [Aphrodisiac] . Đặc biệt vị thuốc này dùng cho trẻ em rất tốt”(Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).  
VầnTên 
 BBạch đậu khấuTên khoa học: Amomum cardamomum L. Tên gọi khác: Bạch khấu nhân, bạch khấu xác, đa khấu, đới xác khấu, đậu khấu, đông ba khấu, khấu nhân, tử đậu khấu, xác khấu
Họ: Gừng (Zingiberaceae)  
 Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh
Tìm hiểu chung về dược liệu bạch đậu khấu Cây bạch đậu khấu là thảo dược mọc hoang và được trồng ở các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca, Nam Mỹ. Đây là một loài cây thảo, sống lâu năm, cao chừng 2–3m. Thân rễ mọc bò ngang. Lá mọc thành hai dãy. Cụm hoa mọc thành bông dày từ thân rễ, hoa màu trắng. Quả nang hình cầu, nhăn, có khía dọc, khi chín có màu nâu trắng, hạt có tinh dầu thơm. Cây thường được thu hái khi đã 3 năm tuổi. Hạt, quả và hoa của cây này được dùng làm thuốc. Mùa hoa quả vào khoảng tháng 5–8.
Giá trị dinh dưỡng và thành phần
Giá trị dinh dưỡng bạch đậu khấu đã được kiểm định theo bảng như sau:

Trong dược liệu này còn có chừng 2,4% tinh dầu, thành phần chủ yếu gồm có bomeol, camphor, humulene, eucalyptole, pinene, caryophyllene, laurelene, terpinene, myrtenal, carvone, sabinene.
 Công dụng-liều dùngDược liệu này có tác dụng tăng cường nhu động ruột, gia tăng tiết dịch vị, ức chế sự lên men không bình thường ở ruột và chống nôn.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống nấm, hạ sốt, giãn cơ trơn và hạ huyết áp. Theo y học cổ truyền, bạch đậu khấu có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế, tỳ và có tác dụng hành khí, hóa thấp, ôn trung, chỉ ẩu (cầm nôn).
Trong đời sống, loài cây này thường được dùng làm gia vị vì nó có mùi vị dễ chịu.
Khi dùng làm thuốc, nó chủ yếu được sử dụng để chữa:
Ợ hơi, khó tiêu
Rối loạn tiêu hóa
Co thắt bụng, đau bụng Nôn mửa Hội chứng ruột kích thích Trẻ con trớ sữa
Các bệnh về phổi
Ngoài ra, nó còn được dùng làm thuốc điều kinh, hạ sốt, đôi khi chữa lao có ho ra máu, thấp khớpsốt rét.
Liều dùng bạch đậu khấu:
Liều dùng thông thường là 2–6g một ngày, sắc lấy nước uống. Lưu ý, khi sắc thuốc gần xong nước còn đang sôi mới cho dược liệu này vào vì sắc lâu sẽ làm giảm bớt tác dụng. Vị thuốc này cũng có thể được bào chế dưới những dạng sau: Chiết xuất dạng lỏng Bột Quả/ hạt bạch đậu khấu khô hoặc tươi Rượu thuốc Một số bài thuốc dân gian
1. Chữa chứng bụng đầy, ngực đau Bạch đậu khấu 5g, hậu phác 6g, quảng mộc hương 3g, cam thảo 3g. Tất cả đem sắc nước uống.
2. Chữa trẻ em bị trớ sữa Bạch đậu khấu 14 hạt, sa nhân 14 hạt, sinh cam thảo 6g, chích cam thảo 6g. Tất cả đem tán thành bột mịn rồi xát vào miệng trẻ.
3. Chữa nôn mửa khi thai nghén Bạch đậu khấu 3g, trúc như 9g, đại táo 3 quả, gừng tươi 3g. Trong đó, gừng đem giã nát, ép lấy nước. Các vị thuốc còn lại dùng nước sắc còn khoảng 50–60ml, lọc rồi uống với nước gừng.
4. Trị nôn mửa do đờm lạnh tích tụ tại dạ dày Bạch đậu khấu 12g, bán hạ 10g, quất hồng 8g, bạch truật 10g, phục linh 10g, gừng sống 3 lát. Đem sắc 3 bát lấy 1 bát uống, uống lúc còn ấm trước hoặc sau bữa ăn 60 phút. Mỗi ngày uống 1 thang.
5. Giải độc rượu Bạch đậu khấu 5g, cam thảo 5g, đem sắc nước uống. Lưu ý, thận trọng Khi dùng bạch đậu khấu, bạn nên lưu ý những gì? Để sử dụng bất kỳ dược liệu nào một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ. Những người có cơ địa nhiệt và táo bón, thiếu máu thì không dùng. Mức độ an toàn Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng dược liệu này trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này. Tương tác có thể xảy ra Dược liệu cũng có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.  
VầnTên 
BBạch Giới TửTên khác: Vị thuốc Bạch giới tử còn gọi là Hồ giới (Đường Bản Thảo), Thục giới (Bản Thảo Cương Mục), Thái chi, Bạch lạt tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hạt cải trắng, Hạt cải bẹ trắng (Việt Nam) Tên khoa học: Brassica Alba (L) Boiss hay Brassica a Juncea (L). Czem te Coss (Sinapis Juncea L.) Họ khoa học: thuộc họ Cải (Brassicaceae).  Tên tiếng trung: 白芥子   
 Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh
Mô tả: Loại thảo sống hàng năm. Lá đơn mọc so le có cuống. Cụm hoa hình trùm, hoa đều lưỡng tính, 4 lá dài, 4 cánh hoa xếp thành hình chữ thập, Có 6 nhị (4 chiếc dài, 2 chiếc ngắn). Bộ nhụy gồm 2 tâm bì bầu thường 2 ô do một vách giả ngăn đôi. Quả loại cải có lông, mỏ dài, có 4-6 hạt nhỏ màu vàng nâu có vân hình mạng rất nhỏ.
Trồng khắp nơi bằng hạt, vào mùa thu đông để lấy rau nấu ăn.Khoảng tháng 3 – 5, hái quả gìa, lấy hạt phơi khô.
Phần dùng làm thuốc: Hạt. Loại hạt to, mập, mầu trắng là tốt.
Mô tả dược liệu:

Hình ảnh bạch giới tử chế Bạch giới tử hình cầu, đường kính khoảng 0,16cm. Vỏ ngoài mầu trắng tro hoặc mầu trắng vàng, một bên có đường vân rãnh hoặc không rõ ràng. Dùng kính soi phóng to lên thấy mặt ngoài có vân hình màng lưới rất nhỏ, một đầu có 1 chấm nhỏ. Bẻ ra bên trong có nhân thành từng lớp mầu trắng vàng, có dầu. Không mùi, vị cay, tê (Dược Tài Học).
Bào chế: + Lấy hạt cho vào nước, rửa sạch, vớt bỏ những hạt nổi lên trên, lấy những hạt chìm đem phơi khô. + Lấy Bạch giới tử sạch cho vào chảo, để lửa nhỏ, sao cho đến khi có mầu vàng sẫm và bốc ra mùi thơm là được (Dược Tài Học). + Có thể trộn với nước để đắp bên ngoài. Bảo quản: Đựng trong lọ kín, tránh ẩm.
Thành phần hoá học:

Hình ảnh hoàng bạch giới tử Sinalbin, sinapine, myrosin, Theo sách của GS Đỗ tất Lợi trong Giới tử có 1 glucosid gọi là sinigrin, chất men myroxin, sinapic acid, một ít alkaloid gọi là saponin, chất nhầy, protid và chưừng 37% chất béo, trong đó chủ yếu là este của sinapic acid, arachidic acid, linolenic acid.  Glucosinolate (Jens K N và cộng sự, Entomol Exp Apppl, 1979, 25 (3): 227 (C A 1979, 91: 87848h). . Sinalbin (Ngải Mễ Đạt Phu,Tối Tân Sinh Dược Học (Nhật Bản) 1953: 205). . Sinapine (Regenbrecht J và cộng sự, Phytochemistry 1985, 24 (3): 407). . Lysine, Arginine, Histidine (Appelqvist L A và cộng sự, Qual Plant-Plant Foods Rum Nutr 1977, 27 (3 – 4): 255 (C A 1978 88: 73221z).
Tác dụng dược lý:

