Dịch

Y Dịch .

  1. Châm ngôn của Lương y xứ Việt:
    VÔ DỊCH BẤT THÀNH Y.
    Muốn thành Thầy Thuốc Đông Y giỏi, đủ sức  gánh vác bệnh tật của thiên hạ thì chắc chắn phải thông suốt Kinh Dịch!

( Tại  Mỹ, muốn trở thành một  thầy thuốc Đông Y giỏi  thì phải biết xem mạch, mà muốn học mạch , phải học đến học vị Tiến Sĩ Đông Y,  sau đó mới đủ trình độ để được theo chuyên ngành học chẩn mạch  để tìm ra bệnh mà không cần phải làm xét nghiệm , nếu không, đông y sỹ hay bác sĩ đông y không thể đọc rành mạch , chính xác bệnh  thông qua mạch của bệnh nhân được ).

Trên thực tế không có trường lớp nào dạy mạch, phần lớn là được giới thiệu bộ mạch của  Y Gia Vương Thúc Hòa,

 Y GIA: VƯƠNG THÚC HÒA

( Không rõ năm sinh, năm mất )

Họ Vương Thúc, tên Hi, người Sơn Dương, Cao Bình thời Ngụy, Tấn (nay là Sơn Đông, Vi Sơn, Trâu Huyện), là ngươi biên soạn sớm nhất quyển Mạch Kinh’, hiện còn của Trung Quốc. Ông xuất thân ở gia đình nghèo, cần mẫn ham học, tánh tình trầm tĩnh, thích đọc sách kinh, sử, nhất là sách y học. Nhờ vậy, ông thấu hiểu phép dưỡng sinh, nghiên cứu nhiều về chẩn đoán và xem mạch.

Năm 220, nhờ tinh thông y thuật ông được làm Thái y lệnh. Công nguyên năm 265,

Tư Mã Viêm lập nhà Tấn, ông lui về làng. Ông cống hiến cho nền y học Trung Quốc chủ yếu ở hai mặt: một mặt chỉnh lý tư liệu về mạch học của các đời trước đời Tây Tần, soạn ra quyển ‘Mạch kinh’, mặt khác, biên chép lại quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’ của Trương Trọng Cảnh để lại.

Vương Thúc Hòa tập trung toàn bộ các luận thuật về mạch học của các y gia như Biển Thước, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, v.v… và các sách ‘Nội Kinh’, ‘Nạn Kinh’, rồi kết  hợp với kinh nghiệm lâm sàng chỉnh lý thành một bộ ‘Mạch kinh’ 10 quyển. Đến đây, phương pháp và lý luận về mạch học đã được hệ thống hóa.

Như vậy bộ mạch do Tiên Sinh Vương Thúc Hòa đặt ra đã lấy căn cứ từ  mạch học của các y gia nổi tiếng, và từ 2 bộ sách Nạn Kinh, Nội Kinh. Ông đã kết hợp tất cả  cùng  với  kinh nghiệm lâm sàng  để phát triển ra  bộ mạch  mà các y sinh từ thế kỷ thứ 3 ( Năm 265 công nguyên) cho đến  thế kỷ 21 này  vẫn còn phải  học và dựa vào bộ mạch này để chẩn bệnh.

Như vậy bộ mạch của Ông Vương Thúc Hoà tồn tại 18 thế kỷ , hiện nay các Y Gia vẫn còn sử dụng.

Tôi biết rằng với phương vị trên bộ mạch Vương Thúc Hoà, thầy thuốc chỉ xem được 2 bộ mạch:

1_ Mạch Xích bên tả là Thận và Bàng Quang.

2_ Mạch Quan bên tả là Can và Đởm.

Còn lại 4 bộ mạch không xem được vì phương vị không đúng như mạch đã ghi.

Tại sao 4 bộ mạch trên không đúng phương vị?

Xuất phát điểm khác nhau.

1_ Học Kinh Dịch rồi mới học Y và học mạch.( Tư tưởng này có tại Việt Nam)

2_ Học Y rồi mới học mạch. ( Điều này đang sảy ra tại Mỹ) Không học Kinh Dịch.

3_ Học Y trong kinh điển và học luận của các Y Gia, sau đó bằng kinh nghiệm lâm sàng đưa ra Bộ Mạch ( Y Gia Vương Thúc Hoà). 

Hiện nay từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và các quốc gia tiếp thu học thuật Y học Trung Quốc đều sử dụng bộ Mạch của Y Gia Vương Thúc Hòa.

Y Dịch : Là nền tảng lý luận Y Học Đông Y dựa vào Bộ  Kinh Dịch.

