Châm Cứu Lục Khí.

Châm cứu lục khí & Châm cứu cổ y khác nhau như thế nào?

Châm cứu Cổ Điển còn được gọi là Nguyên Phái.

Châm cứu Lục khí còn được gọi là Thành Phái.

Nguyên Phái (cổ điển) Châm cứu xông vào trực diện với vấn đề, giải quyết ngay tại hiện trường bằng lực lượng nhỏ ( ít kim châm cứu ) có tính biệt kích và thiện chiến. Do đó Nguyên Phái châm ít kim và châm sâu đắc khí, vê kim, châm ngay thống điểm và các tương quan thuận nghịch trên đường kinh, đây là lối châm mà mỗi cây kim là một ngòi nổ có sức công phá mạnh mẽ và cũng dùng nguyên tắc đòn bẩy, khởi thế công từ vị trí xung chiếu để từ đó quyết định đánh bật lên hay dập xuống tùy theo thống điểm phù hay trầm.

Thành Phái(Lục Khí) dụng bộ mạch sinh để báo bệnh cho bệnh nhân.

Thành Phái (Lục Khí) dùng bộ mạch thành để trị bệnh. 

Thành Phái (Lục Khí) chủ trương châm cạn dưới da, không đòi hỏi vê kim đắc khí, dụng thăng giáng(Càn, Khôn)trước khi châm lục khí (Ngũ Du huyệt).

Tại sao Thành phái châm cạn dưới da?

Một huyệt vị đều có 3 tầng

Khi trị bệnh Thành Phái chủ trương giải quyết tổng thể do đó châm nhiều kim và có tác dụng như 1 thang thuốc.

Thành Phái (Lục Khí) tìm gốc bệnh nơi lục mạch,( chẩn mạch)

Trong bộ mạch Thốn, Quan, xích của tả và hửu.

Bộ mạch nào Phù nhất là gốc bệnh.( bệnh thực).

Bộ mạch nào Trầm nhất là gốc bệnh. ( bệnh hư ).

Căn cứ vào gốc bệnh sau khi đã chẩn mạch sẽ đưa ra cách châm lập lại quân bình Khí và Huyết.

Tóm lại: Nguyên Phái (cổ điển) châm trị bệnh theo thống điểm, châm ít kim, vê kim cho đắc khí (lan tỏa chung quanh vùng châm kim vào.), phép bổ tả theo chiều thuận hoặc nghịch của đường kinh.

Thành Phái châm cứu trị bệnh dựa trên bộ mạch Lục Khí ( Không cần bệnh nhân khai bệnh).

Giải quyết bệnh một cách tổng thể nên châm nhiều kim (sử dụng hết kho tàng lục khí), châm cạn dưới da,

Thành Phái)(Lục Khí) dụng Càn Khôn thăng giáng để bổ hoặc tả, dồn lực vào gốc bệnh giải quyết nhanh chỉ 1 lần châm là có kết quả rõ rệt.

Thành Phái (Lục Khí )dùng phép tính đưa Ngũ Du huyệt vào vòng Lục Thập Hoa Giáp để tìm ra huyệt Thời Châm, Nhật huyệt BẾ và huyệt KHAI của Nhật Thần và Thời Thần.

Lục thập hoa Giáp xếp Trên bộ Mạch Lục Khí.

1_ Giáp Tý được xếp vào bộ Thuỷ ( Dương Thủy ) ( Thận, Bàng Quang và Tiểu Trường .

2_ Giáp Tuất được xếp vào bộ Kim ( Dương Kim ) ( Phế , Đại Trường và Bàng Quang ).

3_ Giáp Thân được xếp vào bộ Thổ ( Dương Thổ ) ( Tỳ ,Vị và Đại Trường ).

4_ Giáp Ngọ được xếp vào bộ Hỏa ( Âm Hỏa ) ( Tâm Bào Lạc ,Tam Tiêu và Vị).

5_ Giáp Thìn được xếp vào bộ — Mộc (Âm Mộc ) ( Can , Đởm và Tam Tiêu).

6_ Giáp Dần được xếp vào bộ + Mộc ( dương Mộc) ( Tâm , Tiểu Trường và Đởm ) có một số Lương Y gọi đây là bộ Thử.

Khi biết Lục Thập Hoa Giáp xếp trên bộ mạch Lục Khí, Ta sẽ tìm được Lục vận, Lục khí chu kỳ BỆNH 10 năm, 1 Năm, 1 tháng, ngày và giờ.

Đây là cơ sở dự đoán bệnh sẽ sảy ra trong một chu kỳ.

Thiên Can & Địa Chi sinh ra Mệnh có nghĩa là Trời & Đất sinh ra Ta như vậy Ta bị chi phối bởi Trời & Đất.