Hình ảnh bạch giới tử sao +Men Myroxin thủy phân sinh ra dầu giới tử kích thích nhẹ niêm mạc bao tử gây phản xạ tăng tiết dịch khí quản mà có tác dụng hóa đàm. +Có tác dụng kích thích tại chỗ ở da làm cho da đỏ sung huyết, nặng hơn gây phỏng nóng rát. +Dung dịch nước 1:3 có tác dụng ức chế nấm ngoài da 
Vị thuốc Bạch giới tử ( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Vị thuốc bạch giới tử Tính vị: Vị cay, tính ôn, không độc (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu). Quy kinh: + Vào kinh Can, Tỳ, Phế, Tâm bào (Bản Thảo Tân Biên).
Công dụng: + Lợi khí, hóa đờm. trừ hàn, ôn trung, tán thủng, chỉ thống. Trị suyễn, ho, phản vị, cước khí, tê bại (Bản Thảo Cương Mục). + Lợi khí, thông đờm, ôn trung, khai vị (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Ôn hóa hàn đờm, hành trệ, chỉ thống, bạt độc, tiêu thủng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị hàn đờm ở ngực, ho suyễn do hàn đờm, đờm kết lại ở vùng dưới da và giữa gân xương. Nếu trị nhọt độc: tán bột, trộn với giấm đắp (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Trị ho suyễn do hàn đờm, căng đầy đau bụng, đau nhức tứ chi cả người do đờm, giảm cơn đau, đinh nhọt thuộc âm tính (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Liều dùng: Liều dùng: Dùng từ 1-12g. Tán bột trộn giấm đắp ngoài da, ở ngoài liều lượng tùy ý. Kiêng kỵ:
Vị thuốc bạch giới tử + Phế kinh có nhiệt và phù dương hư hỏa bốc lên, ho sinh đờm: kiêng dùng (Bản Thảo Kinh Sơ). + Phế khí hư, trong Vị có nhiệt: kiêng dùng (Đắc Phối Bản Thảo). + Phế hư, có nhiệt, âm hư hỏa bốc lên sinh ra đờm, ho: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Người khí hư có nhiệt, ho khan do khí phếhư cấm dùng, không có phong hàn, đờm trệ, cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).    
 Công Dụng-Liều DùngỨng dụng lâm sàng của vị thuốc Bạch giới tử
Trị ăn vào mửa ra hay ợ lên dùng Bạch giới tử tán bột, uống 4 – 8g với rượu (Phổ Tế Phương).
Trị bực bội, nóng nảy trong người, vị nhiệt, đờm: Bạch giới tử, Hắc giới tử, Đại kích, Cam toại, Mang tiêu, Chu sa, mỗi vị liều lượng đều nhau trộn hồ làm viên bằng hạt ngô, ngày uống 10 viên với nước gừng (Phổ Tế Phương).
Trị đầy tức do hàn đờm dùng Bạch tử, Đại kích, Cam toại, Hồ tiêu, Quế tâm các vị bằng nhau tán bột viên hột bằng hạt ngô đồng, lần uống 10 viên với nước gừng (Phổ Tế Phương).
Trị hơi lạnh trong bụng đưa lên: Bạch giới tử 1 chén, sao qua, tán bột, trộn với nước sôi làm hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 10 hạt vơi nước Gừng (Tục Truyền Tín Phương). Phòng ngừa đậu mùa nhập vào mắt: Bạch giới tử nghiền bột, trộn nước gián dưới lòng bàn chân để kéo độc xuống (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).
Trị ngực sườn bị đờm ẩm: Bạch giới tử 20g, Bạch truật 80g, tán bột. Nghiền nát Táo nhục, trộn với thuốc bột làm thành viên, tobằng hạt ngô đồng.Uống 50 viên với nước (Trích Huyền Phương).
Trị hàn đờm ủng tắc ở phế, ho suyễn, đờm nhiều chất dãi trong, sườn ngực đầy tức: Bạch giới tử 4g, Tử tô, Lai phúc tử, mỗi thứ 12g sắc uống (Tam Tử Dưỡng Thân Thang). Trị đờm ẩm lưu ở ngực, mô, ho, suyễn, ngực sườn đầy tức: Đại kích (bỏ vỏ), Cam toại (bỏ ruột), Bạch giới tử, lượng bằng nhau. Tán bột. Trộn với nước cốt Gừng làm viên. Ngày uống 1 lần, mỗi lần 2-4g với nước Gừng tươi sắc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đau nhức các khớp do đờm trệ: Mộc miết tử 4g, Bạch giới tử, Một dược, Quế tâm, Mộc hương mỗi thứ 12g, tán bột. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần, với rượu nóng (Bạch Giơi Tử Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Trị hạch lao ở cổ: Bạch giới tử, Thông bạch lượng bằng nhau. Đem Bạch giới tử tán bột trộn với hành trắng đã gĩa nát. Đắp lên vùng hạch, ngày một lần, cho đến khi khỏi (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị nhọt sưng độc mới phát: Bạch giới tử, tán bột, trộn giấm đắp vào (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Trị trẻ nhỏ phế quản viêm cấp hoặc mạn: Bạch giới tử 100g, tán bột. Mỗi lần dùng 1/3, thêm bột mì trắng 90g, thêm nước vào làm thành bánh. Trước lúc đi ngủ, đắp vào lưng trẻ. Sáng thức dậy, bỏ đi. Đắp 2 – 3 lần. Đã trị 50 ca, kết quả tốt (Kỳ Tú Hoa và cộng sự, Hắc Long Giang Trung Y Dược Học Báo 1988, 1: 29).
Trị trẻ nhỏ bị phổi viêm: Bạch giới tử tán bột, trộn với bột mì và nước làm thành bánh, đắp ở ngực. Trị 100 ca phổi viêm nơi trẻ nhỏ, thuốc có tác dụng tăng nhanh tác dụng tiêu viêm (Trần Nãi cần, Trung Tây Y Kết Hợp tạp Chí 1986, 2: 24). Một số bài thuốc có bạch giới tử làm chủ: Bạch Giới Tử Tán (Chứng Trị Chuẩn Thằng.- Vương Khẳng Đường) Trị vinh khí và vệ khí lưu hành không đều, huyết trắng do đờm gây ra, tê bại.  Bạch Giới tử Hoàn (Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc (Lục Dâm), Q.14. Thẩm Kim Ngao) Tiêu thực, đạo trệ, nhuyễn kiên, trừ bỉ. Trị bỉ khối.  Tam tử dưỡng thân thang (hàn thị y thông) trị các trứng viêm đường hô hấp, viêm phế quản cấp mãn tính, ho đờm nhiều trong trường hợp phong hàn nặng, gia lượng tô tử ngực đau nhiêu gia lượng bạch giới tử. Trương hợp bụng đây ăn không tiêu gia la bạc tử  Tham khảo Tính vị- Qui kinh Sách Bản thảo phẩm hội tinh yếu: vị cay, tính ôn, không độc. Sách Bản thảo phùng nguyên: cay ôn hơi độc. Sách Thực vật bản thảo: cay nhiệt. Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh phế vị. Sách Bản thảo tân biên: nhập Can Tỳ Phế Vị Tâm và Tâm bào lạc.  Công dụng: Sách Danh y biệt lục: “chủ trừ thận tà khí, lợi cửu khiếu, minh nhĩ mục, an trung, cửu phục ôn trung (uống lâu ấm trung tiêu tức tỳ vị)”. Sách Bản thảo cương mục: ” lợi khí hóa đàm, trừ hàn ấm trung, tán thũng chỉ thống, trị suyễn thấu, phản vị, tý mộc cước khí (chứng cước khí đau tê dại), gân cốt yêu tiết chư thống (các chứng đau gân cốt, đốt sống thắt lưng)”. Sách Bản thảo cầu chân: ” sách ghi thuốc có thể trị các chứng đàm ở dưới sườn trong da ngoài mô  Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc BẠCH GIỚI TỬ ở đâu? BẠCH GIỚI TỬ là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.  
TênVần 
BBẠCH LẠPSáp ong được lấy từ những bánh sáp do ong thợ của các loài ong (Apis mellifica. Apis ligustica, Apis chinensis …) xây nên để chứa trứng và đựng thức ăn như phấn hoa, mật. BẠCH LẠP   白 蠟  
 Mô Tả-Dược Liệu-Tính vị-Quy Kinh
Tên Việt Nam: Sáp ong.
Tên khác: Mật lạp, Phong chá, Phong lạp.
Mô Tả : Sáp ong được lấy từ những bánh sáp do ong thợ của các loài ong (Apis mellifica.  Apis ligustica, Apis chinensis …) xây nên để chứa trứng và đựng thức ăn như phấn hoa, mật. Phân biệt: Sáp ong gọi là Mật lạp là chưa qua khâu sắc vàluyện, sáp có màu Vàng gọi là Hoàng lạp, Sáp ong khi qua khâu sắc và luyện rồi thành màu trắng gọi là Bạch lạp (vị này khác với Trùng Bạch lạp). Bạch lạp là thứ tốt. Sản địa: Bạch lạp ở Tứ xuyên gọi là Xuyên lạp, ở Vân nam gọi là Vân lạp, chất lượng giống nhau, trong thuốc dùng ít hay dùng nhiều trong tạp hóa dùng làm đèn cầy…Ở Bắc hải, Hải khẩu có loại Hoàng lạp vì chất mật của nó chưa được trong, mùi thơm nên dễ bị sâu. Loại này nước ta phải nhập ở Trung Quốc. Thu hái, sơ chế: Vào giữa mùa thu đông cắt sáp ong rồi luyện qua, lọc bỏ trong nước sau đó sáp kết tủa lại mà thành.  
Phần dùng làm thuốc: Sáp tối có màu vàng trắng, đóng bánh và mềm như nến, không lẫn lộn tạp chất.
Tính vị: Vị ngọt béo, tính hơi ấm, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).  
 Công dụng-Liều dùngTác dụng :
Cầm máu, sinh cơ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chủ trị: Mật lạp chuyên trị hạ lỵ, tiêu ra máu mủ bổ trung, làm nên da non, ích khí không đói (bản kinh), Bạch lạp trị tiêu chảy dạng thấp mủ trắng, vết thương mau lành, lợi cho trẻ con, uống lâu nhẹ người không đói (Biệt Lục), lên da non, cầm máu.
Kiêng Kỵ: Lỵ do hỏa nhiệt củ dùng ghét Nguyên hoa, Tề cáp.
Bào chế: Cắt bánh cầu ong bằng bàn tay để trong hai lần vải màn, rồi để trong nồi nước đun. Sáp ong chảy, nổi trên mặt nước, bả giữ lại trong vải màn. Hiện nay người ta biến chế bằng phương tiện như sau: Sáp ong thu mua thường lẫn nhiều tạp chất bẩn, xác ong nhộng và cả mật. Để có thể dùng làm tá dược thuốc mỡ, bào chế sáp bôi… Cách chế biến như sau: Sáp ong xếp thành lớp mỏng lên trên xơ mướp khô đã rửa sạch. Tất cả đặt trên 1 vỉ tre đan thưa trong nồi. Vỉ cách đáy nổi 15-20cm, nước đổ vào nồi cách vỉ chừng 10cm. Lấy vung đậy thật kín. Đun sôi hơi nước bốc lên làm sáp chảy thành giọt. Sáp qua lớp xơ mướp để lại cặn bẩn tiếp tục đến khi không còn mảnh sáp trên xơ mướp là được. Sáp ong đóng bánh trên mặt nước thành một lớp vàng nhạt và sạch. Nếu có phương tiện như rây sắt hoặc đồng để lọc tạp chất thì chất lượng bảo đảm hơn dùng xơ mướp.
Đơn thuốc kinh nghiệm :
+ Trị Xích bạch đới, lỵ làm đau dây chằng, đau bụng dưới thắt đau, khi đi tức ở hậu môn, da dẻ xanh mét, dùng Hoàng lạp 3 chỉ, A giao 3 chỉ, hai vị đun cho chảy ra trộn thêm 5 chỉ bột Hoàng liên, khuấy đều chia 4-5 lần uống, nếu đặc uống thêm 1 ít rượu nóng (Trương Trọng Cảnh Phương). + Trị lỵ, ăn vào mửa ra ngay, già trẻ đều dùng được: Bạc
h lạp 15g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, nửa chén rượu, tóc đốt cháy (Phát khôi) 6g, Hoàng liên (bột) 6g, mật ong tốt nửa chén, trước hết đun lên khuấy đều bỏ tóc cháy vào, khi gần đặc bỏ các thứ thuốc khác và bột Hoàng liên vào, khi nào đặc thành bột có thể viên lại được thì thôi, uống với nước (Hoa Đà Phương).
+ Trị nhiệt lỵ, sản hậu bị lỵ: Bạch lạp 9g, A giao 12g, Đương quy 10g, Hoàng liên 9g, Hoàng bá 4g, Trần thương mễ 6g. Trước hết nấu Trần thương mễ, lọc lấy nước, rồi dùng nước ấy sắc thuốc uống dần (Thiên Kim Giao Lạp Thang).
+ Trị bỏng lửa làm đau nhức: Dầu mè 120gg, Đương quy 30g. Trước hết sắc lấy nước quy bỏ xác rồi bỏ 1 lượng Bạch lạp vào khuấy khi nguội phết lên vải mỏng đắp vào nơi đau. Cao này trị hút được mủ độc mau lên da non (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị Phế hư có ho, khó thở, mửa, khô họng, khát nước, thích uống lạnh, cơ thể suy nhược, hay sốt, kém ăn, nói yếu: Bạch lạp 8 lượng nấu với nước cho kỹ xong lọc cặn bã, rồi viên thứ đã lọc 123 viên, dùng 4 lượng Viên cáp phấn để làm áo bao bên ngoài, mỗi lần dùng 1 viên với nước quả Hồ đào, uống với nước nóng, xong nằm nghỉ để dưỡng sức (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị quáng gà do Can hư: Bạch lạp 30g, đun chảy, trộn với Cáp phấn 30g, nặn thành bánh bao, dùng dao cắt lấy một miếng chừng 6g, xẻ đôi, cho 60g gan lợn và thuốc vào buộc lại nấu trong nồi đất thật kỹ rồi xông hơi ở mắt, bánh nguội ăn hết dùng ngày 2 lần liên tục 4-5 lần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
. Tham khảo:
+ Không có gì nhạt bằng sáp ong, chất dầy, vị ngọt, tính hoãn nên nhuận được tạng phủ. Chất mỏng, vị đạm, tính sáp nên trị được kiết lỵ (Bản Thảo Cương Mục). + Sáp ong có tác dụng chữa trĩ ra máu mủ (kết hợp với Nha đảm tử), ung nhọt (làm viên Phèn phi với sáp ong để uống), chữa bỏng lửa (làm thuốc dán). Còn dùng làm tá dược cho thuốc cao, thuốc mỡ để dùng ngoài (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Hiện nay người ta tá dược thuốc đạn bằng dầu vừng (mè) sáp ong. Vì thuốc đạn là dạng thuốc rắn nhưng đặc điểm là chảy hay mềm ra ở nhiệt độ cơ thể, vì thuốc đạn phải đưa vào hậu môn. Thuốc đạn còn dùng để gây tác dụng tại chỗ, nhưng hiện nay trước kết quả nghiên cứu về sinh dược học thuốc đạn người ta dùng chủ yếu thuốc này đưa vào trực trường nhưng gây tác dụng toàn thân, nhất là khi người bệnh không uống được thuốc, dùng sáp ong 15 phần, dầu vừng 85 phần. Tất cả đun chảy, khuấy đều, khi đặt vào hậu môn bệnh nhân qua một đêm thì tan hoàn toàn. Có thể dùng dầu lạc trung tính thay dầu vừng, thì viên thuốc đạn có màu trắng hơn. Có thể dùng các loại dầu thực vật khác. Nếu gặp sáp co nhiều tạp chất thì đun sáp chảy rồi đổ nước muối 5%, sáp đông lại rồi tạo chất lắng sang bên. Sau đó vớt sáp ra, cạo bỏ tạp chất (Tạp Chí Dược Học).  
VầnTên 
BBẠCH QUẢBạch quả là một cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống  
 Mô tả dược liệu-Tính vị-Quy kinh
Tên gọi khác:  Ngân hạnh