Theo Kinh Dịch :

Khi Càn (Trời) và Khôn ( Đất) rất phối (hoàn toàn phối hợp ) thì sinh ra vạn vật, trong đó có con Người.Cho nên xuất hiện  học thuyết: Thiên Nhân Địa vạn vật đồng nhất thể ( Trời Người Đất là một thể).

Học thuyểt Tạng Phủ.

Học thuyểt Kinh Lạc.

[Chỉ có con Người mới hấp thụ được linh khí của Trời Đất nên mới thấu hiểu được Đạo, thông với Trời Đất; (Thông Thiên Văn, đạt Địa Lý)].

Kinh Dịch có hai hình đồ quan trọng là:

1_ Hình đồ Tiên Thiên Bát Quái, hình đồ này biều thị Càn (Trời) và Khôn ( Đất)  phân định vạn vật chưa sinh

2_ Hình đồ Hậu Thiên Bát Quái, hình đồ này biểu thị Càn Khôn rất phối (  phối hợp) vạn vật được sinh trong đó có con người.

Căn cứ vào hình đồ Hậu Thiên Bát Quái ngoại trừ quẻ Càn và quẻ Khôn còn lại 6 quẻ

gồm: Quẻ Ly (hành âm Hỏa ), quẻ Khảm ( dương Thủy ), quẻ Chấn ( hành dương Mộc ), quẻ Đoài ( hành âm Kim ), quẻ Tốn ( hành âm Mộc ), quẻ Cấn ( hành dương Thổ ). con người và vạn vật đều ở trong 6 quẻ này  (lục Căn), ( Lục Trần ).

Xét về sinh hóa khi Càn Khôn rất phối Vũ Trụ thành hình thì có nước (Thủy) đầu tiên ( dương Thủy ) sinh dương Mộc (Chấn) sinh âm Mộc (Tốn) sinh âm Hỏa (Ly) sinh dương Thổ ( Cấn ) sinh âm Kim ( Đoài ) và quay về sinh Thủy.

Càn và Khôn lúc này làm nhiệm vụ Thăng Giáng cho 6 quẻ sinh hóa cân bằng lẫn nhau.

Xét về chế hóa thì ta có 3 cặp đôi đối xứng, xung khắc, cân bằng lẫn nhau đó là cặp đôi:

1_ THỦY khắc, xung và cân bằng HỎA.

2_ ÂM KIM khắc, xung và cân bằng ÂM MỘC.

3_ DƯƠNG MỘC khắc, xung và cân bằng DƯƠNG THỔ.

SẮP XẾP theo theo Tiên Long y chỉ gồm:

Quẻ Khảm ( hành dương Thủy) là  Thận và Bàng Quang.

Quẻ Chấn ( hành dương Mộc) là Tâm và Tiểu Trường.

Quẻ Tốn ( hành âm Mộc ) là Can và Đởm.

Quẻ Ly ( hành âm Hỏa ) là Tâm Bào Lạc và Tam Tiêu.

Quẻ Cấn ( hành dương Thổ ) là TỲ và Vị.

Quẻ Đoài ( hành âm Kim ) là Phế và Đại Trường.

Với cặp biểu lý Tạng,  Phủ trên, ta có bộ mạch LỤC KHÍ và Y Tổ Đồng Thiện Minh đặt tên là TIÊN LONG MẠCH.

Tiên Long Mạch bao gồm có :

1_ Bộ Mạch Sinh có cặp biểu lý (Thận, Bàng Quang), ( Tâm, Tiểu Trường), (Can, Đởm), (Tâm Bào Lạc, Tam Tiêu), ( Tỳ, Vị), ( Phế, Đại Trường).

2_ Bộ Mạch Thành có cặp biểu lý ( Thận, Tiểu Trường), (Tâm, Đởm), ( Can, Tam Tiêu), ( Tỳ, Đại Trường), ( Phế, Bàng Quang).

3_ Bộ Mạch Sinh Thành hợp nhất

Ba bộ Mạch nêu trên được chứng minh trên nền tảng của Kinh Dịch,  Khi Dịch đi thuận thì Dương giáng. Khi Dịch đi nghịch thì Âm thăng. Càn đi về Tây Bắc, Khôn đi về Tây Nam, Thủy Hỏa đại diện cho Càn Khôn, có trong Hậu Thiên đồ hình.

Bộ mạch TIÊN LONG này đã, đang và sẽ làm thay đổi tận gốc rễ nền y học Đông Y.