Theo Cổ y dùng Ngũ Vận Lục khí để dự đoán bệnh thời khí, ôn dịch.

Đối với Thành phái (Lục khí ) dùng Lục Vận Lục khí để dự đoán từng loại bệnh theo từng Vận

Giúp cho việc phòng bệnh sắp sảy ra

Giúp cho sự chuẩn bị thuốc cho loai bệnh sắp tới sẽ sảy ra.

Ví dụ : Năm nay là năm Kỷ Hợi thuộc con nhà Giáp Ngọ là năm thứ 6 tính từ Năm Giáp Ngọ…..đến Năm Kỷ Hợi. Được xếp vào bộ Hỏa ( Tâm Bào Lạc ,Tam Tiêu và Vị. ) như vậy trong chu kỳ con nhà Giáp Ngọ các loại bệnh về Tâm Bào lạc ,Tam Tiêu và Vị sẽ tăng lên đứng đầu trong danh sách bệnh qua 6 năm chúng ta có thể kiểm chứng qua các nơi khám bệnh.

Chổ kiểm chứng rõ nhất là bệnh viện chuyên về Tim mạch, hoặc khoa Tim mạch trong các bệnh viện.

Tam Tiêu bị bệnh.

  • Theo kinh lạc học, Tim, Phổi ở khoang ngực thuộc “Thượng tiêu”; lá lách, dạ dày, gan, mật ở giữa ngực và rốn thuộc “Trung tiêu”; đại tràng, ruột non, thận, bàng quang ở phía dưới rốn thuộc “Hạ tiêu”. Thượng tiêu cung cấp dưỡng khí cho mọi bộ phận trong cơ thể thông qua khí huyết; Trung tiêu làm tiêu hoá thức ăn và hấp thu dưỡng chất; còn Hạ tiêu bài tiết chất thải. Tam tiêu như một “hệ thống màng” kiểm soát nội tiết tố của cơ thể. Nếu nội tiết mất cân bằng thì hoạt động của các cơ quan sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khoẻ suy yếu. Tam tiêu còn là hệ thống điều tiết nhiệt từ Thượng tiêu đến Trung tiêu và Hạ tiêu.
  • Cơ quan liên hệ: tai, mắt, đầu, tuyến nước bọt, amidan và hệ thống màng.
  • Khi rơi vào Chu kỳ , Các loại bệnh về Tam tiêu xuất hiện nhiều hơn, hấp thu, chuyển hoá, bài tiết bị rối loạn. Ở Thượng tiêu xuất hiện chứng Ách nghịch, Trung tiêu bị mãn trướng, Trung quản Hạ tiêu bị rối loạn bài tiết.

Ví dụ: Hôm nay ngày Bính Tý( 6/8/2019) thuộc con nhà Giáp Tuất thuộc bộ Kim ( Phế & Đại Trường ). tuy lúc này là mùa Hè Tiết Mang Chủng nóng nhưng Vận Khí bệnh thuộc Phế ( ho, khó thở, đờm suyển…), Đại Trường ( sình bụng đầy hơi, đại tiện rối loạn) cho bệnh nhân nào đã có bệnh tiềm ẩn của Tạng & Phủ trên sẽ xuất hiện trở lại.

Giá trị huyệt Lục Khí có sự khác biệt gì với giá trị huyệt Cổ Y.

1_ Huyệt được xác định vị Trí đều giống nhau giữa hai bên.

2_ Ngũ Hành của huyệt Cổ Y & Lục Khí khác nhau vì có thêm một hành Dương Mộc ( Thử)trong Lục Khí.

3_ Ngũ Hành trong Cổ Y đặt Tỉnh Huyệt của Kinh Dương tất cả là hành Kim

Tỉnh huyệt kinh Âm là hành Mộc Ngũ hành trong Lục Khí đặt Tỉnh huyệt của kinh dương theo phương vị ngũ hành của kinh mang hành đó, cụ thể kinh Thận & Bàng Quang ở trong phương vị hành Thủy nên Tỉnh Huyệt (huyệt Chí Âm ) của Kinh Bàng Quang mang hành Thủy, kế tiếp huyệt Vinh kinh Bàng Quang sẽ là hành + Mộc ( hành Thử ), Du huyệt là hành — Mộc, huyệt Nguyên mang hành Hỏa, huyệt Kinh mang hành Thổ, huyệt Hợp mang hành Kim, tiếp theo kinh Vị Tỉnh huyệt mang hanh Thổ, kinh Tam Tiêu mang hanh Hoả, kinh Đởm mang hanh âm Mộc, kinh Tiểu Trường mang hành dương Mộc. (Có một điều tồi tệ đã sảy ra là sách giáo khoa đào tạo nghành Đông Y trong nước bỏ huyệt NGUYÊN,điều này sẽ làm chệch hướng phát triển bộ môn châm cứu trong nước, vì rằng sẽ xếp sai ngũ hành toàn bộ cho hệ Ngũ du huyệt. Hệ Ngũ du huyệt là cột sống của châm cứu, vì hệ Ngũ du huyệt là hệ ĐIỀU KHÍ mạnh nhất trong cơ thể con người, Y Gia nào biết sử dụng hệ Ngũ du huyệt trong châm cứu thì đã giải quyết đến 70% bệnh trong cơ thể.