Tên khoa học:  Ginkgo biloba L. – Ginkgoaceae

Giới thiệu: Bạch quả là một cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu.

Cây Bạch quả có nguồn gốc Ở Trung Quốc và chỉ thấy trồng Ở Trung Quốc, một ít Ở Nhật Bản. Nước ta hiện nay chưa trồng loại cây này.

Thu hoạch, sơ chế: Vào mùa thu, hái quả chín, bỏ hết chất thịt và vỏ ngoài, rửa sạch, hấp hoặc luộc qua, phơi hoặc sấy khô. Bỏ tạp chất và vỏ cứng của hạt, lấy nhân, khi dùng giã nát.

Mô tả dược liệu: Hạt hình trứng, chắc, vỏ cứng, một đầu hơi nhọn, dài từ 1,5 – 2,5 cm, rộng 1 – 2 cm, dầy 1 cm. Vỏ ngoài cứng nhẵn, màu vàng nhạt hay xám nhạt, có 2 đến 3 đường gân chạy dài nổi lên rõ rệt. Vỏ hạt có 3 lớp, lớp ngoài cứng, hai lớp trong mềm, mỏng. Hạt có một nhân hình bầu dục, một đầu có màng mỏng màu nâu nhạt, mặt ngoài nhân vàng hay vàng sẫm, mặt trong màu trắng có bột, giữa rỗng có một tâm nhỏ. Nhân không có mùi, vị ngọt, hơi đắng.

Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn.

Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế.