Tóm lại sự khác biệt giữa bộ Mạch Vương Thúc Hòa và bộ Mạch Tiên Long là.

_ Bộ Mạch Tiên Long dựa trên cơ sơ luận của Kinh Dịch.

_ Bộ Mạch Vương Thúc Hòa dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, các Y Gia Biển Thước, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, và hai bộ sách Nạn Kinh, Nội Kinh.

Bộ mạch Vương Thúc Hoà dùng để chẩn mạch kê toa thuốc, không áp dụng cho Châm Cứu. ( vì vậy người học châm cứu không học mạch )

Bộ mạch Tiên Long áp dụng cho cả hai :

a_ Dùng cho chẩn mạch kê đơn, bóc thuốc và điều tri.

b_ Dùng cho chẩn mạch và châm cứu.

Bằng cách chẩn mạch Y Gia tìm ra gốc bệnh mà điều trị.

Điều đặc biệt khi Y Gia xem mạch :

a_ Phải đúng tư thế áp dụng cho ngồi và nằm ( được giảng dạy trong lớp).

b_ Phải khai ra gốc bệnh cho bệnh nhân và bệnh cơ ( diễn biến của bệnh từ lúc thụ bệnh đến hiện nay) thường khai bệnh Y Gia áp dụng bộ mạch sinh.

c_ Khi điều trị Y Gia áp dụng bộ mạch thành.

Y gia áp dụng đúng thủ thuật xem mạch, nắm rõ gốc bệnh, diễn biến của bệnh, Khi điều trị cho bệnh nhân đều có kết quả tức thời, và đẩy lui bệnh trong thời gian ngắn nhất.

Đặc biệt : Khi áp dụng bộ mạch Tiên Long, Y gia sẽ khai bệnh cho bệnh nhân, thời gian thụ bệnh, diễn biến của bệnh và biến chứng khi bệnh kéo dài chữa chạy không đúng hướng.

(Có người nói và giảng bài: Trời sinh Lục khí. Đất sinh Ngũ hành. điều này là tự đặt ra chứ trong kinh dịch chưa có một dòng chử nào viết như vậy.)

Ngày xưa thời Tiên sinh Dã Hạt viết về chương y sinh chữa bệnh dựa vào Lục Thần , Lục Thân, nhưng xét bệnh dựa vào Ngũ Hành,

Y học Lục Khí hiện nay được thành lập hoàn thiện và phát triển đến nay xét bệnh vào lục khí , lục vận. lục hào ( sinh, vượng, mộ, tuyệt) ,cả phong thủy của bệnh nhân, phong thủy của một quốc gia, và cuối cùng là xét chử thời.

Y gia bốc quẻ xem xét bệnh của một người ở xa không tới chuẩn bệnh trực tiếp được.

Bước 1 _ xét dụng thần là hào quan quỉ của quẻ đã bốc, có động hay tịnh, có đắc thời không, rơi vào lục khí nào, vào vận khí của lục thập hoa giáp,

a_ Hào quỉ động bệnh đang sảy ra, nếu biến tấn thần ( ví dụ : quỉ động là hào thân ( hành kim) biến dậu ) bệnh ngày càng nặng, nếu động hóa thoái thần , bệnh đang giảm dần, quỉ động hóa mộ hóa tuyệt bệnh tự khỏi, quỉ động hóa hồi đầu khắc, bệnh sắp khỏi, quỉ động hóa sinh xuất bệnh giảm dần ( ví dụ: Hào thân là quỉ (bệnh) động biến tý (thủy).

b_ Hào có lưỡng quỉ là bệnh mới và bệnh cũ , có ba trường hợp sảy ra:

Cả hai hào quỉ cùng động bệnh cũ cùng với bệnh mới đang phát động .

 Cả hai hào quỉ cùng tịnh bệnh đang ẩn tàng chưa phát ra. Nếu có nguyên thần vượng tới ngày giờ xuất hiện bệnh. Nếu không có nguyên thần hoặc có nhưng suy, bại, mộ, tuyệt, ngộ Triệt không, tuy có bệnh nhưng bệnh không phát.

Nếu có kỵ thần vượng, sinh, đắc thời khắc dụng thần, uống thuốc qua loa cũng khỏi.

 Một hào quỉ động và một hào quỉ tịnh , một bệnh mới phát động và một bệnh ẩn tàng.


Garden Grove, California. 2/24/19

Đông y sỹ  Trung Vo.

Một bài thuốc quí!

Đạt được hiệu quả chữa bệnh.

Dể kiếm. Có tại chổ.

Rẽ tiền.




Comments Off on Y Dịch .