Mạch

MẠCH.

Mạch là thực thể của Âm Dương, gợn sóng của Khí Huyết do Nguyên Khí cuả Tinh Thần và Tinh Hoa của ngủ Tạng và lục Phủ mà biến ra.

Không bệnh mạch tất chính.(Hòa hoãn)

Có bệnh Mạch tất Quai (lôn xộn).

Khí (Hỏa) và Huyết (Thủy) quân bình thời vô bệnh.

Khí Huyết mất quân bình thời bệnh.

Nắm rõ được lý lẻ của mạch tức THẤY ĐƯỢC SỰ BIẾN HÓA CỦA BỆNH.

Mạch gốc ở Vinh (âm huyết) và Vệ (dương khí) do đó bệnh gì cũng thấy ở Mạch, vì tất cả các bệnh đều do khí huyết Âm Dương mà ra.

Khảo sát Mạch:

Mạch được khảo sát chia ra hai phần chính như sau:

A_ Khảo sát mạch thuộc bệnh lý

Bệnh lý thuộc Thân và Tình chí cảm thụ mà có.( Ngoại tà và Thất tình).

TÁM  MẠCH  ĐẠI  CƯƠNG

1.  Mạch Phù : Nhận thấy ngay ở sơ án. Lấy tay khẽ để nhẹ lên da mà thấy ngay mạch thì gọi là Phù.
     Chủ về bệnh ngoài da (Biểu bệnh).

2.  Mạch Trầm : Nhận thấy mạch ở trung án hoặc trọng án. Lấy tay ấn mạnh xuống dưới làn da thịt mới thấy mạch.
     Đó gọi là mạch Trầm. Chủ về bệnh bên trong (Lý bệnh).

3.  Mạch Trì : Xem bộ Vị, có nghĩa là Hữu Quan. Đặt cả 3 ngón tay xem toàn bộ Thốn-Quan-Xích.
     Nghe xem trong mỗi  hơi thở của mình mà mạch chỉ đến 2 hay 3 lần. Chủ về bệnh Hàn (rét lạnh).

4.  Mạch Sác : Xem bộ Vị, có nghĩa là Hữu Quan. Đặt cả 3 ngón tay xem toàn bộ Thốn-Quan-Xích.
     Trong mỗi hơi thở mà thấy mạch chạy qua từ 5 đến 7 lần. Đó là mạch Sác, chủ về bệnh Nhiệt (nóng).

5.  Mạch Tế : Xem bộ Vị, có nghĩa là Hữu Quan. Đặt cả 3 ngón tay xem toàn bộ Thốn-Quan-Xích.
     Nhận thấy mạch nhỏ li ti như sợi tơ mà đi nhanh. Đó là mạch Tế, chủ về bệnh Hư.

6.  Mạch Đại : Xem bộ Vị, có nghĩa là Hữu Quan. Đặt cả 3 ngón tay xem toàn bộ Thốn-Quan-Xích.
     Nhận thấy mạch nổi cồn to dưới ngón tay. Gọi là mạch Đại, chủ về bệnh Thực.

7.  Mạch Đoản : Xem bộ Vị, có nghĩa là Hữu Quan. Đặt cả 3 ngón tay xem toàn bộ Thốn-Quan-Xích.
     Thấy mạch chạy qua tay ngắn ngủi, phía ngoài mạch chưa đến Thốn, phía trong mạch chưa đến Xích.
     Đó là mạch Đoản, chính là người vốn bẩm thụ kém, khí huyết suy nhược, thiếu thốn (Thiên Tiên Bất Túc).

8.  Mạch Trường : Xem bộ Vị, có nghĩa là Hữu Quan. Đặt cả 3 ngón tay xem toàn bộ Thốn-Quan-Xích.
     Nhận thấy mạch đi dài, phía ngoài lên quá Ngư Tế (Thốn Bộ), phía trong vào khỏi Xích Trạch, gọi là mạch Trường.
     Đó là người vốn bẩm thụ cường tráng hoặc là bệnh dương cường (Thiên Tiên Hữu Dư).

 Mạch Phù / Trầm : 
Mạch Trì / Sác :
Mạch Tế / Đại :
Mạch Đoản / Trường :
 
Để tay nặng nhẹ mà nhận biết mạch.
Cách mạch đến chậm hoặc nhanh.
Xem mạch đi nhỏ hoặc lớn.
Nhận mạch đi ngắn hoặc dài.
 
 Mạch Tế / Đoản :
Mạch Đại / Trường :
Mạch Sác Thực :
Mạch Sác Hư :
 
Mạch đi chìm trong thịt.
Mạch đi nổi ngay làn da.
Mạch đi mau và to lớn.
Mạch đi mau và nhỏ bé.
 

MẠCH  HỔ  KIẾN  /  MẠCH  TƯƠNG  KIÊM

Xem mạch ta nên cần phải ý thúc cho thật rõ ràng, lý trí cho phân minh để nhận thế nào là Biểu Lý Hàn Nhiệt.

*  Mạch Phù


*  Mạch Trầm


*  Mạch Biểu Lý Hàn Nhiệt


*  Mạch Biểu Lý Hàn Nhiệt Hư Thực


*  Phù Thực là cứng rắn gồm các mạch :
*  Phù Hư là mềm yếu gồm các mạch :

*  Nhiệt là lưu thông gồm các mạch :
*  Hàn là đọng trệ gồm các mạch :
Phù mà đi Trì
Phù mà đi Sác

Trầm mà đi Trì
Trầm mà đi Sác

BLHN mà đi Tế
BLHN mà đi Đại

BLHNHT mà đi Đoản
BLHNHT mà đi Trường

Thực – Khẩn – Huyền – Hoạt.
Hư – Sắc – Nhu – Hoãn.