Còn lại 30% Châm Kỳ Kinh Bát Mạch.

Châm Hoa Đà Giáp Tích.

Châm Nhĩ, Nhãn, Tỷ, Thủ, Túc và Diện châm.

Phương pháp chọn lục hành của Kinh bị bệnh. Theo Lục Khí.

Ta sẽ tính theo phép lục hành .

Ví dụ: Huyệt Tỉnh kinh Bàng Quang ( Chí Âm) mang giá trị hành Thuỷ, huyệt Vinh kinh Đại Trường cũng mang giá trị hành thủy, huyệt Du kinh Vị cũng có giá trị hành Thuỷ , huyệt Nguyên kinh Tam tiêu, huyệt Kinh Đởm, huyệt Hợp kinh Tiểu Trường đều có giá trị là hành Thuỷ.

Khi một Kinh bị thụ bệnh không có nghĩa toàn bộ giá trị Kinh đó bị suy yếu hết.

Chỉ có Lục Hành chính trên kinh đó thụ bệnh trước.

Ví dụ: Bộ Thủy gồm có Kinh Thận & Kinh Bàng Quang, như vậy huyệt bị bệnh xâm nhập đầu tiên là Tỉnh huyệt, mang Hành Thủy.

Như vậy Y Gia sẽ châm vào huyệt Tỉnh của Kinh Bàng Quang ( Chí Âm ) và một huyệt Khôn ( mở cửa nhận )( các Kinh đều giao nhau qua những huyệt Càn & Khôn này.)

Tiếp theo Y Gia châm vào tất cả các huyệt Thủy của Kinh còn lại ( Tiểu Trường, Đởm, Tam Tiêu, Vị, Đại Trường ) và châm vào huyệt Càn ( mở cửa xuất đi ).

Ta sẽ thấy Kinh Bàng Quang cửa Thủy được nhận hành Thủy của các Kinh còn lại xuất đi tới địa chỉ hành Thủy của Kinh B.Q .

Khi Kinh bị thụ bệnh đã được trợ giúp từ các Kinh khác thì sẽ lập lại quân bình Âm Dương Ngũ hành, bệnh được đẩy lùi nhanh chóng sau một lần châm.

Tóm lại: bên nhận phải mở cửa đón nhận và bên cho phải mở cửa xuất đi cho địa chỉ bên nhận

Huyệt Thời Châm , Huyệt Bế, Huyệt Khai của châm Lục khí.

1_Huyệt Thời Châm.

Khi đã kết hợp được Ngũ du huyệt của 12 đường kinh với Lục Thập Hoa Giáp ta sẽ tìm được huyệt Thời Châm.

Ví dụ: Hôm nay ngày 12 tháng 6 năm 2019 nhầm ngày Canh Thìn tháng Canh Ngọ, Năm Kỷ Hợi.

Ta bắt đầu khảo sát huyệt thời châm cho ngày được gọi là Nhật Châm ( Thời Châm)

Ngày Canh Thìn thuộc con nhà Giáp Tuất .

Giáp Tuất được xếp vào Bộ Mạch Lục Khí là kinh Phế & kinh Đại Trường.

Ta khởi từ ngày Giáp Tuất là Tỉnh huyệt cuả kinh Đại Trường, Ất Hợi là Vinh huyệt, Bính Tý là Du huyệt, Đinh Sửu là Nguyên huyệt, Mậu Dần là Kinh huyệt, Kỷ Mão là Hợp huyệt, hôm nay ngày Canh Thìn là Kinh huyệt, Tân Tỵ là Nguyên huyệt, Nhâm Ngọ là Du huyệt, Quí Mùi là Vinh huyệt.

Như vậy ngày hôm nay là ngày Canh Thìn huyệt Thời Châm là huyệt Kinh ( Dương Khê) của kinh Đại Trường.

Giá trị của huyệt Thời Châm có thể nói đây là huyệt trực nhật nó vượt lên giá trị ban đầu vốn có, huyệt Thời Châm có giá trị cho bất kỳ loại bệnh xuất hiện trong ngày như đau Đầu, đau Lưng, đau Bụng , kể cả chứng Tâm thống.

Khi châm vào huyệt Thời Châm chỉ cần 1 huyệt đều có thể giúp đẩy lùi bệnh tật tức thời.