Thành phần hoá học: Nhân bạch quả chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro, 6% đường. Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.
 Công dụng-Liều DùngCác chất chiết ra từ lá bạch quả chứa các flavonoit-glicozit và các terpenoit (ginkgolitbilobalit) và được sử dụng trong dược phẩm.
Chúng có nhiều tính chất được coi là tăng độ minh mẫn, và được sử dụng chủ yếu như là các chất làm tăng trí nhớ và sự chú ý, cũng như là tác nhân chống chóng mặt. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại đưa ra các kết quả rất khác nhau về hiệu quả. 
Một số tranh luận đã nảy sinh về các kết luận mà một số nghiên cứu đưa ra mà người ta cho rằng được các hãng tiếp thị cho bạch quả tài trợ. 
Slate, một tạp chí trên Internet do Công ty The Washington Post sở hữu, báo cáo tháng 4 năm 2007:
Năm 2002, một bài báo xuất hiện trên JAMA (Tạp chí của Hiệp hội Y học Hoa Kỳ) với tiêu đề “Ginkgo for memory enhancement: a randomized controlled trial.” Đây là nghiên cứu của Cao đẳng Williams, do Viện tuổi già quốc gia Hoa Kỳ (NIA) bảo trợ, đã kiểm tra các hiệu ứng của việc dùng bạch quả đối với những tình nguyện viên mạnh khỏe và trên 60 tuổi.
Kết luận, được trích dẫn trong bảng dữ liệu về bạch quả của Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH), cho rằng: “Khi sử dụng tuân thủ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, bạch quả không đem lại lợi ích có thể đo đạc được về trí nhớ hay các chức năng nhận thức liên quan đối với những người lớn với chức năng nhận thức lành mạnh.” Bên ngoài những kết quả còn mâu thuẫn, các chất chiết từ bạch quả có thể có ba tác dụng đối với cơ thể người: cải thiện lưu thông máu (bao gồm cả vi tuần hoàn trong các mao mạch nhỏ) đến phần lớn các mô và cơ quan; bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào do ôxi hóa các gốc tự do; và nó ngăn chặn nhiều tác động của tác nhân hoạt hóa tiểu huyết cầu (tụ tập tiểu huyết cầu, vón cục máu)[13] có liên quan tới sự phát triển của một loạt các rối loạn tim mạch, thận, hô hấp và hệ thần kinh trung ương. Bạch quả cũng có thể dùng để điều trị chứng tê liệt rời rạc.
Theo một số nghiên cứu, trong một vài trường hợp, bạch quả có thể cải thiện đáng kể sự tập trung ở các cá nhân mạnh khỏe[14][15]. Tác dụng gần như là ngay tức thì và đạt tới đỉnh điểm trong vòng 2,5 h sau khi dùng[16].
Tại Việt Nam, nhiều bài thuốc được nghiên cứu với mục đích giúp tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện tình trạng giảm trí nhớ, tập trung, đau đầu. Trong đó các sản phẩm như Ích Trí Minh, Hoàn ích Trí… là thành quả của y học cổ truyền với chiết xuất từ cao lá bạch quả. Một bài thuyết trình tại hội nghị năm 2004[17] đã tổng quát hóa kết quả các thử nghiệm khác nhau cho thấy bạch quả có triển vọng trong điều trị bệnh Alzheimer, mặc dù cần có thêm các nghiên cứu bổ sung. Bạch quả cũng thường được bổ sung trong một số loại đồ uống tăng lực, nhưng lượng bổ sung thông thường là quá thấp nên không có các tác dụng đáng kể nào, ngoại trừ có lẽ là thông qua tác dụng làm yên lòng do có liệt kê bạch quả trên tem mác. Tuy nhiên, một hộp 454 g (16 oz.) đồ uống tăng lực Rockstar chứa khoảng 300 mg Ginkgo biloba. Các chất bổ sung Ginkgo thông thường chỉ cần khoảng 40–200 mg trên ngày. Bạch quả có thể có tác động phụ không mong muốn, đặc biệt là ở các cá nhân với các rối loạn tuần hoàn máu và ở những người sử dụng các thuốc chống đông máu như aspirin và warfarin, mặc dù các nghiên cứu gần đây cho thấy bạch quả có ít hay không có tác động đối với tính chất chống đông hay dược động lực học của warfarin[18][19]. Bạch quả cũng không nên dùng cho những người đang dùng các chất ức chế monoamin oxidaza (MAOI) hay cho các phụ nữ đang mang thai mà không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Các hiệu ứng phụ của bạch quả có thể là: tăng rủi ro chảy máu, khó chịu đường ruột, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đánh trống ngực, bồn chồn.[20] Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào cần dừng ngay việc sử dụng bạch quả.  
VầnTên 
BBẠCH MAO CĂNTên khác:  Bạch mao căn là rễ cỏ tranh, còn gọi là Mao căn, Mao thảo căn là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh.  Tên thuốc: Rhizoma Imperarae. Tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv Họ khoa học: Họ Lúa (Gramineae)  
 Mô tả dược liệu-Tính vị-Quy KinhCây Cỏ tranh

(Mô tả, hình ảnh cây Cỏ tranh, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Không dùng thứ rễ nổi trên mặt đất, đào lấy rễ dưới đất, rửa sạch đất cát, bỏ hết lông con ở ngoài mà dùng.
Theo kinh nghiệm VN: Để nguyên rễ khô, rửa sạch, cắt ngắn 2-3cm, phơi khô dùng sống.
Kiêng kỵ: Bạch mao căn không dùng cho người Hư hỏa, mà không thực nhiệt kiêng dùng, phụ nữ có thai Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là rễ). Rễ hình trụ tròn nhỏ, hơi cong queo, sắc vàng ngà, chất nhẹ, mà dai. Thứ mập đốt dài khô không ẩm mốc, sạch bẹ, không lẫn tạp chất (rễ cỏ may) là tốt.Thứ gầy, đốt ngắn, mốc ẩm là xấu.
Bảo quản: Dễ hút ẩm, cần để nơi khô ráo, trước mùa mưa cần phơi sấy, phòng chống mọt mốc. Thành phần hóa học: Cylindrin, Arundoin, Fermenol, Potassium, Calcium, Glucose, Fructose, Oxalic acid. Tác dụng dược lý: Tác dụng làm đông máu nhanh:

Bột Mao căn làm rút ngắn thời gian hồi phục canxi của huyết tương thỏ thực nghiệm. Tác dụng lợi niệu: dùng thuốc sắc hoặc nước ngâm kiệt thụt dạ dày thỏ bình thường có tác dụng lợi niệu, nhiều nhất là sau 5 ngày đến 10 ngày. Tác dụng này có liên quan đến hệ thần kinh hoặc do thuốc có nhiều muối kali. Tác dụng ức chế vi khuẩn: thuốc sắc còn có tác dụng ức chế trực khuẩn lî Flexner và Sonnei, nhưng đối với trực khuẩn Shigella thì không có tác dụng. Ảnh hưởng của thuốc đối với cơ tim hấp thu lượng 86 Mao căn chiết xuất với nước và rượu hỗn hợp, với nồng độ 2:1 ; 0,2ml/10g chích ổ bụng làm cho lượng hấp thu Rb của cơ tim chuột nhắt thí nghiệm tăng lên 47,4%. Mao căn không có tác dụng giải nhiệt. Độc tính: Dùng nước sắc thuốc bơm nuôi thỏ nhà với liều 25g/kg, 36 giờ sau, hoạt động của thỏ bị ức chế, vận động chậm, hô hấp tăng nhanh nhưng hồi phục lại bình thường không lâu. Trường hợp chích tĩnh mạch với liều 10 – 15g/kg thì xuất hiện thở nhanh, vận động giảm 1 giờ sau hồi phục dần, nếu chích với liều 25g/kg, 6 giờ sau thỏ chết.
Vị thuốc Bạch mao căn
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị: Vị ngọt tính hàn.
Qui kinh: Vào kinh Tâm, Tỳ và Vị.  
 Công Dụng-Liều Dùng
Bạch mao căn tác dụng:
Thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện. Chủ trị: Giải nhiệt, phiền khát, tiểu tiện ít, chữa chứng lậu nhiệt, lậu mủ, đái ra máu, thổ ra máu, chảy máu mũi, suyễn gấp. – Xuất huyết do giãn mạch mạch quá mức bởi nhiệt: Dùng Bạch mao căn với Trắc bá diệp, Tiểu kế và Bồ hoàng. – Nước tiểu nóng, phù và vàng do thấp nhiệt: Dùng Bạch mao căn với Xa tiền tử và Kim tiền thảo.
Liều dùng: Ngày dùng từ 12-40g. Ứng dụng lâm sàng của Bạch mao căn Trị sốt xuất huyết: Dùng Mao căn 50 – 100g, Đơn sâm 20 – 30g, Lô căn 30 – 40g, Hoàng bá, Đơn bì đều 10 – 15g, Bội lan 15 – 30g, tùy chứng gia vị, đã trị 60 ca xuất huyết, mỗi ngày 1 – 3 thang sắc chia nhiều lần uống. Có kết hợp dùng sinh tố C 2 – 3g/ mỗi ngày, truyền dịch và cho thuốc tây cầm máu lúc chảy máu nhiều, chỉ có 2 ca tử vong còn hồi phục tốt so với tổ đơn thuần dùng thuốc tây tốt hơn và sự khác biệt có ý nghĩa thông kê ( Báo cáo của Hạ viễn Lục, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1986.6(4):212).
Trị chảy máu cam: Chi tử 18g, Mao căn tươi 120g (hoặc Mao căn khô 36g) sắc uống nóng sau ăn hoặc trước lúc ngủ, có kết quả đối với chảy máu cam thể phế vị thực nhiệt, tâm hỏa bốc, uống 1 – 3 thang có kết quả.
Trị viêm thận cấp: Bạch mao căn khô 250g, nước 500ml sắc nước chia 2 – 3 lần uống, trị viêm thận cấp trẻ em, có 11 ca, 9 ca khỏi, 2 ca tốt, trung bình mỗi bệnh nhân uống 42 thang, so với tổ đối chiếu tỷ lệ khỏi cao hơn 21% ( Báo cáo của Lưu Tuấn Quảng đông y học 1965, 3:28). Dùng thanh nhiệt giáng hỏa:
Trong các trường hợp nội nhiệt phiền khát, phế nhiệt khó thở, vị nhiệt nôn ói. Mao căn tươi 40g sắc uống, lúc thuốc ấm sau khi ăn. T
rị chứng phế nhiệt khó thở.
Mao cát thang: Mao căn 12g, Cát căn 12g, sắc nước uống trị chứng nấc cụt do nhiệt. Dùng lương huyết chỉ huyết: Trị chứng nhiệt thịnh gây nôn ra máu, chảy máu cam. Tam tiên ẩm: Tiên mao căn 40g, Tiên tiểu kế 20g, Tiên ngẫu tiết 40g, sắc uống trị chứng hư lao trong đờm có máu ( có thể dùng cho bệnh lao, giãn phế quản ho ra máu). Mao căn 40g, Đại kế căn 20g sắc uống trị tiểu ra máu.
Dùng lợi tiểu tiêu phù: Trong các trường hợp viêm cầu thận cấp, phù, nước tiểu ít, thấp nhiệt hoàng đản. Bạch mao căn tươi ( cạo sạch vỏ) 80 – 160g, Bạch anh tươi 80g, Thịt nạc heo 160g nấu ăn.
Trị viêm gan hoàng đản tiểu tiện ít.
Bạch mao căn tươi, Tây qua bì đều 40g, Ngọc mễ tu 12g, Xích tiểu đậu 16g, sắc uống . Trị viêm cầu thận cấp. Trà lợi tiểu: Râu ngô 40g, Xa tiền 25g, Rễ cỏ tranh 30g, Hoa cúc 5g, tất cả thái nhỏ trộn đều. Mỗi lần cân 50g pha thành 0,75lít, chia uống trong ngày vòa lúc khát. Dùng phòng ngừa ho gà: Bạch mao căn 20g, Cam thảo 8g, Bắc sa sâm 12g, sắc uống ngày 1 thang.  
VầnTên 
BBạch TruậtBạch truật là cây gì? Cây có tên gọi khác là: Truật, Truật Sơn Khê, Sơn Giới, Sơn Khương, Ư Tiền Truật, Triết Truật, Ngật Lực Già, Thiên Đao, Dã Ư Truật, Mã Kề, Dương Phu, Sơn Liên, Sinh Bạch Truật, Sao Bạch Truật… Bạch truật thuộc họ cúc (Leguminnosae), có tên khoa học là Atractylodes macrocephala koidz.  
 Mô tả dược liệu-Tính vị-Quy kinh
Cây sống lâu năm, mọc dưới đất, thân rễ to và phát triển. Thân thẳng, đơn độc hoặc chia nhánh ở phần trên, phần dưới thân hóa gỗ, chiều cao trung bình khoảng 30-80cm. Lá mọc cách, dai, gốc lá rộng, cuống lá phần dưới của thân dài, phần trên cuống ngắn, gốc của lá rộng. Phiến lá thường xẻ sâu ra 3 thùy, thùy giữa lớn, hình trứng tròn, hai thùy bên nhỏ hơn, có hình trứng mũi mác, méo có răng cưa. Hoa có màu đỏ tím, loại thảo dược này mọc rất nhiều hoa, nhụy dạng sợi chỉ dài ra bên ngoài. Tràng có hình ống, phần trên đỏ tím, phần dưới màu trắng, thường xẻ làm 5 thùy hình mũi mác và xoắn ra ngoài. Quả bạch truật thuôn, dẹt và có màu xám.    
  Phân bố Nguồn gốc của cây thuốc này chỉ có ở Trung Quốc, mọc chủ yếu ở huyện Thừa, Đông Dương, Hồ Tây, Hồ Bắc, Phúc Kiến, Tứ Xuyên…  Khoảng năm 1960 cây mới được trồng ở Việt Nam. Lúc đầu cây được trồng ở trại thuốc Sapa, sau đó đưa sang huyện Bắc Hà (Lào Cai) thì cây phát triển rất tốt. Cho đến nay dược liệu bạch truật được đưa về trồng nhiều hơn vùng ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Bộ phận được dùng làm thuốc, thu hái, sơ chế Bộ phận dùng làm thuốc:
Phần thân rễ của cây thuốc thường sử dụng để làm dược liệu. Nên chọn thân rễ có ruột màu trắng ngà, cứng chắc, có dầu thơm nhẹ thì sẽ có nhiều dầu tốt và đảm bảo chất lượng.
Thu hái: Giai đoạn thích hợp để thu hoạch tốt nhất vào khoảng cuối tháng 10 – đầu tháng 11. Thời điểm đó, lá phần ngọn cây cứng và dễ bẻ gãy, thân cây chuyển từ màu xanh qua màu vàng hoặc nâu. Chồi mới sẽ mọc lên, tiêu hao nhiều dinh dưỡng của củ khi bị thu hoạch quá nhiều. Lưu ý những ngày đất khô, nắng ráo thì việc thu hoạch sẽ dễ dàng hơn.

Cách 1: Rửa sạch, loại bỏ tạp chất. Ngâm với nước trong 4h, tiếp đó ủ kín khoảng 12h cho mềm. Cắt ra thành từng lát mỏng, sau đó phơi hoặc sấy khô.
Cách 2: (theo kỹ thuật Trung Quốc) Phơi khô: Phơi trong khoảng 15-20 ngày đến khi khô kiệt nước. Tuy nhiên với cách này khi gặp thời tiết ẩm thấp, mưa thì củ dễ bị thối mốc. Sấy khô: Củ sau khi thu hoạch về được đưa lên giàn sấy khô. Khoảng 3-5kg củ bạch truật tươi sau khi sấy còn khoảng 1kg dạng khô. Bảo quản: Bạch truật dễ bị mốc, thường phơi sấy và để nơi khô thoáng. Cây bạch truật có tác dụng gì? Đông y và y học hiện đại qua nhiều nghiên cứu đều cho rằng bạch truật mang lại nhiều công dụng. Tác dụng bạch truật theo đông y
Tính vị: Tính ấm, vị ngọt, mùi thơm nhẹ.
Quy kinh: Tỳ và Vị.    
 Công Dụng-Liều DùngCông dụng: Trị tỳ hư, táo bón, tiêu chảy, tiểu đường. Trị phù thũng. Lợi thủy. An thai. Chữa đau đầu, đầu váng, giúp ăn ngon ngủ yên. Trừ tâm hạ cấp hoặc mạn, giúp tiêu đàm thủy.
Trị Tỳ Vị khí hư, không muốn ăn uống, hay mệt, hoảng đản, thấp tý, chóng mặt, ra mồ hôi. Tác dụng theo y học hiện đại Các công trình nghiên cứu đã chứng minh trong bạch truật chứa nhiều thành phần hóa học như sau: Rễ của dược liệu có chứa 1,4% tinh dầu gồm có: Atractylola, atractylon, atractylenolid I, II, III; vitamin A và eudesmol. Ngoài ra còn có humulene, selian, acid palmitic, hinelsol, 10E atractylentriol, atractylone, b-selinene… và nhiều hoạt chất khác.
Với thành phần hóa học trên, bạch truật có tác dụng gì? Bảo vệ gan: Phòng ngừa sự giảm sút Glycogen ở gan, tăng bạch cầu và tăng sự tổng hợp protein. Chữa táo bón, tiêu chảy: Khi ruột ở trạng thái hưng phấn thì thuốc bạch truật có tác dụng ức chế và ngược lại.
Chính sự liên quan đến hệ thống thần kinh thực vật tác động lên ruột nên vị thuốc bạch truật này dùng để điều trị táo bón, tiêu chảy khá hiệu quả.
Lợi tiểu: Dược liệu có tác dụng ức chế các ống thận tái hấp thu nước và tăng bài tiết Natri, do vậy nó có tác dụng lợi tiểu rõ và kéo dài. Giúp hạ đường huyết: Chất glucozid kali atractylon được chiết từ bạch truật có tác dụng chọn lọc ban đầu gây tăng đường máu, tiếp đó gây hạ, sử dụng với liều lượng cao kéo dài có thể gây hạ đường máu đến mức co giật.
An thần: Với liều lượng nhỏ tinh dầu từ vị dược liệu có tác dụng an thần khá tốt. Tác dụng với hệ máu: Dược liệu có tác dụng chống đông máu và giãn mạch máu. Ức chế các vi khuẩn gây nên các bệnh ngoài da.
Hoạt động tiết dịch vị dạ dày: Giảm rõ lượng dịch vị tiết ra và không làm giảm độ acid tự do của dịch vị. Tác dụng kháng viêm: Ở giai đoạn cấp được thể hiện rõ qua những biến đổi mạch máu gây thoát huyết tương ra khoảng ngoài tế bào và tạo phù nề. Giai đoạn bán cấp thì phản ứng hình thành nên tổ chức hạt.
Bên cạnh đó rễ của bạch truật dược liệu có hoạt tính chống ung thư và chống siêu vi khuẩn. Đặc biệt dịch chiết nước của vị thuốc này có tác dụng chống viêm khớp rất rõ. Chống suy giảm chức năng gan:
Chất atractylon có trong thảo dược được cho là có tác dụng này.
Cải thiện chức năng hệ tiêu hóa: Bạch truật công dụng với hệ tiêu hóa như thế nào? Thảo dược này chứa nhiều polysacarit thúc đẩy điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn, kích thích sự biệt hóa tế bào thành ruột và sự phát triển của vi nhung mao.
Điều hòa hệ miễn dịch: Tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào, tăng sinh tế bào lympho ngoại biên, IgG huyết thanh, nồng độ IL-1, IL-2, tăng khả năng thực bào của hệ thống tế bào lưới.
Cải thiện bệnh Alzheimer và bảo vệ hoạt động hệ thần kinh: Theo các nhà khoa học, atractylenolide và polyacetylene có trong bạch truật có thể giảm hàm lượng acetylcholinesterase và bảo vệ thần kinh rất mạnh.
Ngoài ra nó còn ức chế quá trình apoptosis, cải thiện hoạt động tế bào và tăng tỷ lệ sống sót các tế bào bị nhiễm độc thần kinh.
Điều hòa hormone hệ sinh dục: Sự kết hợp giữa dược liệu này và điện châm giúp tăng nồng độ osteocalcin và nồng độ estradiol trong huyết thanh.
Ngoài ra chiết xuất từ bạch truật có khả năng ức chế sự co bóp, tăng cường dòng kali, calci trong tế bào cơ trơn của phụ nữ mang thai, giúp giảm co hiệu quả.
Tăng cường chuyển hóa năng lượng và hỗ trợ giảm cân: Cơ chế kích thích tế bào tăng hấp thụ glucose, giảm lượng acid béo tự do, tăng tốc độ trao đổi chất ở các mô mỡ mô cơ, giảm lipid gan và mức cholesterol toàn phần trong huyết thanh, giúp giảm đáng kể trọng lượng cơ thể.
Ngoài ra, thảo dược còn hỗ trợ chống loét các cơ quan đường tiêu hóa, chống loãng xương.
Dùng bạch truật xông mặt còn có tác dụng làm trẻ đẹp và chống lão hóa. Các bài thuốc từ cây bạch truật Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ cây bạch truật được sử dụng rộng rãi đem lại hiệu quả tích cực. Dưới đây là những bài thuốc hay mà bạn có thể tham khảo và sử dụng. Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày Người bị bệnh viêm dạ dày có thể sử dụng thang thuốc dưới đây. Nguyên liệu: 6g bạch truật, 6g toan táo nhân, 4,5g trần bì, 15g cam thảo, 4,5g hậu phác, 3g gừng. Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu đun cùng 600ml nước. Đun sôi để nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia làm 2 lần/ngày. Bài thuốc từ cây bạch truật giúp dễ tiêu hóa, khỏe dạ dày