Phù – Đại – Trường – Sác.
Trầm – Vi – Đoản – Trì.
Là Biểu Hàn.
Là Biểu Nhiệt.

Là Lý Hàn.
Là Lý Nhiệt.

Là Hư.
Là Thực.

Bẩm thụ suy nhược.
Bẩm thụ cường tráng.





 

Mạch Tương Tự : Xem thì hình như giống nhau, nhưng khi tinh tế sẽ nhận ra sự khác biệt :

§  Phù tương tự Khâu – Hư – Hồng
    Mạch Khâu thì bên trong rỗng nhưng có đốt như bị đứt ngẹn giống ống rau muống.
    Mạch Phù thì không có đốt, không bị đứt.
    Mạch Hư thì ấn nặng tay thấy không có lực, trong khi Phù chỉ để nhẹ đã nhận ra mạch.
    Mạch Hồng đi mạnh, dầy  và dồn dập, trong khi Phù thì đi nổi nhưng sức yếu mỏng.

§  Hoạt tương tự Động – Sác
    Mạch Động thì đi lông lốc, chẳng đầu chẳng đuôi, lay động một chỗ.
    Mạch Hoạt thì thong thả, trơn tru, chạy tuồn tuột như chuỗi hạt luồn qua ngón tay.
    Mạch Sác thì tới mau và nhiều lần, trong khi Hoạt thì thong thả và chậm rãi hơn.

§  Thực tương tự Cách
    Mạch Cách khi ấn tay xuống đã thấy căng thẳng như da trống, không rời chỗ.
    Mạch Thực thì vừa dài, vừa căng chắc, mạnh mẽ như có thực.

§  Huyền tương tự Khẩn
    Mạch Khẩn khi ta nói về tượng của mạch thì nó găng như kéo dây, như căng thẳng ở đầu dây.
    Mạch Huyền khi nói về sức của mạch thì nó cũng găng như dây cung đang căng thẳng.

§  Hồng tương tự Đại
    Mạch Đại thì rộng lớn, nhưng khi ấn xuống một tí thì thấy không còn lực mấy.
    Mạch Hồng khi ấn xuống vẫn còn thấy mạch đi cuồn cuộn như sóng nước dâng lên.

§  Vi tương tự Sắc
    Mạch Sắc thì vừa ngắn, vừa chậm, vừa nhỏ, nghe cờn cợt như dao cạo vào thanh tre.
    Mạch Vi thì đi nhỏ nhẹ, đi li ti như sợi tơ nhện hoặc như sợi lông nhỏ.

§  Trầm tương tự Phục
    Mạch Phục thì phải ấn đầu ngón tay xâu xuống xương mới nhận thấy.
    Mạch Trầm thì ấn nặng tay đã nhận ra. Trầm chìm vẫn còn nông hơn Phục.

§  Hoãn tương tự Trì
    Mạch Trì thì trong mỗi hơi thở ta thấy mạch đến được khoảng 3 lần.
    Mạch Hoãn thì trong mỗi hơi thở ta thấy mạch đến được khoảng 4 lần.

§  Trì tương tự Sắc
    Mạch Sắc thì đi lại có vẻ khó khăn, rít kịt. Mạch Trì thì đi chầm chậm không rít.

§  Nhược tương tự Nhu
    Mạch Nhu thì sức mềm nhẽo.
    Mạch Nhược thì khe khẽ động đậy, mường tượng khi thì yếu ớt, khi thì như không có mạch.
 

B_ Khảo sát mạch không thuộc bệnh lý.

a_ Xem mạch Thái Tố là đoạt được cái Thần trong mạch biết thấu lẽ sinh tử của con người, vượt lên hơn cả, biết kẻ sang người hèn, bậc Văn Nhân cẩm tú, bậc Dũng tướng uy danh thiên hạ, bậc Cao Tăng đắc đạo, bậc Mệnh Phụ Mẫu Nghi , kẻ Phá gia, hạng Dâm Phụ, kẻ Đốn mạc trên đội dưới đạp và Chú Cuội…..

b_ Mạch Đồng Thiện Minh.

Thầy Tổ Đồng Thiện Minh đã xếp 12 cung trên bộ mạch Tiên Long Mạch.

Cung Mệnh & Phụ Mẫu được xếp vào Bộ Quan bên mạch tay tả.

Cung Phúc & Điền Trạch được xếp vào Bộ Xích bên mạch tay hửu.

Cung Quan Lộc & Nô Bộc được xếp vào Bộ Xích bên mạch tay tả.

Cung Thiên Di & Tật Ách được xếp vào Bộ Quan bên mạch tay hửu.

Cung Tử Tôn & Tài Bạch được xếp vào Bộ Thốn bên mạch tay tả.

Cung Huynh Đệ & Phối Ngẫu ……………. BộThốn..………………….. hửu

Ta có thể hiểu rằng :

Xem mạch Thái Tố là xem Tượng trong mạch cụ thể Mạch Vân Hạc xung thiên là dạng mạch hửu lực , hòa hoãn, bền chắc, óng mạch như sợi chỉ. Đây là dạng mạch của bật văn nhân trí thức lỗi lạc và lưu danh hậu thế.

Mạch Ngư long Tại hải là dạng mạch hửu lực xung lực của mạch cuồn cuộn như sóng biển và mạch hồng hoạt hoãn óng mạch lớn hơn mạch của bật Văn Nhân. Dạng mạch này là của Võ tướng uy danh.

Xem mạch Đồng Thiện Minh là xem Cung trong Mạch .

ví dụ: Ta xem mạch báo cung Điền Trạch vô lực.Phúc Họa địa lý phong thủy nhà người được xem mạch được báo rõ là đang suy.