Tại sao huyệt Thời Châm được xếp bằng cách nào? Tôi xin không viết ra ở trang này, Tôi có dạy về Lục Khí học viên sẽ được học cụ thể về huyệt Thời Châm.

2_ Huyệt Khai.

Đây là huyệt Khai (mở )một khi Y Gia châm vào huyệt Bế (đóng), huyệt Khai có nhiệm vụ khai Thông cho huyệt Bế và cho cả đường kinh có huyệt Bế trên đó.

Phép tính huyệt Khai tôi xin không ghi ra tại đây.

3_ Huyệt Bế.

Huyệt Bế gồm có hai thể loại :

1_ Huyệt Bế được tính theo Thời thần ( giờ ).

2_ Huyệt Bế được tính theo Nhật thần ( ngày).

Khi ta châm phạm phải huyệt Bế ngay sau 2 giây đường kinh có huyệt Bế sẽ tắc trên mạch sẽ yếu dần và tắc hẳn và tiếp theo sẽ tắc đường kinh kế tiếp sau cùng các đường kinh đều bị tắc hết , thể hiện trên mạch là mạch tuyệt ( không có mạch ), quả Tim sẽ ngừng đập, Toàn thân xuất mồ hôi nhờn, thân nhiệt hạ , trên miệng nôn, dưới tháo, Tinh Dịch xuất ra, Đồng tử giãn, mắt mất thần, mọi giác quan cũng mất dần, hiện tượng Dương thăng Âm giáng ( sự chết bắt đầu).

Đối với châm cứu cổ điển cho đây là vượng châm.

Câu hỏi đặc ra tại sao lần châm ở ngày trước, hôm nay cũng châm đúng như hôm trước mà sảy ra vượng châm ?

xin thưa rằng 99% là châm vào huyệt Bế

Các Y Gia học châm Lục Khí phải thuộc huyệt Khai và Bế một cách nhuần nhuyễn, có phản xạ tức thời khi châm phạm phải huyệt Bế, Y Gia phải nghĩ và tìm ra huyệt khai mà châm, không để tới tình trạng chết lâm sàng sẽ không cứu được bệnh nhân.

Viết tại:

City G. G . CA. U.S.A. 92840 , date 9/ 18 /19.

Thành Phái ( Lục Khí ) có nhiều phương pháp châm khác nhau.

1_ Châm lưu kim trên ngũ du huyệt. Thường xuyên áp dụng cho mọi loại bệnh vì nó hiệu quả nhất, dễ châm Càn Khôn Thăng Giáng đều nằm trong hệ này.

2_ Tốc châm là châm trên ngũ du huyệt nhưng không lưu kim.Áp dung cho con Nít.

3_ Châm Cửu Cung là châm theo hình đồ Bát Quái.

4_ Châm theo Tứ Tượng châm: Cách châm này áp dụng châm trên Thực vật ( cây thân gỗ cho trái mau chín , nhiều trái và ngọt hơn.), trên Động vật ( Châm cho Cá ngủ để di chuyển xa, châm cho Gà đẽ trứng, Châm cho Heo dể sinh….)

5_ Châm Thích Huyết: dùng cho cấp cứu, trúng Phong, Đột quị (Trích huyết Huyệt Trung xung thuộc Kinh Tâm Bào Lạc).

6_ Châm theo Thái Cực Châm: Phá Kinh, Phá Huyệt, đi về Đạo

7_ Châm Thủ châm: kết hợp Thái Cực Châm& Tứ Tượng Châm. có giá trị như châm ngũ du huyệt.

8_ Châm Túc châm. kết hợp Tứ tượng châm chữa những bệnh về Chân.

9_ Châm Diện châm. Nơi dương khí tụ nhiều nhất dùng chữa rất nhiều bệnh và kết hợp nhiều Cách châm khác nhau.

10_Châm nhĩ châm. dùng để gây tê giảm đau và giải quyết một số bệnh rất mỹ mãn. Phối với Tứ Tượng châm.

10_ Châm Nhãn châm. dùng trị các bệnh về mắt phối với Thái cực châm.

11_ Châm Tỷ châm. dùng chữa bệnh về mũi, mất Khứu giác, viêm xoang, nghẹt Mũi. Phối với Tứ Tượng châm.

12_ Châm Càn Khôn:( Châm Thăng & Giáng ) dụng cho bệnh mới, nhẹ, Tà khí mới xâm vào dương phận của cơ thể.

13_ Dán cao vào huyệt. cần duy trì thời gian dài., thường dùng hệ Kỳ Kinh Bát Mạch.

14_ Dán vi kim vào huyệt: dùng huyệt thời châm

Comments Off on Châm cứu lục khí & Châm cứu cổ y khác nhau như thế nào?