Cây bạch truật có tác dụng tuyệt vời với hệ tiêu hoá
Cây bạch truật có tác dụng tuyệt vời với hệ tiêu hoá Để cải thiện hệ tiêu hoá, người bệnh có thể uống bài thuốc dưới đây hàng ngày. Nguyên liệu: 12g bạch truật, 6g chỉ thực. Cách làm: Sắc nước uống 1 thang/ngày.
Điều trị tiêu chảy, kiết lỵ Nguyên liệu: 6kg bạch truật.
Cách làm: Thái dược liệu thành lát mỏng, đổ ngập nước nấu lên. Sau đó rót ra khoảng nửa chén nước đặc, tiếp tục nấu phần còn lại thành dạng cao hỗn hợp gồm bạch truật ngâm mật ong cùng nửa chén nước dùng ăn hằng ngày bệnh sẽ thuyên giảm nhanh.
Điều trị chứng đầy trướng do tỳ hư, tỳ khí bất hòa Nguyên liệu: 80g bạch truật, 160g quất bì. Cách làm: Tán thành bột mịn hỗn hợp trên, sau đó quất bì, bạch truật ngâm rượu, làm thành viên nhỏ và uống trước mỗi bữa ăn.
Trị chứng lạnh toát ở phụ nữ mang thai, cẩm khẩu bất tỉnh Nguyên liệu: 40g bạch truật, 20g gừng sống, 40g trạch tả. Cách làm: Nguyên liệu rửa sạch sắc với nước, đun đến khi còn 1 chén dùng uống một lần. Trị tỳ vị hư tổn bằng cây bạch truật Nguyên liệu: 640g bạch truật, 160g nhân sâm. Cách làm: Ngâm nguyên liệu với nước trong một đêm. Sau đó đun lửa nhỏ thành cao. Hòa với mật ong khi uống, sử dụng lâu dài có hiệu quả.
Bài thuốc trị táo bón Nguyên liệu: 60g bạch truật, 3g thăng ma, 30g sinh địa. Cách làm: Sắc uống mỗi ngày 1 tháng. Sử dụng liên tục từ 1-4 tháng. Trị ngứa ngáy, sởi, phong thấp Nguyên liệu: Bạch truật. Cách làm: Tán nhỏ vị thảo dược, mỗi lần uống một ít cùng thìa nhỏ rượu, sử dụng 2 lần/ngày. Trị chứng bứt rứt, bồn chồn, khó chịu ở ngực Nguyên liệu: Bạch truật. Cách làm: Dược liệu được tán thành bột, sử dụng 1 lần 1 thìa nhỏ cà phê, bột bạch truật hòa với nước rồi uống. Điều trị chứng cứng miệng, bất tỉnh do trúng phong Nguyên liệu: 160g bạch truật, 1 ít rượu. Cách làm: Sắc bạch truật cùng với lượng rượu trên, uống hết cho đến khi ra mồ hôi sẽ đỡ. Bài thuốc giúp an thai Cách 1: Nguyên liệu: 10g bạch truật, 6g thược dược, 5g nhân sâm, 5g nhu mễ, 5g tục đoạn, 5g hoàng cầm, 8g đương quy, 4g xuyên khung, 4g chích thảo, 4g sa nhân, 10g thục địa, 15g hoàng kỳ. Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu sắc với nước uống mỗi ngày một thang. Cách 2: Nguyên liệu: 32g bạch truật, 64g đương quy, 64g hoàng cầm, 64g bạch thược, 64g xuyên khung. Cách làm: Các vị thuốc sau khi được sấy khô, tán thành bột, sử dụng mỗi ngày khoảng 10g cùng với rượu loãng. Điều trị đau răng lâu ngày Đau nhức răng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Dược liệu này là một bài thuốc chữa đau răng được ông cha ta sử dụng từ rất lâu đời. Sắc dược liệu với nước ngậm chữa đau răngSắc dược liệu với nước ngậm chữa đau răng Cách chữa đau răng rất đơn giản như sau: Chuẩn bị dược liệu với liều lượng vừa đủ. Cách làm: Sắc bạch truật với nước, dùng để ngậm, sử dụng đến khi hết đau thì ngưng. Chữa mồ hôi do khí hư Nguyên liệu: 12g dược liệu, 24g hẫu lệ, 12g phòng phong. Cách làm: Tán bột hoặc sắc hỗn hợp trên với nước để uống. Cách sử dụng bạch truật trị nám da, tàn nhang Nguyên liệu: 100g bạch truật, 250ml giấm táo mèo. Cách làm: Dược liệu đem ngâm giấm sau khi đã được sơ chế sạch. Ngâm trong 2 tuần đưa ra sử dụng. Qua nhiều thử nghiệm cho thấy hỗn hợp bạch truật ngâm giấm trị tàn nhang hiệu quả khi dùng vào mỗi tối trong 1 tháng.
Bài thuốc bạch truật làm trắng da Nguyên liệu: 500g bạch truật, 1kg nghệ đen, 2 lít rượu gạo 30 độ. Cách làm: Xay nhuyễn hỗn hợp trên cùng với 1 ít rượu, sau đó cho vào hũ thủy tinh ngâm với lượng rượu còn lại. Ngâm gần 3 tháng có thể sử dụng, thoa lên mặt vào buổi tối, sau 1 tháng sẽ thấy kết quả. Chữa các bệnh về gan Nguyên liệu bạch truật với liều lượng như sau: 30-60g (đối với xơ gan cổ trướng), 15-30g (đối với viêm gan mạn tính), 60-100g (đối với ung thư gan). Cách làm: Sắc với nước hoặc tán bột dùng để uống.
Bài thuốc chữa phù cho phụ nữ mang thai Nguyên liệu: 12g bạch truật, 12g đại phúc bì, 12g địa cốt bì, 12g ngũ gia bì, 20g phục linh, 12g sinh khương bì. Cách làm: Nguyên liệu được rửa sạch sắc với nước uống hằng ngày. Hỗ trợ điều trị chứng Meniere Nguyên liệu: 30g bạch truật, 30g trạch tả, 30g ý dĩ. Cách làm: Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 3 lần để uống. Kiên trì dùng để thấy cải thiện tình trạng ù tai, chóng mặt. Trị sản hậu bị nôn mửa Nguyên liệu: 48g bạch truật, 60g gừng, 1 ít rượu. Cách làm: Cho thêm nước đun sôi, để nguội chia làm 3 lần uống trong ngày. Chữa viêm loét dạ dày Nguyên liệu: 10g bạch truật, 8g cam thảo, 9g trần bì, 6g hắc táo nhân, 9g hậu phác. Cách làm: Nguyên liệu được rửa sạch loại bỏ tạp chất, đun sôi với nước, chia làm 3 lần uống trước mỗi bữa ăn để có hiệu quả. Điều trị đại tiện ra máu do sa trực tràng, trĩ Bài thuốc từ bạ
ch truật dược liệu và can địa hoàng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh trĩ, cách làm như sau: Nguyên liệu: 640g bạch truật, 320g can địa hoàng. Cách làm: Tán nhỏ dược liệu thành bột mịn, can địa hoàng được hấp lên và nghiền nát. Tiếp đó thêm ít rượu và trộn đều làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 15 viên.
Điều trị chứng chảy dãi nhiều ở trẻ em Nguyên liệu: 10g dược liệu Cách làm: Cắt nhỏ thảo dược, cho thêm ít nước chưng cho chín, có thể bỏ ít đường rồi cho trẻ uống. Điều trị đau vùng đùi lưng kéo dài Nguyên liệu: 30g bạch truật, 6g chích sơn giáp, 100ml rượu trắng 25 độ. Cách làm: Sắc với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút, đổ nước ra và cho nước vào lần 2 để sắc tiếp.
Trộn đều nước sắc và chia uống vào buổi sáng, tối. Dùng đúng liều đúng lượng cơn đau sẽ thuyên giảm rõ rệt.   Lưu ý khi sử dụng bạch truật
Cần lưu ý sử dụng bạch truật để đảm bảo đúng cách và an toàn Cần lưu ý sử dụng bạch truật để đảm bảo đúng cách và an toàn Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn có 1 trong những vấn đề sau: Phụ nữ có thai và cho con bú. Đang sử dụng loại thuốc khác cũng như các sản phẩm chức năng. Tiền sử dị ứng thuốc hoặc thức ăn. Đang có rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác. Người bị hen suyễn, ốm yếu gầy còm, bị mụn nhọt có mủ không nên sử dụng thảo dược này. Không dùng vị thuốc bắc bạch truật cùng với địa du, phòng phong vì tương tác cùng nhau sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn. Vị thuốc này dễ bị mốc nên kiểm tra thường xuyên và phơi sấy cẩn thận. Khi dùng bạch truật để điều trị nếu không thấy bệnh tiến triển nên thay đổi phương pháp điều trị, không nên dùng trong thời gian quá dài sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn.  
VầnTên 
BBẠCH PHỤ TỬTên khác: Tên thường dùng: Vị thuốc phụ tử còn gọi Hắc phụ, Cách tử (Bản Thảo Cương Mục), Tên khoa học: Aconitum fortunei Hemsl Họ khoa học: Họ Hoàng Liên (Ranunculaceae).  
 Mô tả dược liệu-tính vị-Quy kinhCây phụ tử ( Mô tả, hình ảnh cây phụ tử, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)  

