Phép dưỡng sinh
Đề cương.
Những người biết dưỡng sinh thì sinh hoạt theo qui luật tự nhiên, ăn uống có điều độ, nghỉ ngơi có chừng mực, không lao lực quá độ, cho nên hình thể và tinh thần đều khỏe mạnh, có thể sống trọn tuổi trời cho. ( Trích Hoàng Đế nội kinh.)
1_Biết phòng tránh bệnh tật từ bên ngoài ( ngoại tà).
2_Giữ cho Tâm thanh tịnh .( Lục dục khoấy động sinh nội thương).
3_Làm cho Tinh Khí thông suốt, Thần giữ bên trong. ( luyện hình, luyện khí hàng ngày).
Người không biết dưỡng sinh coi rượu là thức uống, xem phóng túng là lẽ thường, uống rượu xong lại nhập phòng, túng dục quá độ, khiến tinh khí suy kiệt, chân khí hao tổn, Thần tán loạn, chỉ biết thoả mãn khoái lạc, ăn uống vô độ, lao lực quá độ, ham mê công danh, cho nên mới ngũ tuần đã già yếu.
4_Làm việc biết tiết chế vừa sức mình. (Thân ta là quí).
( Danh, lợi, tửu, sắc đắm chìm.)
Người biết đạo dưỡng sinh nắm rõ qui luật tự nhiên của Trời Đất, hiểu rõ sự biến hóa của ÂNgười không biết dưỡng sinh coi rượu là thức uống, xem phóng túng là lẽ thường, uống rượu xong lại nhập phòng, túng dục quá độ, khiến tinh khí suy kiệt, chân khí hao tổn, Thần tán loạn, chỉ biết thoả mãn khoái lạc, ăn uống vô độ, lao lực quá độ, ham mê công danh, cho nên mới ngũ tuần đã già yếu.m Dương, có thể BỎ CŨ nạp MỚI để điều hòa tinh khí, khiến cho thể hình và tinh khí đạt đến sự thông suốt hoàn hảo nên vậy họ sống thọ cùng với trời đất, người này được gọi là bậc CHÂN NHÂN.
Còn các bậc THÁNH NHÂN, HIỀN NHÂN biết đạo dưỡng sinh, sống hòa nhập với thế gian, tâm cũng không vướng bận bụi trần.
Còn các kẻ không biết đạo dưỡng sinh, sống an phận, để dòng đời cuốn đi, gọi là Tục Nhân.
Kẻ không biết đạo dưỡng, đua theo danh lợi, tửu, sắc là Cuồng Nhân.
Kẻ ngông cuồng coi thường lý, luật của Trời, Đất và Người, sống theo dục tính, lạm sát, coi thường sinh mệnh của người và của vật gọi là Ác Nhân.
Ba hạng người Tục, Cuồng, Ác thường bị đoản thọ và bất đắc kỳ tử.
Thuật Dưỡng sinh được tóm lại bằng 2 Câu thơ lục bát của Tổ y Tuệ Tĩnh ( Nguyễn Bá Tĩnh):
Bế Tinh, dưỡng Khí, tồn Thần
Thanh Tâm, dục quả, thủ chân, luyện hình.
BỎ CŨ NẠP MỚI.
BỎ CŨ : Trong phạm vi Dưỡng sinh bỏ cũ là được xem làm mới kho dự trữ đã cũ kỷ trong cơ thể của chúng ta.
BỎ CŨ là đốt cháy để loại bỏ những cặn bả còn tồn động trong cơ thể.
NẠP MỚI là kích thích đưa nguồn năng lượng mới vào hoạt đọng trong cơ thể.
Bỏ Cũ, Nạp Mới được thể hiện qua phương pháp tạo quân bình Âm Dương trong cơ thể bằng cách TỊCH CỐC ĐỂ PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN, và LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG.
Tịch cốc qui nguyên là làm cho Lục Phủ Ngũ Tạng tốt tươi lên, điều hòa Tinh, Khí, Thần đầy đủ và sung mãn.
Luyện tập Khí Công hàng ngày nhằm duy trì trạng thái quân bình Âm Dương cho cơ thể, làm cho Khí Huyết thông suốt, Nguyên Khí dồi dào, Vinh huyết, Vệ khí vững chắc thì làm sao tà khí xâm nhập vào cơ thể được.
TÓM LẠI:
Chỉ có một phương pháp Dưỡng Sinh thuận theo thiên nhiên hữu hiệu nhất là KHÔNG THỞ HƠI THỞ NGŨ CỐC và LUYỆN VẠN THẮNG CÔNG.
Chỉ có một thân thể khỏe mạnh, một tinh thần TINH KHIẾT mới khai phóng được sức mạnh VŨ TRỤ trong Ta.
Một Tinh Thần TINH KHIẾT : Đoạn được Lục Tặc , sáu thằng ăn trộm này vào nhà lấy ba cái rương báu là TINH, KHÍ, THẦN.
Lục Tặc là từ Lục Căn : Tâm, Ý , Nhãn, Nhĩ , TỶ, Thiệt hóa ra Trần Gian.
5 Comments
Phượng
Hay và ý nghĩa quá Chú ơi. Ngóng bài tiếp theo của Chú !
Trung Vo
Chú có viết rồi nha Cháu.
Cảm ơn Cháu!
Trung Vo
Chú đã viết rồi đó cháu.