Mô tả Cây phụ tử là một cây thuốc quý, dạng cỏ cao 0,6-1m, thân mọc thẳng đứng, có lông ngắn. Lá chia 3 thùy, đường kính 5-7mm, hình trứng ngược có răng cưa ở nửa trên. Hoa lớn màu xanh tím, mọc thành chùm dày, dài 6-15cm. Lá bắc nhỏ. Bao hoa gồm 5 bộ phận trong đó có 1 cái hình mũ, 2-5 tuyến mật. Quả có 5 đại mỏng như giấy, dài 23mâm, hạt có vảy ở trên mặt.
Phân bố Cây thường mọc hoang ở Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, vùng Tây Bắc Thu hái:
+ Vào tháng 8, trước khi hoa nở (Dược Liệu Việt Nam). + Khoảng Hạ chí (18 đến 28 tháng năm Âm lịch) Bộ phận dùng: Rễ củ. Củ cái gọi là Ô đầu, củ con đã chế gọi là Phụ tử. Mô tả dược liệu: *
+ Diêm Phụ Tử: Hình dùi tròn, dài khoảng 6,6cm, đường kính 3,3cm. Đầu củ rộng, chính giữa có vết mầm trở xuống, thân trên béo, đầy, chung quanh co sphân chi nổi lên như cái bướu, thường được gọi là ‘Đinh giác’. Bên ngoài mầu đen tro, bao trùm bột muối. Thể nặng, chỗ cắt ngang mầu nâu tro, có những đường gân lệch hoặc giữa ruột có khe hổng nhỏ, trong đó có muối. Không mùi, vị mặn mà tê, cay. Loại củ lớn, cứng, bên ngoài nổi bậc muối là tốt (Dược Tài Học).
+ Hắc Phụ Phiến: Những miếng cắt dọc không giống nhau, trên rộng, dưới hẹp, dài 2-4cm, rộng 1,6-2,6cm, dầy 0,5cm. Ngoài vỏ mầu nâu đen, trong ruột mầu vàng mờ, nửa trong suốt, dầu nhuận sáng bóng, thấy được đường gân chạy dọc. Chất cứng dòn, chỗ vỡ nát giống như chất sừng. Không mùi, vị nhạt. Lựa thứ đều, bên ngoài có dầu nhuận sáng là tốt (Dược Tài Học).
+ Bạch Phụ Phiến: giống Hắc Phụ Phiến nhưng toàn bộ đều mầu trắng vàng, nửa trong suốt, miếng mỏng hơn, dài 0,3cm. Không mùi, vị nhạt. Lựa thứ phiến đều, mầu trắng vàng, dầu nhuận, nửa trong suốt là tốt (Dược Tài Học). Bào chế:

+ Diêm Phụ Tử: Chọn lấy thứ rễ Phụ tử hơi to, rửa sạch, ngâm trong nước pha muối, hàng này lấy ra phơi dần cho đến khi thấy bên ngaòi Phụ tử có nhiều tinh thể muối và hóa cứng là được. Sau đó giần qua để bỏ bột muối đi là dùng được
. + Hắc Phụ Phiến: chọn thứ Phụ tử cỡ vừa, ngâm trong nước muối mặn vài ngày, lấy nước đó nấu sôi, vớt ra, rửa sạch, cắt thành phiến dầy. Lại ngâmvào nước muối nhạt và thêm thuốc nhuộm mầu vào làm cho Phụ tử có mầu trà đặc. Lấy nướcrửa cho đến khi nếm vào lưỡi không thấy tê cay nữa, lấy ra, đồ chín, sấy cho khô nửa chừng, lại phơi khô là được (Dược Tài Học).
+ Bạch Phụ Phiến: chọn loại Phụ tử nhỏ hơn, ngâm trong nước muối mặn vài ngày, lấy nước đó nấu cho đén khi thấu tạn ruột, vớt ra, bóc vỏ ngoài, cắt dọc thành phiến mỏng, rửa cho đến khi nếm lưỡi không thấy tê cay nữa là được. Lấy ra, đồ chín, phơi khô nửa chừng, xông Lưu huỳnh cho khô là được (Dược Tài Học).
+ Đạm Phụ Phiến: Lấy Diêm Phụ Phiến ngâm nước, mỗi ngày thay 2 – 3 lần cho hết muối. Cho vào nồi cùng Cam thảo, Đậu đen nấu với nước cho thấm, đến khi cắt ra, nếm mà lưỡi không thấy cay, tê thì thôi. Lấy ra, bỏ hết Cam thảo, Đậu đen, cạo bỏ vỏ, chẻ làm 2 miếng, cho vào nồi, thêm nước, nấuđộ 2 giờ, khi Phụ tử chín thì lấy ra, để cho ráo, lại ủ cho mềm rồi cắt miếng, phơi khô là được. Hoặc cứ 50kg Diêm Phụ Tử rửa sạch, ngâm nước 1 đêm, bỏ vỏ và cuống, cắt miếng, lại ngâm nước cho đến khi nếm không thấy cay, tê thì thôi. Lấy ra, dùng nước Gừng tẩm 1 – 3 ngày, vớt ra, đồ chín, lại sấy khô đến 7/10, cho vào nồi rang với lửa to cho bay hơi và nứt ra. Lấy ra, để nguội là đụwc. Hoặc trải lên tấm lưới sắt đặt trên lò than hồng, lật qua lại nướng cho phồng nứt ra, để nguội là được (Dược Tài Học). Thành phần hóa học: + Mesaconitine, Hypaconitine (Dược Học Học Báo 1965, 12 (7): 435). + Higenamine, Demethylcoclaurine, Coryneinechloride, Methyldopa hydrochloride (Nhật Bản Dược Học Hội 1978, (5): 163). + Isodephinine, Aconitine, Benzoylmesaconine, Neoline, Fuziline, 15a-Hydroxyneoline(Trương Địch Hoa, Trung Thảo Dược 1982, 13 (11): 481). + Salsolinol (Trần Địch Hoa, Dược Học Học Báo 1982, 17 (10): 792). + Karakoline, Beiwutine, 10-Hydroxymesaconitine (Vương Cát Chi, Dược Học Học Báo 1985, 20 (1): 71).
Tác dụng dược lý:
+ Nước sắc Phụ tử liều nhỏ làm tăng huyết áp ở động vật được gây mê với liều lượng lớn, lúc đầu làm hạ sau lại làm tăng, tăng lực co bóp cơ tim, tác dụng cường tim rõ, tăng lưu lượng máu của động mạch đùi và làm giảm lực cản của động mạch, làm tăng nhẹ lưu lượng máu của động mạch vành và lực cản. Thành phần cường tim của Phụ tử là phần hòa tan nước. Độc tính của phần hòa tan cồn rất cao so với phần hòa tan nước (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng viêm: Thuốc sắc Phụ tử cho súc vật gây viêm khớp uống hoặc chích màng bụng đều có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học). + Tác dụng nội tiết: Thuốc có tác dụng làm giảm lượng Vitmin C ở vỏ tuyến thượng thận chuột đồng. Một số thí nghiệm trên súc vật chứng tỏ nước thuốc làm tăng tiết vỏ tuyến thượng thận và tăng chuyển hóa đường, mỡ và Protein, nhưng trên 1 số thí nghiệm khác thì tác dụng này chưa rõ (Chinese Herbal Medicin).
+ Thuốc có tác dụng làm tăng miễn dịch cơ thể (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Aconite với liều 0,1 – 0,2mg/kg có tác dụng làm giảm phản xạ có điều kiện và không điều kiện, làm giảm nồngđộ Ammoniac ở não (Trung Dược Học). Vị thuốc phụ tử (Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị:  
+ Vị cay, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, rất nhiệt, rất độc (Bản Thảo Cương Mục).
+ Khí nhiệt, vị rất cay (Y Học Khải Nguyên).
+ Rất cay, rất nóng, hơi kèm ngọt, đắng mà rất độc (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vị cay, ngọt, tính rất nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh túc Quyết âm Can, túc Thiếu âm Thận, thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải). + Vào kinh Tâm, Thận, Tỳ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).  
 Công dụng-liều dùngTác dụng:
+ Tính tẩu mà bất thủ, thông hành các kinh (Y Học Khải Nguyên). + Thông hành 12 kinh (Dược Tính Thiết Dụng). + Ôn Thận, hồi dương, hành thủy, chỉ thống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Chủ Trị: + Trị các chứng vong dương, dương hư, hàn tý, âm thư (Trung Dược Học).
+ Trị vong dương, dương hư, thủy thủng, phong thấp đau nhức khớp xương (Đông Dược Học Thiết Yếu). Kiêng kỵ: + Sợ Ngô công, ghét Phòng phong, Hắc đậu, Cam thảo, Hoàng kỳ, Nhân sâm(Bản Thảo Kinh Tập Chú). + Tương phản với Phòng phong (Trân Châu Nang). + Uống Phụ tử để bổ hỏa tất làm cho thủy bị cạn (Thang Dịch Bản Thảo). + Úy Lục đậu, Ô cửu, Tê giác, Đồng sấu. Kỵ Xị trấp (Bản Thảo Cương Mục).
+ Người không phải là Thận dương bất túc mà hư hàn nặng: cấm dùng. Tất cả các chứng dương, chứng hỏa, chứng nhiệt, âm hư nội nhiệt, huyết dịch suy đều không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Âm hư dương thịnh, có thai: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ngộ độc: Khi bị ngộ độc Phụ tử, Ô đầu có dấu hiệu: chảy nước miếng, muốn nôn, nôn, miệng khô, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, chân tay và cơ thể có cảm giác tê, tim hồi hộp, thân nhiệt giảm, huyết áp tụt, mạch chậm, khó thở, chân tay co giật, bất tỉnh, tiêu tiểu không tự chủ: Kim ngân hoa 80g, Đậu xanh 80g, Cam thảo 20g, Sinh khương 20g. sắc, pha thêm đường uống để giải (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Liều dùng:3- 15g. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc phụ tử Trị nôn, tiêu chảy, ra mồ hôi, tay chân co rút, tay chân lạnh: Chích thảo 80g, Can khương 60g, Phụ tử 1 củ (dùng sống, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng). Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia ra uống ấm (Tứ Nghịch Thang – Thương Hàn Luận).
Trị âm độc thương hàn, mặt xanh, tay chân lạnh, bụng đau, cơ thể lạnh, các chứng lãnh khí: Phụ tử 3 trái (bào chế, bỏ vỏ, cuống). Tán bột. Mỗi lần uống 9g với ½ chén nước cốt Gừng, ½ chén rượu lạnh (Hồi Dương Tán – Tế Sinh Phương).
Trị lậu phong, ra mồ hôi không ngừng: Phụ tử 45g (chế, bỏ vỏ,, cuống), Thục tiêu (bỏ mắt, sao cho ra hơi nước) 15g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao cho ra hơi nước) 15g, Bạch truật 60g. băm nát như hột đậu, sắc với 5 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã, chia làm 4 lần uống ấm (Phụ tử Thang – Thánh Tế Tổng Lục)
. Trị quan cách, mạch Trầm, tay chân lạnh: Thục phụ tử (tẩm Đồng tiện), Nhân sâm đều 4g, Xạ hương 1 ít. Tán nhuyễn, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Ngô đồng, lấy Xạ hương bọc ngoài. Mỗi lần uống 7 viên với nước sắc Đăng tâm (Ký Tế Hoàn – Y Môn Pháp Luật).
Trị ngực đau, giữa ngực có hàn khí uất kết không tan, ngực có hòn khối: Phụ tử (bào, bỏ vỏ, cuống), Nga truật (nướng) đều 30g, Hồ tiêu, Chỉ thực (sao trấu) đều 15g. tán bột. Mỗi lần uống 9g với rượu nóng (Tứ Ôn Thang – Phổ Tế phương).
Trị răng đau do âm hư: Phụ tử (sống), nghiền nát, trộn với nước miếng, đắp vào giữa lòng bàn chân, rất công hiệu (Hoa Đà Thần Y Bí Truyền).
Trị hàn tà nhập lý, chân tay lạnh, run, bụng đa, thổ tả, không khát, thân nhiệt và huyết áp tụt, mạch Vi muốn tuyệt: Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Can khương 6g, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Trần bì đều 12g, Cam thảo 4g, Ngũ vị tử 6g, Bán hạ, Sinh khương đều 12g. sắc, thêm Xạ hương 0,1g, uống (Hồi Dương Cấp Cứu Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thận viêm mạn, dương khí không đủ, lưng mỏi, chân lạnh, phù thủng: Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Thục địa, Sơn dược đều 16g, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g. Tán bột, trộn mật làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g (Bát Vị Địa Hoàng Hoàn).
Trị hàn thấp thấm vào bên trong, khớp xương đau, cơ thể đau, lưng lạnh, chân tay mát, không khát: Thục phụ tử, Phục linh, Đảng sâm, Bạch truật, Thược dược đều 12g. Sắc uống (Phụ tử Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tham khảo: Phân biệt phụ tử + Phụ tử là loại thuốc hàng đầu gây trụy thai (Biệt Lục). + Vị Phụ tử chia làm 2 loại: đen và trắng.
Phụ tử mà người ta thường nói là Hắc Phụ tử, vị cay, tính nhiệt, có tác dụng khu hàn thấp ở hạ tiêu, thiên về đi xuống, vào thận.
Một vị khác là Bạch Phụ tử, vị cay, ngọt mà ôn, tính táo, đi lên, là thuốc thuộc dương tính trong chứng phong, thiên vễ dẫn sức thuốc đi lên mặt, chủ yếu trị chứng phong đờm, táo thấp đờm (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Sinh phụ tử tính vị rất mạnh, thiên về hồi dương. Thục phụ tử tính tương đối thuần, lành, thiên về tráng dương. Ô đầu chủ yếu dùng để trừ phong thấp, khai thông đờm bám lâu ngày. Trồng lâu năm dưới đất mà Ô đầu không mọc củ con thì gọi là Thiên hùng, chủ trị giống như Phụ tử nhưng sức mạnh hơn. Bạch phụ tử là 1 loại khác, trông giống như Phụ tử nhwng mầu trắng, chủ yếu dùng trừ đờm thuộc phong hàn, trị trúng phong mất tiếng, thiên về thượng tiêu, không giống như Ô đầu, Phụ tử có thể đạt đến hạ tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Phụ tử có chất kiềm, độc tính rất mạnh, khi cho vào thuốc, phải đun to lửa, sắc lâu đến hơn 4 giờ, đồng thời nên phối hợp với Can khương, Cam thảo, Mật ong để giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu)

Lưu ý khi dùng phụ tử
+ Liều dùng Phụ tử nhiều ít tùy thuộc vào các yếu tố: . Cơ địa mỗi người đáp ứng đối với thuốc khác nhau: theo y văn, có người dùng Phụ tử trên 100g không sao, có người dùng liều nhỏ đã có triwwụ chứng ngộ độc. Tốt nhất lúc bắt đầu nên dùng liều nhỏ trước.
. Tùy địa phương, tập quán: Theo báo cáo của trung Quốc, người dân Tứ Xuyên thường dùng Phụ tử nấu với thịt để ăn hàng ngày thì đối với dân xứ này có thể dùng liều cao (Trung Dược Học)
  Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc PHỤ TỬ ở đâu? PHỤ TỬ là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.  

6 Comments